Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Vùng lợi nhuận ở đâu? (Phần cuối)


Adrian J. Slywotzky & David J. Morrison, Tống Liên Anh dịch


* Vì sao những công ty tên tuổi như IBM, GM, Sears, Kodak, US Steel, United Airlines... dẫn đầu về thị phần nhưng lại không có lợi nhuận trong suốt thập niên 80-90?
* Vì sao Coca-Cola, Disney, Intel... lại liên tục tạo ra nguồn lợi nhuận ổn định dù không phải là những đơn vị dẫn đầu về thị phần?
* Vì sao Coca-Cola, Disney, Intel... lại là những đơn vị tiên phong so với các đối thủ cạnh tranh trong việc nhận biết những vùng lợi nhuận luôn thay đổi?
"Vùng lợi nhuận là cuốn sách hấp dẫn mà các nhà quản lý sẽ cầu nguyện để các đối thủ của mình đừng bao giờ đọc nó." Richard D'aveni, Trường quản trị kinh doanh Amos Tuck.
LỢI NHUẬN ĐƯỢC TẠO RA NHƯ THẾ NÀO?
Mười công ty kinh doanh có lời nhất mà bạn biết là những công ty nào? Tại sao họ lại có thể thu lợi nhuận cao như vậy? Những lí do có trùng nhau không?
Tất cả chúng ta đều biết rằng khả năng sinh lời là rất quan trọng. Những bản báo cáo lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận/giá cả (P/E) là những nhắc nhở hàng ngày về sự nổi bật của nó. Tuy nhiên, nhiều công ty không vận hành dựa trên sự hiểu biết thông thường về khả năng sinh lời hoạt động như thế nào trong công việc kinh doanh của họ.
Trong thế giới kinh doanh lấy sản phẩm làm trung tâm, lợi nhuận là kết quả của một thị phần lớn mạnh. Các công ty tập trung vào một mục tiêu duy nhất: bán nhiều, cho bất kỳ ai sẵn sàng bỏ tiền mua. Các công ty tạo ra doanh thu trên mỗi đơn vị được bán ra. Công ty giành lợi nhuận như thế nào từ doanh số đó là tất cả và là một điều tất yếu.. Ngày nay, lợi nhuận không được phát sinh đơn thuần từ những sản phẩm mà một công ty bán ra và lợi nhuận cũng không phải là điều hiển nhiên. Ngày nay, lợi nhuận là kết quả của một mô hình kinh doanh thông minh. Trong thực tế,  chiều kích nắm bắt giá trị của mô hình kinh doanh- chiều kích “tôi sẽ có lợi bằng cách nào? ” là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu không có những hiểu biết sâu sắc về việc thu được lợi nhuận như thế nào và hoạt động kinh doanh phải được thiết kế ra sao để nắm bắt được lợi nhuận đó thì bạn sẽ không thu được bất kỳ lợi nhuận nào.
Kết nối và thiết kế mô hình lợi nhuận hiện đang là một kĩ năng chiến lược quan trọng. Những mô hình lợi nhuận được miêu tả trong chương này chỉ ra rằng có nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề “lợi nhuận thu được qua mô hình”. Đừng tiến hành một hoạt động đầu tư quan trọng nào cho đến khi bạn hài lòng với chính mình rằng công ty đã nhận biết chính xác nó sẽ tạo ra lợi nhuận như thế nào và những hành động chiến thuật phù hợp là cần thiết để thực hiện việc đó.
Khả năng lợi nhuận là một hiện tượng rất phức tạp. Làm thế nào và tại sao mà lợi nhuận được sinh ra một cách khác nhau từ lĩnh vực này đến lĩnh vực khác hoặc từ công ty này đến công ty khác? Có ít nhất 22 mô hình lợi nhuận giúp chúng ta hiểu được cách thức mà các công ty thu được lợi nhuận trong các hoạt động kinh doanh khác nhau.
Trong một vài năm tới sẽ còn có thêm nhiều những mô hình mới có thể được khám phá. Và, trong những ngành kinh doanh cụ thể, sự ảnh hưởng tác động lẫn nhau của hai hay nhiều mô hình giải thích lợi nhuận đang thực sự diễn ra trong các ngành kinh doanh như thế nào.
Việc xem xét những mô hình kinh doanh khác nhau này cho thấy cơ chế khả năng sinh lợi có thể khác nhau như thế nào. Nó cũng thể hiện vai trò trung tâm của khách hàng - xét về khía cạnh phí tổn mua sắm, hành vi mua, độ nhạy cảm giá, quyền lực trong mặc cả và nhiều vấn đề khác nữa - trong cơ chế hoạt động của mỗi mô hình.
MÔ HÌNH KINH DOANH LẤY LỢI NHUẬN LÀM TRUNG TÂM
Ngày nay, một trong những câu hỏi hữu ích nhất mà bạn có thể hỏi tổ chức của mình là: Mô hình lợi nhuận của chúng ta là gì? Làm thế nào chúng ta có thể kiếm được tiền?
Trước đây, tư duy lấy lợi nhuận làm trung tâm không phải là phần trọng tâm trong quy trình chiến lược bởi vì nó chưa thực sự cần thiết. Những nguyên tắc kinh điển về chiến lược cho rằng “Bằng việc giành thị phần, bạn sẽ có được lợi nhuận”. Theo kinh nghiệm, đây chính là nguyên tắc chủ đạo cho hầu hết các ngành kinh doanh. Yếu tố trọng tâm - vấn đề chính trong chiến lược - không phải là lợi nhuận mà là thị phần. Điều đó dẫn đến kết quả là: bạn có thể tạo ra và giành lấy lợi thế cạnh tranh. Sau đó, lợi thế cạnh tranh sẽ giúp công ty giành lấy thị phần. Việc giành được thị phần sẽ khiến cho lợi nhuận của công ty tăng lên đáng kể.
Trong thập kỷ trước, những nguyên tắc kinh điển này của chiến lược đã bị phá vỡ. Mối quan hệ mật thiết giữa việc dẫn đầu về thị phần và khả năng đem lại siêu lợi nhuận đã bị sụp đổ. Bạn hãy xem lại một số ví dụ từ Chương 1: IBM, GM, Sears, Kodak, US Steel, United Airlines. Danh sách thực sự cũng khá dài. Những hãng đó có dẫn đầu về thị phần không? Có. Nhưng chúng có lợi nhuận không? Không.
Điều gì đã xảy ra? Tại sao những hãng dẫn đầu về thị phần lại thất bại trong việc giành lấy những lợi nhuận bền vững từ vị thế của họ? Quy luật đã thay đổi. Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và sự đổ bộ ồ ạt của nguồn vốn đầu tư mạo hiểm đã  phá vỡ những rào cản để gia nhập và giảm chi phí cần thiết trong nhiều ngành kinh doanh. Trong môi trường mới, thị phần khổng lồ với một mô hình kinh doanh sai lầm là một trở ngại chứ không phải là lợi thế. Trong thế giới mới lấy lợi nhuận làm trung tâm, thị phần lớn không phải là vấn đề. Vấn đề là bạn phải hiểu nơi mà bạn có thể tạo ra lợi nhuận trong ngành của mình. Trong vùng lợi nhuận tiềm năng đó, mô hình kinh doanh của bạn có thực sự đáp ứng được những gì khách hàng mong muốn và sẵn sàng chi trả? Mô hình kinh doanh của bạn có đạt hiệu quả về chi phí để mang lại lợi nhuận hay không?
Trong thời đại lấy sản phẩm làm trung tâm, câu hỏi quan trọng đặt ra là : “Làm thế nào tôi có thể giành được thị phần, tăng số lượng hàng bán và giành lấy hiệu quả kinh tế theo quy mô?” Tuy nhiên, trong thời đại mới với sự thay đổi nhanh chóng của giá trị thị trường từ cuối thập niên 80, câu hỏi đặt ra hoàn toàn khác:
  • Tôi sẽ được phép tạo ra lợi nhuận ở đâu trong nền công nghiệp này?
  • Tôi nên thiết kế mô hình kinh doanh của mình như thế nào để nó có thể tạo ra được  lợi nhuận?
Cuốn sách này sẽ miêu tả mười một mô hình lợi nhuận. Mỗi mô hình có những khuôn mẫu và chiến lược kinh doanh khác nhau mà bạn có thể sử dụng chúng để chuyển công ty của bạn vào vùng lợi nhuận. 
  1. Mô hình lợi nhuận phát triển khách hàng/ giải pháp khách hàng
Những công ty ứng dụng mô hình phát triển khách hàng đầu tư rất lớn vào việc tìm hiểu những tiêu chí kinh tế của khách hàng và tìm cách để khiến chúng trở nên triển vọng hơn. Trước tiên họ tiến tới vùng lợi nhuận bằng cách tìm hiểu làm thế nào khách hàng  mua và sử dụng những sản phẩm của họ, sau đó tìm cách - vượt xa việc bán sản phẩm một cách đơn thuần - để giúp các khách hàng trong những khía cạnh khó khăn, đắt đỏ hay mất thời gian trong quy trình của họ. Phương pháp mà qua đó khách hàng được phát triển sẽ chứng tỏ khả năng sinh lợi của các công ty.
Factset – nhà cung cấp những dịch vụ thông tin tài chính là một công ty ứng dụng mô hình phát triển khách hàng. Chiến lược của Factset là đầu tư vào khách hàng theo phương pháp trích phí mua trên những khoản góp đầu tiên. Factset đã trải qua giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ phát triển khách hàng một cách phi thường, vì vậy nó có thể hiểu được những vấn đề của khách hàng. Tiếp theo, nó biến đổi những sản phẩm của riêng nó phù hợp nhất có thể với tình hình tài chính của các khách hàng và sau đó đưa những sản phẩm của nó vào sâu trong cơ cấu hoạt động của khách hàng. Ban đầu, luồng tiền mặt bị âm nhưng chỉ trong vòng một vài tháng, nó biến đổi một cách đáng kể, từ âm thành dương. Chi phí để duy trì những mối quan hệ khách hàng thấp và tỷ lệ khách hàng tiếp tục là khá cao. Sự lựa chọn khách hàng và đầu tư của khách hàng theo phí ban đầu là những phương pháp để tạo nên những khách hàng liên tục - nhân tố quyết định lợi nhuận.
Một số hãng thành công khác trong việc ứng dụng những nguyên tắc của mô hình phát triển khách hàng bao gồm Nordstrom, the United States Auto Association (USAA), Intuit, Northwestern Life và Leo Burnett. Tất cả họ đều đã phát triển tính liên tục của khách hàng cao hơn đáng kể những đối thủ cạnh tranh khác và kết quả là mức độ lợi nhuận bền vững của họ cũng cao hơn.
Trong Chương 4 và 5, chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn về sự thành công của General Electric, Madden Communications, Cardboard Box Inc., và Sandoz Pharmaceuticals trong việc ứng dụng mô hình giải pháp khách hàng.
2. Mô hình lợi nhuận kim tự tháp sản phẩm
Không giống như mô hình phát triển khách hàng với những tiêu chí kinh tế của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, trong mô hình lợi nhuận kim tự tháp khách hàng, sự ưa thích của khách hàng về phong cách, màu sắc, giá cả … là những yếu tố hết sức quan trọng. Sự khác nhau về thu nhập và sở thích của khách hàng là cơ sở để xây dựng những kim tự tháp sản phẩm. Chúng tồn tại trong những thị trường hay thay đổi như sản xuất đồng hồ, bán hàng tự động và thẻ tín dụng. Ở đáy tháp là những sản phẩm giá rẻ với số lượng lớn. Trên đỉnh tháp là những sản phẩm giá cao với số lượng ít.
Lợi nhuận được tập trung ở đỉnh của kim tự tháp sản phẩm, nhưng chân đế của mỗi tháp lại đóng vai trò chiến lược quan trọng trong hệ thống. Những nhà thiết kế kinh doanh sắc sảo như Swatch hay Mattel, đã xây dựng nên một thương hiệu “tường lửa” ở đáy của kim tự tháp: Một thương hiệu vững mạnh, giá rẻ và tạo ra lợi nhuận nhưng không nhiều.  Mục đích của thương hiệu này là để ngăn chặn sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh và nhờ đó có thể bảo vệ mức lợi nhuận khổng lồ ở đỉnh tháp.
Ví dụ như Matter đã sản xuất một loại búp bê Barbie giá rẻ để (1) không còn khoảng không gian mở cho các đối thủ khác và (2) bảo vệ bộ sưu tập búp bê đặc biệt với giá $200 ở đỉnh kim tự tháp. Tương tự như vậy, Công ty sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ SMH đã phát triển một thương hiệu Swatch siêu rẻ, nhưng được thiết kế để có thể mang lại lợi nhuận. Điều này làm hạn chế khả năng của các đối thủ cạnh tranh để thiết lập nên vị trí cần thiết tấn công những thương hiệu giá cao trong hệ thống SMH (Blancpain, Omega, Longines, Rado) mà hầu hết lợi nhuận của công ty nằm ở đó. (Seiko gần đây đã thông báo rằng nó sẽ không đầu tư tập trung mạnh vào đồng hồ và sẽ tham gia những hệ thống kinh doanh mạng lưới để cạnh tranh với Cisco! Cạnh tranh với Cisco thì tốt hơn là cạnh tranh với SMH)
Khi không có một thương hiệu tường lửa , các đối thủ cạnh tranh sẽ có cơ hội để đột nhập vào đáy tháp và sau đó họ hướng tới đỉnh tháp, nơi mang lại lợi nhuận. Lịch sử của thị trường ô tô từ năm 1965 đến 1995 là một minh chứng. Đầu tiên những đối thủ Nhật Bản đã chiếm lĩnh đáy tháp với những chiếc xe ô tô được thiết kế mang lại lợi nhuận, thậm chí ở mức giá thấp. Sau đó họ tiến dần tới nơi mang lại lợi nhuận (Honda với Acura, Toyota với Lexus, và Nissan với Infiniti).
Bạn hãy nghĩ tới điều gì có thể xảy ra nếu Ford và GM quyết định xây dựng một thương hiệu “được thiết kế để có thể mang lại lợi nhuận” -, thương hiệu sub- Chevy cuối những năm 60. Sự tăng trưởng của Nhật Bản có thể đã chậm hơn rất nhiều và sự xâm nhập của nước này vào đỉnh kim tự tháp - những vị trí có lợi nhuận cao - có thể đã bị trì hoãn một thập kỷ hoặc lâu hơn thế nữa.
Chương 6 sẽ khám phá sự phát triển của mô hình lợi nhuận kim tự tháp sản phẩm tại SMH.
3. Mô hình lợi nhuận hệ thống đa thành phần
Trong một vài lĩnh vực kinh doanh thường có nhiều thành phần tạo nên hệ thống sản xuất và bán hàng; mỗi thành phần lại có những đặc tính lợi nhuận khác biệt cơ bản. Sự thất bại trong việc tối đa hóa sự tham gia trong những thành phần lợi nhuận cao nhất đã làm suy yếu khả năng sinh lợi của toàn bộ hệ thống. Mặt khác, việc tham gia đầy đủ trong những thành phần có khả năng sinh lợi kém hơn lại là điều cần thiết để giành lấy thị trường cho những thành phần mang lại lợi nhuận cao nhất. (Xem Minh họa 3.1)
Ví dụ, trong lĩnh vực đồ uống có chứa carbon, các thành phần lợi nhuận cao là cửa hàng tạp phẩm, nhà hàng và máy bán hàng tự động. Sự nhận thức giá cả như sau: tại các của hàng tạp hóa, 2 cents cho mỗi đơn vị, tại các nhà hàng, 4 cents cho mỗi đơn vị và tại các máy bán hàng tự động là 6 cents cho mỗi đơn vị. Vùng lợi nhuận chính là tại các nhà hàng và máy bán hàng tự động, nhưng để chiến thắng được những lĩnh vực đó, công ty cần một thương hiệu vững mạnh. Thương hiệu được phát triển và duy trì thông qua thị trường đại chúng, phân khúc các cửa hàng tạp hóa có lợi nhuận thấp. Mặc dù các cửa hàng tạp hóa mang lại lợi nhuận thấp nhưng nó lại là một bộ phận cần thiết để duy trì vị thế trong vùng lợi nhuận. Vừa đấu tranh để duy trì vị thế thương hiệu và cổ phần trong các cửa hàng lợi nhuận thấp, vừa cần tối đa hóa sự thâm nhập vào các máy bán hàng tự động để tối đa hóa khả năng sinh lợi, Coca-Cola đã học hỏi và ứng dụng điều này một cách xuất sắc.
Minh họa 3.1 Những hệ thống đa thành phần
Ngành
Thành phần cơ bản
Những thành phần lợi nhuận
Đồ uống nhẹ
Cửa hàng tạp hóa
Nhà hàng, máy bán hàng tự động
Máy tính cá nhân
PC box
Tùy chọn, hàng phụ kiện, tài chính.
Hàng tiêu dùng điện tử bán lẻ
VCR, TV, Stereo
Những thỏa thuận duy trì dịch vụ
Cà phê
Cửa hàng tạp hóa
Quán cà phê, quán giải khát
Ô tô
Tiêu thụ ô tô mới
Bảo hiểm, tài chính, các dịch vụ
Hàng chế tạo
Hàng hóa
Tài chính, dịch vụ
 Tương tự như vậy, trong lĩnh vực kinh doanh cà phê, các thành phần lợi nhuận bao gồm các cửa hàng tạp hóa, quán cà phê và những quán giải khát. Cửa hàng tạp hóa mang lại lợi nhuận thấp, những quán cà phê có khả năng mang lại lợi nhuận cao và các quán giải khát - thậm chí còn cao hơn. Proter & Gamble, Nestle’ và General Foods cạnh tranh nhau trong mảng cửa hàng tạp hóa và thậm chí là trấn áp nhau. Trong khi đó, Starbuck lại tập trung hoạt động trong những quán cà phê, ki-ốt và đã giành được mức lợi nhuận phi thường.
Trong một hệ thống đa thành phần, nếu không tập trung mạnh vào những thành phần lợi nhuận cao thì mô hình kinh doanh không có khả năng cạnh tranh và hơn nữa, khả năng tạo ra lợi nhuận sẽ thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng của chính nó.
Chương 7 sẽ tập trung chi tiết vào những bước mà Roberto Goizueta đã áp dụng cho Coca-Cola và thiết lập nên một mô hình đa thành phần với khả năng lợi nhuận cao.
4. Mô hình lợi nhuận Tổng đài
Một số thị trường được nhận biết bởi đặc trưng giao tiếp của nhiều người bán kết nối với nhiều người mua. Cả hai bên đều phải chịu chi phí giao dịch cao. Thông thường, ở những thị trường này sẽ có cơ hội để tạo ra một phương tiện trung gian có giá trị cao để tập trung những mối liên kết này thông qua một điểm, hoặc một kênh và tạo nên một “tổng đài”. Tổng đài sẽ giảm chi phí (cả chi phí tài chính và chi phí cá nhân) của cả người mua và người bán, thay bằng mức phí trả cho nhân viên trực tổng đài. Những ví dụ điển hình bao gồm OneSource của Schwab, sự kết hợp giữa các tạp chí chuyên ngành và triển lãm thương mại của Softbank và Auto-by- Tel.
Một khía cạnh nổi bật của mô hình lợi nhuận tổng đài là nó được xây dựng trên chính nó. Càng nhiều người mua và người bán tham gia thì hệ thống càng trở nên giá trị. Chi phí liên lạc và giao dịch tiếp tục giảm cho cả người mua và người bán. Nhân viên trực tổng đài điều khiển lưu lượng thông tin và thậm chí một mức lệ phí khiêm tốn nhất cho mỗi giao dịch cũng sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể khi số lượng giao dịch tăng lên.
Những mô hình lợi nhuận tổng đài được sử dụng bởi Charles Schwab và Company sẽ được thảo luận sâu hơn trong Chương 8.
5. Mô hình lợi nhuận thời gian
Trong kinh doanh, tốc độ luôn đóng vai trò quan trọng. Thông thường thì lợi thế của người tiên phong cho phép nhà cải cách tích lũy mức doanh thu vượt trội trước khi những kẻ bắt chước bắt đầu làm xói mòn lợi nhuận. Mô hình lợi nhuận thời gian được thiết kế để tận dụng lợi thế của hiện tượng này. Trong mô hình này, lợi nhuận bắt nguồn từ sự độc đáo duy nhất. Mức giá cao sẽ tồn tại cho đến khi xuất hiện sự bắt chước trên thị trường.
Thực chất mô hình này là giá cả cao và lợi nhuận dồi dào - ở đó tồn tại một vùng lợi nhuận- nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Sự cải cách không ngừng là cách duy nhất để duy trì vùng lợi nhuận. Khi giá trị dịch chuyển khỏi sự cải cách gần đây nhất của công ty thì công ty đó cần phải đưa ra sự cải cách tiếp theo để gia nhập lại vào vùng lợi nhuận.
Mô hình lợi nhuận này là trọng tâm trong thành công của Intel, điều đó giải thích tại sao mà toàn bộ mô hình kinh doanh của Intel được cơ cấu tập trung vào tốc độ. Tốc độ cao nghĩa là lợi nhuận cao. Tốc độ vừa phải có nghĩa là không có lợi nhuận, nhưng cũng không thua lỗ (hòa vốn). Và tốc độ thấp đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị lãng quên. Andrew Grove hiểu điều này rõ nhất và ông đã dẫn dắt Intel theo hướng đó. (Xem Chương 9).
6. Mô hình lợi nhuận Bom tấn
Nếu việc hiểu rõ mô hình lợi nhuận thời gian là cần thiết cho những công ty trong những ngành mà sự cách tân đổi mới được đánh giá cao thì mô hình lợi nhuận Bom tấn là thực sự quan trọng đối với những công ty dược phẩm, các nhà xuất bản, các xưởng phim, các công ty âm nhạc và các hãng phần mềm- những ngành tốn nhiều chi phí vào việc nghiên cứu, phát triển và tung sản phẩm mới ra thị trường, và có chu kỳ sản phẩm hạn chế .
Khi chi phí để phát triển một sản phẩm mới là cố định (và thường là ở mức độ cao) và những chi phí biên của việc sản xuất sau quá trình phát triển đó thấp thì cách tốt nhất để tối đa hóa lợi nhuận là nâng cao những cơ hội để sản xuất ra sản phẩm với số lượng lớn. Đối với những trường hợp này, tốt hơn là nên trở thành một đơn vị dẫn đầu trong một vài sản phẩm hơn là chịu những vị trí trung bình trong nhiều sản phẩm. Chi phí để phát triển mỗi sản phẩm là tương đương nhau, nhưng doanh lợi thu được từ những sản phẩm có quy mô đủ lớn thì lại lớn hơn rất nhiều. Ví dụ, nhân tố quan trọng nhất trong lợi nhuận của ngành dược phẩm là sở hữu được những sản phẩm bom tấn. Các sản phẩm có quy mô  - trong trường hợp này được đánh giá bởi tổng doanh số hàng bán của 5 sản phẩm hàng đầu trong dòng sản phẩm của hãng – sẽ quyết định lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ví dụ này minh họa một khía cạnh quan trọng khác của mô hình lợi nhuận: sự thay đổi về mô hình. Trong ngành dược phẩm, mô hình lợi nhuận những năm 70 là thị phần tương ứng đối với từng loại sản phẩm. Tại thời điểm đó, chi phí phát triển và đưa sản phẩm mới ra thị trường chỉ bằng 1/3 so với mức chi phí ngày nay. Do đó, quy mô sản phẩm tuyệt đối không quan trọng như bây giờ. Vấn đề quan trọng là khả năng dẫn đầu trong các loại hình sản phẩm mà công ty đang cạnh tranh.
Ngày nay, việc dẫn đầu trong các loại hình sản phẩm không còn mang nhiều ý nghĩa nữa. Chi phí trung bình để phát triển và đưa sản phẩm mới ra thị trường đã tăng lên tới 300 triệu đô la cho mỗi sản phẩm, và vòng đời trung bình của mỗi sản phẩm đã giảm xuống dưới mức 10 năm. Việc dẫn đầu trong các loại hình sản phẩm nhỏ lẻ sẽ không bù đắp được những khoản chi phí lớn cần thiết cho vấn đề đầu tư. Lợi nhuận và sức cạnh tranh sẽ xoay quanh quy mô sản phẩm. Những sản phẩm đứng thứ hai hay thứ ba với 1.6 tỷ đô la doanh số sẽ tạo ra nhiều nguồn lực để tái đầu tư hơn là những sản phẩm chỉ có doanh thu 200 triệu đô la dù chúng đang dẫn đầu thị trường của mình. Thị phần tương xứng trong một loại hình sản phẩm được thay thế bởi quy mô sản phẩm như một mô hình lợi nhuận chiếm ưu thế trong kinh doanh.
Ngoài ngành công nghiệp dược phẩm, mô hình lợi nhuận theo quy mô sản phẩm cũng có thể áp dụng rộng rãi cho bất cứ hoạt động nào, nơi các chi phí phát triển sản phẩm được coi là cao và doanh thu sản phẩm có mức biến đổi lớn. Những ngành công nghiệp  khác cũng bị ảnh hưởng bởi mô hình lợi nhuận theo quy mô sản xuất bao gồm ngành tập trung công nghệ như xuất bản sách, âm nhạc và phim ảnh. Một ví dụ điển hình của mô hình này là Disney (xem Chương 10) – một hãng không chỉ tạo ra lợi nhuận bom tấn mà còn sử dụng những bộ phim với doanh thu khổng lồ như nền tảng để tạo ra một hệ thống số nhân lợi nhuận.
7. Mô hình lợi nhuận số nhân
Mô hình lợi nhuận số nhân thu được những thành quả liên tục từ cùng một loại sản phẩm, nhân vật, nhãn hiệu thương mại, năng lực hay dịch vụ. Một ví dụ điển hình về mô hình lợi nhuận này là công ty Disney. Disney đã sử dụng biết bao nhiêu cách thức khác nhau để hoàn thiện cùng một nhân vật như nhau. Mickey, Minnie, Hercules và nhiều nhân vật khác đã xuất hiện trong những bộ phim, các cuốn băng videos, sách vở, quần áo, đồng hồ và những hộp ăn trưa, tại những công viên giải trí hay trong những cửa hàng đặc trưng. Cho dù Disney sử dụng bất kể dạng thức nào thì những nhân vật này đều mang lại lợi nhuận cho hãng. Không một ai trong công ty làm việc chăm chỉ hơn chính những nhân vật của họ.
Các mô hình số nhân lợi nhuận có thể là những bộ máy quyền lực cho những ngành kinh doanh có thương hiệu tiêu dùng vững mạnh. Một khi đã đầu tư (thường là những khoản đầu tư khổng lồ) để tạo nên một thương hiệu, đơn vị sáng tạo có thể cấp phép thương hiệu cho một số lượng lớn các sản phẩm. Tuy nhiên, mô hình này phải đủ sức hấp dẫn để chống lại những rủi ro của việc đưa thương hiệu tới những nơi nó không có quyền lực đối với khách hàng. Disney kiểm soát kỹ lưỡng những nơi mà hình ảnh Mickey được sử dụng và thận trọng không đặt hình ảnh đó vào những nơi có thể đe dọa giá trị của nhân vật. Thương hiệu là những tài sản giá trị nhưng cũng rất mỏng manh.
Chương 10 nhấn mạnh việc làm thế nào mà Disney lại tạo ra một mô hình lợi nhuận – mô hình cho tới tận ngày nay vẫn không ai có thể bắt chước một cách hiệu quả được.
8. Mô hình lợi nhuận đầu tư
Nhiều yếu tố xác định khả năng lợi nhuận là những yếu tố mang tính kinh tế. Một số yếu tố khác mang tính tổ chức. Trong quá trình thành công và phát triển, các tổ chức trở nên nghi thức hóa hơn, quan liêu hơn, thận trọng hơn, tách biệt khỏi khách hàng hơn và hành động chậm hơn. Sự sụt giảm hiệu quả kinh tế do mở rộng quy mô bắt đầu xuất hiện làm lu mờ đi những lợi thế giảm chí phí của quy mô. Tổng chi phí tăng lên trong khi việc đưa ra quyết định thì chậm trễ hơn. Sự phản hồi trực tiếp từ khách hàng giảm đi, bị tiế lộ ra ngoài và thường xuyên bị bỏ qua.
Hơn thế nữa, trong công ty bắt đầu xuất hiện nguyên tắc chi trả bừa bãi. Vì đã thành công và có lợi nhuận nên các công ty có khả năng chi trả cho nhiều thứ vốn không thực sự cần thiết trong quá trình đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Những chi phí không cần thiết tăng lên và cuối cùng nó sẽ phá hủy những lợi nhuận trong tương lai.
Hậu quả của những quá trình này là gì? Sự tiếp xúc với khách hàng giảm xuống và cơ cấu chi phí tăng lên. Công ty sẽ dễ dàng bị tấn công bởi các doanh nhân - những người luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng hoặc chủ động nhận sự phản hồi từ khách hàng cũng như những người duy trì sự tiết kiệm bởi họ không có khả năng để trả cho những chi phí không cần thiết. Hai nhân tố sóng đôi của mối liên hệ trực tiếp khách hàng và tính tiết kiệm tạo nên tiềm năng về lợi nhuận trong tương lai.
Hầu hết những công ty lớn đều không có được một mô hình kinh doanh cho phép khai thác đồng thời hai nhân tố sóng đôi đó trong môi trường doanh nghiệp, nhưng một vài công ty đã tìm ra được những cách thức để làm vậy. ABB đã tách thành 5000 trung tâm lợi nhuận có mối liên hệ trực tiếp với khách hàng và chịu trách nhiệm trực tiếp về lợi nhuận. Softbank cũng tự tách thành những trung tâm lợi nhuận khoảng 10 người để có thể liên hệ trực tiếp với khách hàng và hệ thống quản lý dòng tiền trong vòng 5 ngày.
Doanh nghiệp điển hình đã áp dụng mô hình lợi nhuận đầu tư này phải kể đến Thermo Electron – một hãng đã ngăn chặn trước sự phá hủy lợi nhuận do ảnh hưởng của quy mô bằng cách không ngừng tách mình thành các công ty con. Những nhà quản lý của những công ty con trực thuộc Thermo Electron luôn giữ mối liên hệ trực tiếp với khách hàng và có trách nhiệm tạo ra lợi nhuận cũng như trách nhiệm trực tiếp với các cổ đông.
Cấu trúc này cho phép tập trung vào cách thức tiếp cận sáng tạo không giống những cấu trúc khác. Nó tạo ra một nguồn lực đầy quyền uy mới: động lực phát triển. Những nhà quản lý các công ty con sở hữu cổ phần trong những công ty này. Nếu họ hoạt động kinh doanh  tốt, giá cổ phiếu sẽ tăng và họ sẽ giành được phần thưởng to lớn. Không giống như nhiều nhà quản lý bộ phận, họ không thể đổ lỗi cho công ty mẹ hoặc trụ sở chính hay chính sách công ty. Tại Thermo Electron, năng lượng tốn cho những lời phàn nàn đã chuyển hóa thành những đơn hàng tiếp theo với lợi nhuận tốt nhất có thể.
Các doanh nghiệp không thích cạnh tranh với Thermo Electron vì họ thích cạnh tranh với những công ty lớn hơn, chậm chạp hơn và cô lập hơn. Việc cạnh tranh với các nhân viên dễ dàng hơn là cạnh tranh với các ông chủ. Sức mạnh của mô hình lợi nhuận này được miêu tả chi tiết trong Chương 11.
9. Mô hình lợi nhuận chuyên môn hóa
Tất cả các doanh nghiệp đều khởi đầu từ sự thành thục với một việ gì đó. Họ bắt đầu bằng cách đề nghị sự tinh thông chuyên nghiệp của mình. Nhưng khi đã phát triển, họ thường có xu hướng rời xa khỏi chuyên môn của mình và “nhảy” sang các hoạt động khác hay lĩnh vực khác khiến họ trở nên tầm thường hơn. Trong những trường hợp này, doanh thu tăng nhưng khả năng lợi nhuận giảm xuống.
Mặt khác, sự tăng trưởng thông qua chuyên môn hóa theo trình tự có thể mang lại mức lợi nhuận phi thường. Ví dụ như Electronic Data Systems (EDS) đã phát triển thông qua sự chuyên môn hóa theo trình tự - nắm vững sự phức tạp và tính kinh tế của các giải pháp máy tính cho nhiều phân khúc dọc (chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm, sản xuất, ngân hàng). Tuy nhiên, hãng này tiến hành mọi việc theo trình tự chứ không thực hiện đồng thời cùng một lúc. Trong mỗi phân khúc thị trường dọc đó, EDS đều chứng tỏ khả năng chuyên môn tuyệt hảo mà không một đối thủ nào có thể sánh kịp và trở thành một đơn vị hàng đầu trong toàn bộ phân khúc này. Sau đó, hãng mới chuyển sang phân khúc khác.
Cho dù rất lớn mạnh nhưng EDS vẫn là một nhóm chuyên gia. Lợi nhuận của phương pháp này có thể rất cao. Năm 1994, EDS đã giành được 13% lợi nhuận bằng những dịch vụ kinh doanh máy tính của họ trong khi IBM, đối thủ chính của nó - chỉ hòa vốn.
Phép kỳ diệu trong mô hình kinh doanh toàn cầu của ABB cũng xuất phát từ sự chuyên môn hóa. Hệ thống của ABB cho phép mỗi hãng kỹ thuật trong mạng lưới của nó chuyên môn hóa với cường độ mạnh hơn, chứ không phải cố gắng để có thể mang lại mọi thứ cho tất cả khách hàng. Kết quả là lợi nhuận biên được nhân lên gấp bội (từ 2% lên 10% hoặc cao hơn thế nữa.)
10. Mô hình lợi nhuận xây dựng cơ sở dữ liệu người tiêu dùng
Một trong những cơ chế mang lợi nhuận mạnh nhất trong kinh doanh là mô hình lợi nhuận xây dựng cơ sở người tiêu dùng (Minh họa 3.2). Nhà cung cấp tạo ra một cơ sở rộng lớn người sử dụng - những người sau đó sẽ chọn thương hiệu của nhà cung cấp khi  mua bất kỳ mặt hàng hay sản phẩm đã được chào bán ra công chúng.
Mô hình kinh doanh này có thể rất có lãi nếu như doanh nghiệp có thể kiểm soát được thị trường sản phẩm bổ sung. Loại hình kiểm soát này sẽ hiệu quả nhất khi cơ sở dữ liệu người tiêu dùng đó cho phép sáng tạo ra một tiêu chuẩn. Trong quá trình lập ra tiêu chuẩn, công ty tạo ra một cách hiệu quả một cơ sở lớn nhất có thể bằng cách lôi kéo tất cả các khách hàng trong ngành sử dụng sản phẩm của mình. Trong những điều kiện này, công ty có thể quản lý thị trường sản phẩm mới xuất hiện bằng cách trở thành nhà cung cấp chính các sản phẩm và dịch vụ mới.
Đó chính là một yếu tố quan trọng trong suy nghĩ của Bill Gates ngay từ chính bước đi đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của ông. Chiến lược của Microssoft là giá rẻ, lập tiêu chuẩn, sản phẩm hiện diện khắp nơi, và sau đó là gặt hái lợi nhuận từ việc nâng cấp và chỉnh sửa các sản phẩm bán ra. Gates hành động với một sự hiểu biết chính xác về cách thức mà lợi nhuận sẽ diễn ra như thế nào trong kinh doanh (xem chương 13).
Minh họa 3.2: Mô hình Lợi nhuận xây dựng cơ sở
Cơ sở xây dựng
Thị trường theo sau
Dao cạo
Thang máy
Phần mềm
Hệ thống nước tẩy rửa
Máy copy cá nhân
Máy quay phim
Lưỡi dao cạo
Hợp đồng dịch vụ
Nâng cấp phần mềm
Hóa trị
Toner cartridge
Phim
 11. Mô hình lợi nhuận tiêu chuẩn thực tế
Mô hình lợi nhuận xây dựng cơ sở cung cấp một dòng lợi nhuận cao, được bảo hộ đều đăn hàng năm. Cơ sở được xây dựng trở thành một yếu tố thiết yếu của một mô hình mang lại lợi nhuận cao khác khi nó cho phép người sở hữu xây dựng một tiêu chuẩn thực tế. Sau đó tiêu chuẩn này sẽ định hướng khách hàng và các hành vi cạnh tranh trong toàn ngành.
Đặc điểm nổi bật nhất của việc kinh doanh tiêu chuẩn thực tế là tăng doanh thu theo quy mô. Trong loại hình kinh doanh này, một số lượng lớn người tham gia, từ những nhà sản xuất thiết bị nguyên gốc (OEM) cho đến những nhà phát triển ứng dụng cho người tiêu dùng, bị cuốn vào quỹ đạo đầy sức hút của người nắm giữ tiêu chuẩn. Càng nhiều người chơi tham gia vào hệ thống, hệ thống càng có nhiều giá trị hơn. Kết quả là, người nắm giữ tiêu chuẩn có thể thấy doanh thu của mình tăng lên cùng với giá trị của hệ thống.
Microsoft có thể chuyển vị thế xây dựng cơ sở của mình thành vị thế nắm giữ tiêu chuẩn thực tế vốn là một động cơ kinh tế rất mạnh. Oracle đã tạo ra một đường xoắn ốc đi lên tương tự quanh tiêu chuẩn thực tế của mình trong hệ dữ liệu có liên quan. Hệ thống SABRE của American Airline chính là tiêu chuẩn thực tế cho việc đặt chỗ trước trên máy bay, và kiếm được nguồn doanh thu quan trọng từ khách hàng Mỹ. Toàn bộ các ngành được xây dựng lại quanh các tiêu chuẩn thực tế, để lại đằng sau những đối thủ đã thua cuộc trong cuốc chiến xác định tiêu chuẩn (ví dụ như Apple và Sybase) và nhìn mức lợi nhuận của mình bị xói mòn dần qua thời gian. Sức mạnh của mô hình này được miêu tả chi tiết trong phân tích về công ty Microsoft tại Chương 13.
Những cách khác để kiếm lợi nhuận
Ngày nay có rất nhiều mô hình lợi nhuận được các công ty sử dụng. Chúng tôi tập trung nêu ra 11 mô hình này bởi vì chúng đã được sử dụng thành công bởi các nhà sáng tạo và sẽ được thảo luận trong các chương sau của cuốn sách. Nhiều mô hình lợi nhuận khác có thể định nghĩa cách một hãng tạo ra tiền: thị phần tương ứng, đường cong kinh nghiệm, quy mô giao dịch, sự dẫn đầu ở mức độ địa phương, việc sử dụng năng lực trong vòng tròn cung – cầu, kiểm soát cấu trúc các điểm quan trọng trong chuỗi giá trị, ….. Việc học hỏi toàn bộ các mô hình có thể là một bước đi quan trọng của bất kỳ nhóm quản lý nào trong khi cố gắng xác định định hướng chiến lược. Nó sẽ làm tăng mạnh tính hiệu quả trong quá trình tạo quyết định của ban quản lý. Minh họa 3.3 tóm tắt các mô hình và những người đi đầu trong việc thực hiện chúng. Đây là những nhà sáng tạo, những công ty trong vùng lợi nhuận. Để có những thảo luận sâu hơn về các mô hình  này, xin hãy xem phần phụ lục cho mỗi chương.
Minh họa 3.3: Các mô hình lợi nhuận và đơn vị thực hiện chúng
Mô hình lợi nhuận
Những người thực hiện
1. Giải pháp khách hàng
2. Kim tự tháp sản phẩm
3. Đa thành phần
4. Tổng đài
5. Thời gian
6.  Bom tấn
7. Số nhân
8. Đầu tư
9. Chuyên môn hóa
10. Xây dựng cơ sở
11. Tiêu chuẩn thực tế
12. Thương hiệu
13. Sản phẩm đặc biệt
14. Dẫn đầu ở mức độ địa phương
15. Quy mô giao dịch
16. Vị thế chuỗi giá trị
17. Vòng đời
18. Hậu mãi
19. Sản phẩm mới
20. Thị phần có liên quan
21. Đường cong kinh nghiệm
22. Thiết kế kinh doanh chi phí thấp
- GE, USAA, Nordstrom, ABB, Nalco, HP
- SMH (Swatch), Mattel
- Coca Cola, Mirage Resorts
- Schwab, USAA, Auto-by-Tel, CÂ
- Intel, Banker Trust, Sony
- Merck, Disney, NBC
- Disney, Virgin, Honda
- Thermo-Electron, ABB, 3M
- ABB, EDS, Wallace
- Microsoft, Otis Elavator, Gillette, GE
- Microsoft, Oracle
- Intel, Coca Cola, Nike
- Hercules,Merck, 3M, Great Lakes Chemical
- Starbuck’s, Wal-Mart
- Morgan Stanley, British Airways
- Intel, Blockbuster Video, Republic Industries
- Toyota, Dow Chemical
- GE, Softbank (Kingston)
- Compaq, Chrysler
- Procter & Gamble, Philip Morris
- Miliken, Emerson Electric
- Nucor, Southwest Air, Dell
Văn hóa tổ chức: Tâm lý học của việc tạo ra lợi nhuận
Ngay cả trong một ngành kinh doanh có lãi và khi mô hình kinh doanh được hiểu rõ, vẫn còn những sự khác biệt đáng kể trong thực hành, phụ thuộc vào quy tắc, kỳ vọng và văn hóa bên trong tổ chức.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, người đứng đầu của một tổ chức bán hàng lớn đã phàn nàn về việc thiếu tinh thần tiết kiêm vẫn được chấp nhận như một quy tắc trong công ty của bà.
Bà nói: “Chúng tôi không biết chắt chiu từng đồng đô la của mình. Chúng tôi nghỉ tại những khách sạn tốt nhất, các cuộc họp nhân viên bán hàng hàng năm diễn ra trong khu resort  xinh đẹp tại Florida, chúng tôi ăn những món ăn ngon và không mua vé máy bay trước đủ nhiều để giảm bớt chi phí. Chúng tôi đã có suy nghĩ rằng những vấn đề này không đáng để quan tâm.”
Một khi đã thành nếp, sẽ rất khó thay đổi những thói quen trong tổ chức này. Khi thay đổi, vùng lợi nhuận sẽ chứng tỏ tác hại của mình.
CEO của một quán cà phê nhỏ đã nhận ra điều đó cũng như các phương thức tiếp cận trong vấn đề chi phí đã phản ánh nỗi lo sợ đó của ông. Công ty của ông là một công ty mạnh, đạt doanh thu 50 triệu đô la, lợi nhuận trước thuế là 20% với mức tăng trưởng hàng năm là 25%.  Đó không phải là một công ty mạnh về đồng vốn để có thể cho phép mọi người vung tay quá trán.
Ông nói: “Chúng tôi tổ chức các cuộc họp cho nhân viên bán hàng ngay gần văn phòng, chúng tôi thuê một phòng tập thể dục của một trường cấp 3, và nhân viên của chúng tôi lưu trú tại khách sạn địa phương Quality Inn. Chúng tôi có đủ tiền để chi tiêu một cách hào phóng hơn, nhưng một khi bắt đầu bước chân trên con đường xa xỉ này, bạn sẽ có nguy cơ thất bại."
Vị CEO nói thêm: “Người đứng đầu bộ phận sản xuất của tôi quả là một thiên tài trong việc tập hợp các trang thiết bị. Anh ta luôn mua thiết bị cũ, không bao giờ mua đồ mới. Anh ta dành hàng giờ đồng hồ để xác định cái nào phù hợp với hoạt động của chúng tôi và có thể hoạt động hiệu quả hơn. Anh ta không thích phải trả tiền để mua thiết bị mới. Anh ta chưa bao giờ làm như thế.” 
Vùng lợi nhuận (The Profit Zone)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét