Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Lắng nghe và quyết đoán, bản lĩnh, phong cách, tài năng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt



Có những con người không chỉ nổi tiếng khi còn sống mà khi mất đi, để lại một khoảng trống lớn, khó bù đắp được, thì khi ấy dấu ấn càng sâu đậm hơn và càng trở nên nổi tiếng hơn, người đời thương tiếc hơn. Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt- ông Sáu Dân là một trong những người như thế. Dù là thế hệ sau, và không có dịp làm việc hay gặp gỡ tiếp xúc nhiều, nhưng tôi may mắn gặp ông trong một số hội thảo khoa học ở Nam Bộ. Tôi cũng đã đọc bài ông viết và nghe ông nói chuyện, đọc người ta viết và đánh giá về ông…

Võ Văn Kiệt dù khi là một trong những nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước, hay khi là ở một thành phố, hoặc là một cố văn, một người về hưu, vẫn luôn luôn nhất quán một bản lĩnh, một phong cách thể hiện tâm sâu, tầm cao xa của người cán bộ cách mạng trung kiên và nhân bản, nhân văn. Ông xứng đáng là học trò xuất sắc bậc nhất của Hồ Chí Minh. Ông là một nhân cách lớn, một trái tim lớn, nột trí tuệ không ngừng suy tư và cống hiến. Ở ông có sức cảm hoa lớn, một sức sống gần như vô tận, một sức mạnh sáng tạo từ cội nguồn nhân dân. Ở ông có cả phẩm chất bẩm sinh, có cả sự rèn luyện, từng trải, có cả sự qui tụ của trời đất, nhân tâm như một bí ẩn. Đã có bao nhiêu sự lý giải, nhưng sự bí ẩn ở ông vẫn còn đó. Làm rõ bí ẩn ấy cũng là làm rõ nội lực thần kỳ của ông trong nội lực của dân tộc.

Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu và trình bày ở 4 điểm chính sau đây:1) Tấm gương tự học và rèn luyện trong thực tiễn; 2) Bản lĩnh lắng nghe giới tri thức, lắng nghe dân, không mặc cảm, định kiến; 3) Năng lực quyết đoán, tự chịu trách nhiệm; 4) Biết nghe mạch nguồn cuốc sống và góp ý, phản biện với Đảng và nhà nước với tư duy độc lập. 5) Cuối cùng là một số đánh gjá chung về ông.

Võ Văn Kiệt trưởng thành qua quá trình tham gia cách mạng và kháng chiến. Dù trình độ học vấn xuất phát còn thấp nhưng ông đã tự học và trèn luyện trong “ngôi trường thực tiễn” đấu tranh cách mạng. Vấn đề then chốt của học vấn và trí tuệ vẫn là tự học, chủ động học, biết học, thích học, học mọi nơi mọi lúc, học ở mọi người, kể cả ở đối phương. Ông Võ Văn Kiệt quả là một người như thế. Từ đó ông đã có được một thông tuệ và kinh nghiệm sống, hoạt động và lãnh đạo khá phong phú, sấu sắc. Một trí tuệ tuy không phải chuyên sâu kiểu nhà khoa học mà là trí tuệ tổng hợp của một thủ lĩnh. Một bộ óc đủ lạnh nhưng nhanh nhạy, có trực cảm, trực giác trí tuệ, biết nắm lấy cái chủ yếu, và năng lực quyết đoán. Bộ óc trí tuệ đó dù là từ tư chất bẩm sinh nhưng cũng là sản phẩm học dân, học từ sự bồi đưỡng của Đảng thông qua tiếp cận lý luận, quan điểm, đường lối cách mạng, trong kháng chiến, kiến quốc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những kinh nghiệm thành công và chưa thanh công của quá trình vận dụng, thực hiện đường lối đó cùng với năng khiếu, sự nhạy cảm, khổ luyện của bản thân. từ đó ông còn sáng tạo thêm tri thức, trí tuệ cho mình, và chuyển hóa cho bạn bè, đồng đội, làm lan tỏa vào đại chúng. Cái gốc là ở tâm vì dân vì nước, ở bản lĩnh, trí dũng của một Chiến sĩ. Chính vì vậy, nó không những giúp ông thành công trên con đường sự nghiệp mà còn trở thành một nhà chính trị thật sự xuất sắc, một nhà tổ chức tài ba, một bậc trí thức cách mạng, truyền bá, phản biện, thức tỉnh cán bộ, quần chúng. Ông không chỉ là người cán bộ có tâm, có tầm và tài năng độc đáo của Đáng mà còn là của nhân dân, nói lên nguyện vọng thiết tha, ý chí bất khuất và trí tuệ sâu sắc của nhân dân.

Để hoàn thiện bản thân, và quan trọng hơn cũng là lãnh đạo cách mạng, ông đã khiêm tốn, cầu thị, chân thành, thật thà lắng nghe, kiến trì lắng nghe và biết giới tri thức, lắng nghe dân, không mặc cảm, định kiến. Không chỉ là lắng nghe, học hỏi người dưới quyền, gặp gỡ, lắng nghe các chuyên gia, trí thức, nhà khoa học, những lão nông tri điền, mà cò là thu hút những trí thức, chuyên gia, có không ít trong đó là từng hoạt động cho chế độ cũ[2] để lập ra Tổ Nghiên cứu đề xuất những quan niệm và giải pháp đổi mới trong những năm của cuối thời kỳ khủng hoảng mô hình kinh tế tập trung bao cấp sau ngày giải phóng miền Nam, khi ông được giao nhiệm vụ là Chủ tịch UBND TPHCM hay Bí thứ Thành ủy Thành phố lớn bậc nhất nước này; hoặc Ban nghiên cứu Tư vấn của Chính phủ sau này khi ông là Thủ tướng Chính phú. Đó vừa là phong cách của ành lãnh đạo hiện đại mà cũng rất Hồ Chí Minh, hay những ông vua hiền triết hành động trong.xã hội Việt xưa kết tinh lại.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải kể: Những năm từ 1976 đến 1981, TP.HCḾ phải đương đầu với vô vàn khó khăn, thách thức mới như lũ lụt miền Tây, công tác cải tạo nhiều sai sót, thiếu điện cho sản xuất và tiêu dùng, tiêu cực xã hội phát triển, số người thất nghiệp tăng, giới trí thức trốn ra nước ngoài tăng nhanh… Lúc đó, những khó khăn hiện diện khiến một bộ phận trí thức muốn ra đi khỏi đất nước. Nhưng hơn cả, bản lĩnh của cố Thủ tướng được thể hiện mạnh mẽ ởnhững quyết định, những hành động lớn, mà ông Hải gọi đó là những quyết định, hành động ‘xé rào”. Hai chỉ đạo hành động “xé rào” mà ông đã làm là trong hai lần quyết định mua lúa gạo cứu đói cho dân. Năm 1978, một lần họp với lãnh đạo các tỉnh Tây Nam bộ bàn về giá mua lúa. Theo chỉ đạo của Chính phủ, giá lúa mua không quá 8 đồng/kg, kể cả lúa giống. Nếu theo chỉ đạo này thì sẽ không mua được lúa để xuống giống cho kịp vụ đông xuân, hệ quả năm sau còn thiếu đói trầm trọng nữa. Khi đó, ông Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) đã nói với lãnh đạo các tỉnh Tây Nam bộ: “Một là để dân đói nhưng các đồng chí giữ nguyên chức vụ nếu theo đúng chỉ đạo, mua lúa giống không quá 8 đồng/kg. Hai là dân no, khắc phục được ngay hậu quả, kịp vụ nhưng các đồng chí mất chức. Các đồng chí chọn cách nào? Vậy là các đồng chí ấy chọn cách thứ hai”.Lúc đó, ông nói quan điểm: Không có chủ trương nào của Đảng, Nhà nước làm cho dân đói khổ, cán bộ lo cho dân no lại bị kỷ luật. Còn nếu cấp trên nghiêm, cứng, cứ yêu cầu phải kỷ luật để làm gương, thì thà chịu mất chức còn tốt hơn là ngồi đó để thấy dân mình đói khổ. Một lần khác, sau ngày thống nhất, Sài Gòn bị kéo vào guồng máy kinh tế tập trung. Đến mùa thu hoạch, đồng lúa miền Nam chín vàng, nhưng người dân thành phố lại ngấp nghé nạn đói. Nhà nước áp giá 5,2/kg trong khi thị trường là 1,5 đồng, vì thế người dân không chịu bán. Lúc đó, ông Kiệt trực tiếp chỉ đạo bà Ba Thi - Giám đốc công ty Lương thực thành phố mang tiền xuống các tỉnh ĐBSCL mua lúa với giá gấp 5 lần giá Nhà nước quy định. Chỉ đạo này khiến bà Ba Thi lo lắng. Ông cương quyết: “Chị cứ làm đi, nếu chị phải đi tù thì tôi đem cơm cho chị”. Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Tạ Ngọc Tấn cho rằng, nếu trong những năm 1978-1979, ông Võ Văn Kiệt được mệnh danh là“Chủ tịch gạo” vì đã giải quyết nhanh vấn đề giải quyết lương thực trầm trọng của thành phố thì những năm 1980-1981, ông được gọi là “Tướng xé rào” vì đã vượt qua lối tư duy mòn cũ, đi sâu tìm hiểu và đề ra những biện pháp sáng tạo để tháo gỡ khó khăn cho thành phố.Bí thư Lê Thanh Hải cũng khẳng định nhờ “những quyết định xé rào”, ông đã góp phần quan trọng trong việc hình thành đường lối đổi mới[3].

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng trải qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc và trên 30 năm xây dựng đất nước hòa bình. Ông được nhìn nhận là con người của những quyết sách lớn, dấu ấn được khắc ghi bằng những công trình thế kỷ: đường dây tải điện 500 kV bắc - nam, dự án thoát lũ ra biển tây, ngọt hóa ĐBSCL, đường Hồ Chí Minh, Nhà máy lọc dầu Dung Quất... Đề cập đến vấn đề sử dụng trí thức trong công cuộc đổi mới, ông Nguyễn Trọng Minh, ĐH Quốc gia TP.HCM, nhìn nhận cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người đưa ra những quyết định quan trọng dựa trên sự lắng nghe. Nhiều quyết sách của cố Thủ tướng được đưa ra vào những thời điểm “nhạy cảm”, có tính chất bản lề, quyết định sự phát triển tương lai của đất nước. Trong số đó, có lẽ ấn tượng nhất là quyết định tiến hành xây dựng đường dây tải điện 500 kV bắc - nam. Ông Minh dẫn chứng: “Ban đầu khi đưa ra bàn bạc, ý định trên gặp phải rất nhiều sự phản đối. Các ý kiến phản bác tỏ ra quan ngại về khía cạnh khoa học - kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế mà đường dây mang lại vì trên thế giới, nhiều nơi chỉ làm khoảng 500 km là cùng. Trong khi đó đường dây tải điện 500 kV bắc - nam dài hơn 1.500 km, đi qua địa bàn 14 tỉnh, thi công trong những điều kiện hết sức phức tạp đòi hỏi trình độ kỹ thuật rất cao. Đó là những trở ngại không nhỏ đối với việc xây dựng đường dây”.

Cũng theo ông Nguyễn Trọng Minh, đứng trước những vấn đề trên, nhà lãnh đạo đã đi khảo sát nhiều nơi, hỏi ý kiến nhiều người, trong đó có các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này như Giáo sư - viện sĩ Trần Đình Long, Hồ Sĩ Thoảng... Trao đổi và làm việc một cách tỉ mỉ, thẳng thắn trên tinh thần bình đẳng với họ để rồi đi đến quyết định thực hiện một công trình tưởng chừng như “không tưởng”. Trước các chuyên gia, Thủ tướng nói dứt khoát: “Các anh chịu trách nhiệm trước Chính phủ về yếu tố khoa học của đường dây, còn Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm phần còn lại”. Trước Quốc hội, ông tuyên bố: “Nếu không mang lại điện, tôi sẽ xin từ chức”.

Phát huy dân chủ. Theo PGS-TS Phạm Ngọc Anh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia TP.HCM, cố Thủ tướng từng cho rằng: “Thi hành một hệ thống chính sách xã hội hướng tới con người là một biện pháp hết sức quan trọng để phát huy các nguồn lực vốn có của họ”, bởi vì ông cũng đã từng chỉ rõ: “Đạo nghĩa là chính sách của Chính phủ đối với dân chúng - chính sách này phải hợp với quyền lợi của dân chúng. Đối với dân, Chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết như cải thiện đời sống của dân, cứu tế thất nghiệp, phát triển kinh tế, văn hóa... Có như thế, dân mới đoàn kết chung quanh Chính phủ”.

Theo TS Phạm Văn Bính, điều mà cố Thủ tướng luôn suy nghĩ trăn trở cho đến lúc qua đời là nguy cơ Việt Nam tụt hậu càng xa và nghèo nàn dai dẳng. Để khắc phục điều này, cố Thủ tướng cho rằng: “Đất nước Việt Nam, giang sơn Việt Nam cùng mọi thành quả của nền văn hóa Việt Nam không phải của riêng ai, của một giai cấp hay đảng phái nào, mà là tài sản chung của mọi người Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam...”. Nghĩa là phải phát huy dân chủ cao độ, thực hành dân chủ thực sự, hòa hợp dân tộc rộng rãi, mọi người Việt Nam không chỉ là chủ đất nước mà phải làm chủ thực sự, phải được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra và được thụ hưởng thành quả dân chủ. Được chứ không phải là cho[4].

Đúng, trí tuệ người lãnh đạo Võ Văn Kiệt là trí tuệ biết nghe các những ý kiến khác nhau, trái chiều, nghịch nhỉ, chứ không chỉ tìm những người hợp ý mình. Đó mới là của tập thể thật sự. Ông đã biết thu hút, tổng hợp, chọn lọc, và kiến khác nhau từ đó mà đưa ra quyết định sáng suốt nhất. Trường hợp ông lắng nghe ý chuyên gia (có cả ý kiến khác mình, thậm chí phản đối) về xây dựng tải điện xuyên Việt 500 kilovon và đưa ra quyết sách xây dựng đường dây độc đáo, chưa có tiền lệ này với sự quyết đoán sắc sảo, một ý chí không chùn bước, biết tự chịu trách nhiệm khi biết tính toán lợi/ hại của nó một tầm nhìn xa rộng. Hoặc việc ông sớm nhìn ra và đề xuất nước ta cần sớm hội nhập với ASEAN, hội nhập quốc tế, sớm bình thường hóa quan hệ Việt- Mỹ cũng là một trong những dẫn chứng về tầm nhìn xa, về sự nhạy bén chính trị, như vậy. Chính vì vậy, ông đươc giới trí thức rất kính phục. trong lịch sử hiện đại, những ngưới đứng lãnh đạo và đầu Chính phú được nể phục như thế, như ông Võ Văn Kiệt là không nhiều[5].

Tư duy độc lập suy nghĩ, tránh đường mòn, giáo điều, có chính kiến riêng, hành động quyết liệt của ông Võ Văn Kiệt thể hiện khá nổi bật khi ông luôn phải đưa quyết sách, quyết định trong những tình huống phức tạp. Có lẽ ông ít bị kiến thức sách vỡ cùm trói. Thế mạnh của ông là đi từ thực tiễn, nhưng không sa vào kinh nghiệm vụn vặt. Nhưng tư duy ấy là nhất quán như là bản lĩnh của ông, kể cả khi ông về hưu. Nghỉ công tác, về hưu thói thường là im lặng và yên phận. Nhất là ở cương vị là mỗi lời phát ngôn có giá trị bởi một thời ông đại diện cho tiếng nó của Đảng và của Nhà nước là hết sức cân nhắc. Im lặng hay nói theo quan điểm, đường lối, các quyết sác cấp trên theo kiểu một chiều là an toàn nhất!? Nhưng không, Võ Văn Kiệt, ông Sáu Dân đã sống trong lòng dân, biết nghe, tiếp nhận mạch nguồn cuốc sống, năng lượng sống của nhân dân, láng nghe, trao đổi ý kiến với nhũng trí thức tâm huyết, có tư duy mới, độc lập và đã suy nghĩ, tổng hợp để góp ý, đề xuất, phản biện với Đảng và Nhà nước với tư duy độc lập, có giá trị cảnh tỉnh, dự báo. Những phát biểu công khai, những bài viết góp ý nội bộ trong các kỳ dại hội Đảng hay kỳ họp Quốc hội hay ở những thời điểm cần có bàn luận, tranh luận, góp ý từ quần chúng nhân dân, từ giới trí thức… thật sắc sảo, chân thành, mang hơi thở cuộc sống và phong cách Nam bộ, đã gây dấu ấn và tạo được dư luận đồng tình, quan tâm rất lớn. Trong nhiều loại ý kiến đánh giá, dự báo, góp ý về khá nhiều lĩnh vực đối nội, đối ngoại, nhưng những lĩnh vực tâm huyết nhất, tập trung nhất của ông là lĩnh vực xậy dựng Đẳng, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong tình hình mới. Việc xác định một trong những mâu thuẫn chính trị chủ yếu hiện nay là mâu thẫn giữa phẩm chất, năng lực, thể chế đảng cầm quyền với nhu cầu cải cách, đổi mới, hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của dất nước ngày nay (đây là vấn đề nhạy cảm rất dễ bị né tránh). Hiện nay Đảng ta ra nghị quyết TW 4, khóa XI cũng là nhằm một bước giải quyết mâu thuẫn ấy. Điều đó chứng tỏ tầm nhìn xa sâu, đứng đắn của ông.


Chính ông và những cộng sự của ông là người luôn luôn trăn trở của một trí não nhân dân,,., trí tuệ tinh hoa với trí tim lớn, tinh thần bao dung, đoàn kết và trí tuệ có tính minh triết hành động, hướng vào sáng tạo, đột phá, thay đổi, như thế.

Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo hàng đầu, nổi tiếng bậc nhất của nước ta, nhưng từ sau thời kỳ bắt dầu sự nghiệp đổi mới. Đó là người có nhân cách, phong cách giản dị mà cao thượng, nôm na mà sâu sắc, quyết liệt mà điềm đạm, nghiêm cẩn mà phóng khoáng, bao dung… Quả là ông đã tạo nên một hiện tượng văn hóa chính trị độc đáo của đất nước thời đương đại. Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá rất cao nhân cách, tài năng ở tầm chiến lược và công hiến to lớn của ông. Rồi sẽ có những công trình nghiên cứu sâu, hệ thống về ông và những bài học cần học, làm theo từ ông mà các thế hệ hậu sinh sẽ thực hiện.

Tuy ông không thích khen. Nhưng cài quan định luận. Âu cũng là phần thưởng cao quí nhất đối với ông và cũng là bài học vô giá với người đương thời đầy trọng trách và những kẻ hậu sinh.

Trong Hội thảo quốc gia (17-11-2012 tại TPHCM), gần 90 bài tham luận nêu bật sự cống hiến to lớn của đồng chí Võ Văn Kiêt. 

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long nhấn mạnh: Đồng chí Võ Văn Kiệt đã có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Đặc biệt, với những cống hiến xuất sắc, sáng tạo trong thời kỳ đổi mới, đồng chí Võ Văn Kiệt góp phần quan trọng đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng, ổn định và vững bước trên con đường hội nhập, phát triển. 


Trong tham luận gửi đến hội thảo, đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư, chia sẻ: Anh Võ Văn Kiệt là con người rất thực tiễn, con người của công việc, miệng nói, tay làm, không hay lý luận. Nhưng khi chỉ đạo điều hành hoặc xử lý công việc về đối nội và đối ngoại, anh thể hiện nhất quán những tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc của Đảng một cách sinh động, triệt để. Anh là người lãnh đạo năng động và đầy nhiệt huyết, cả cuộc đời với dân, với phong trào. Trong việc chỉ đạo thực hiện dự án khai thác vùng Đồng Tháp Mười, xây dựng kênh thoát lũ ra biển Tây, ngọt hóa bốn vùng Tứ giác Long Xuyên, anh là người lặn lội với thực tế, thấu hiểu được lòng dân. Khi đã thấy đây là những vấn đề hữu ích, anh dám làm và chỉ đạo làm một cách quyết liệt.

Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải nhấn mạnh: “Đồng chí Võ Văn Kiệt là một chiến sĩ cộng sản kiên trung, tài đức; một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, đã trọn đời vì độc lập dân tộc, vì ấm no hạnh phúc của nhân dân, vì sự phồn vinh của đất nước; một chính khách được bạn bè quốc tế quý trọng. Đó là một trong những người lãnh đạo tài ba mà thời chiến cũng như thời bình, luôn có mặt nơi “đầu sóng ngọn gió”, đứng mũi chịu sào, luôn tìm tòi cái mới, năng động, sáng tạo trong tư duy và hành động nhằm giải nguy trước những khúc quanh của lịch sử… Nếu trong chiến tranh, sự “xé rào” của đồng chí Sáu Dân - Võ Văn Kiệt, góp phần tạo nên thế và lực mới rất quan trọng, dẫn đến chiến thắng lịch sử 30-4-1975 thì sự “xé rào” trong hòa bình trên cơ sở tư duy thực tiễn phù hợp quy luật của đồng chí ở TPHCM đã góp phần quan trọng hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Nhiều người gọi đồng chí là kiến trúc sư của đổi mới”.

GS-TS Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh nêu rõ, ở tầm quốc gia, những thành tựu to lớn về kinh tế của đất nước trong những năm đổi mới là công sức chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đồng thời cũng đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của đồng chí Võ Văn Kiệt. Với tầm nhìn chiến lược, với tính cách nổi bật là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, “làm nhiều hơn nói nhiều”, luôn tìm tòi, trăn trở, đồng chí Võ Văn Kiệt là một trong những tổng công trình sư của nhiều dự án lớn, quan trọng trong thời kỳ đổi mới đất nước. 

Tổng kết hội thảo, GS-TS Tạ Ngọc Tấn nhấn mạnh: Cùng với tập thể các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Võ Văn Kiệt đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng khoảng kinh tế- xã hội; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình chính trị và không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Những bài học quý giá mà đồng chí để lại cho Đảng, cho cách mạng Việt Nam có ý nghĩa hết sức sâu sắc và còn nguyên giá trị thực tiễn đối với sự nghiệp đổi mới và hội nhập hiện nay[6].

Nhớ về cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, GS.Trần Văn Thọ (ĐH Waseda, Nhật Bản) đã viết: “Thời gian trôi đi càng nhận ra sự trống vắng này, cuộc đời càng nhớ Ông, một bộ óc lớn, một trái tim lớn đã góp phần tạo nên những bước đột phá có ý nghĩa lớn trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Cũng chính vì thế, tư tưởng của Ông, hình bóng của Ông sống mãi trong trái tim của nhân dân…”[7]. Dấu ấn đẹp đẽ nhất mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (Ông Sáu Dân) để lại cho hậu thế có lẽ là tư tưởng phóng khoáng, hào sảng luôn ý thức theo kịp thời đại và tầm nhìn chiến lược của một người có trách nhiệm phải lo nghĩ về con đường phát triển đất nước. Không riêng gì GS Thọ, đây cũng là cảm nhận chung của số đông các lãnh đạo, trí thức và ngay cả những người dân bình thường mỗi khi nhớ về Ông Sáu Dân… KTS Nguyễn Trọng Huấn cũng cho rằng: "nơi ông cũng toát ra những phẩm chất đầy tính thuyết phục, cái thuyết phục của sự minh triết, giản dị mà chân tình. Ông nắm được chân lý nhờ biết lắng nghe, chân tình lắng nghe để rút ra những điều cốt lõi làm điểm tựa cho suy nghĩ và cho hành động. Chính cách ứng xử "biết mình - biết người" đó đã cho ông một nhãn quan sáng láng trong mọi việc lớn, nhỏ. Ông đồng nhất nhưng đa diện. Như một viên kim cương phản chiếu ánh sáng mặt trời, mỗi góc nhìn lại tỏa ra một phản quang lấp lánh. Không có một công dân nào sống hết mình như Võ Văn Kiệt, cháy hết mình cho dân, cho nước như Võ Văn Kiệt". Ông đồng nhất nhưng đa diện. Như một viên kim cương phản chiếu ánh sáng mặt trời, mỗi góc nhìn lại tỏa ra một phản quang lấp lánh… Theo Nhà thơ Việt Phương: cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt như sau: Anh Sáu Dân không dừng ở chủ trương chung, đại thể, mà là con người của biện pháp và cách làm. Chính đó là một cội nguồn của tư duy: Vươn lên, xốc tới, tạo bứt phá. … Nhiều người sống gần dân, thân dân, yên dân, trọng dân, hầu dân. Và "Anh Sáu Dân cũng như vậy. Nét riêng của anh Sáu Dân là: sống cùng dân, với từng người, với mọi tầng lớp, với cả dân tộc. Anh Sáu Dân biết tắm mình trong dân, đó là tắm mình trong suối nguồn trong sạch, tươi trẻ và sáng suốt. Sống trong dân là sống trong thực tế cuộc sống. Thường xuyên như vậy. Lúc gặp khó khăn, nguy hiểm càng như vậy". "Hàng chục năm cuối đời, anh Sáu Dân có những câu hỏi dằn vặt tự anh không giải đáp được, và anh luôn luôn hỏi những người mà anh nghĩ có thể trả lời, nhưng anh chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng: Đại hội IV của Đảng năm 1976 quyết định đổi tên Đảng và đổi tên nước, là do những nguyên nhân nào, lẽ phải ra sao, và hiện nay cần nhìn nhận lẽ phải ấy thế nào? Bi kịch của những trí thức yêu nước như luật sư Nguyễn Mạnh Tường, triết gia Trần Đức Thảo, nhà toán học Lê Văn Thiêm, và nhiều người khác nữa, vì sao lại xảy ra và kéo dài đến thế? Nghĩ trước đây để làm bây giờ, cần bảo vệ và tạo điều kiện phát huy tâm huyết và tài năng của trí thức yêu nước thế nào, không để còn những bi kịch như vậy?GS Tương Lai khái quát: Minh triết của Sáu Dân là Minh triết vì Dân, thương Dân và biết trân trọng lắng nghe Dân. Phong cách lãnh đạo của Ông, khởi nguồn từ tấm lòng toàn tâm toàn ý vì nước, vì dân, vì Đảng và từ ý thức sâu sắc gắn bó với dân, dựa vào dân, học hỏi dân. Sáu Dân là người học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh, bằng hành động thực tế đã thấm nhuần và thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống: chắt chiu, trân trọng gìn giữ và phát huy từng cá nhân con người. Với Ông, mở rộng dân chủ và tự do là điều kiện để làm bừng nở những tiềm năng đang còn ấp ủ trong mỗi cá nhân góp vào sức mạnh chung của của dân tộc đồng thời sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc sẽ phát huy sức mạnh của mỗi cá nhân. "Ông Võ Văn Kiệt từng nhiều lần nhấn mạnh: Bài học lớn nhất, thấm thía nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Ông là phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện tự do, dân chủ. Đó là cội nguồn của mọi thành công; là con đường thu phục nhân tâm về một mối cho công cuộc chấn hưng đất nước" (Vũ Quốc Tuấn).Xem ra, khi nói về tư tưởng Sáu Dân, không chỉ có Minh triết trọng Dân, kính Dân và hầu Dân, một trong những tầm nhìn lớn của Ông là về đại đoàn kết dân tộc, Hòa hợp và hàn gắn lòng người. Bởi vậy, cái khác của Sáu Dân với nhiều người ở chỗ Ông chủ trương phải tự giải thoát ra khỏi những ràng buộc tư tưởng và những lý thuyết không còn hợp thời. [8]

Đứng trước bức ảnh của mình chụp với cố Thủ tướng treo tại phòng truyền thống của ngôi trường THPT mang tên ông, chị Phan Thị Dự (tên thường gọi là Năm) xúc động nhớ lại:“Tôi chưa thấy vị lãnh đạo nào giản dị như chú Sáu Dân. Lần đó, tôi đi làm vườn về đúng lúc chú Sáu đến thăm bà con lối xóm. Chú nói chuyện thân tình với mọi người khiến tôi không nghĩ chú là Thủ tướng Chính phủ. Nhìn chú giống một ông già Nam Bộ vui tính và phúc hậu. Sau đó, chú ôm vai tôi để chụp hình…” Với ông Lê Việt Hòa, Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện Vũng Liêm thì “chú Sáu Dân là người luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm…”. Còn với GS Tương Lai, hình ảnh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong ông vẫn là “một người của mọi người, luôn luôn biết lắng nghe, nghe một cách chân thành những ý kiến của mọi người đóng góp, kể cả những người bình thường và những trí thức lớn”. GS Tương Lai bộc bạch: “Với chúng tôi, Võ Văn Kiệt là một ẩn số”. Nhắc lại câu nói của nhà văn Nguyên Ngọc: “Hiện tượng Võ Văn Kiệt khiến chúng tôi phải khám phá nhiều hơn”. Theo GS Tương Lai, “Có một điều rất lạ: một con người không được ngồi trọn vẹn ở ghế nhà trường, chỉ trưởng thành trong quá trình làm cách mạng, luôn là người đứng ở nơi đầu sóng, ngọn gió… nhưng lại là một trong những biểu tượng cho trí tuệ Việt Nam”. “Điều này không phải chỉ chúng tôi mà những người sau này thân cận với ông, kể cả các trí thức lớn trong và ngoài nước, cũng từng nhận xét ông là một nhà trí thức đúng nghĩa. Thậm chí, họ còn bày tỏ sự ngạc nhiên về trí tuệ của ông”.

“Vậy thì vì lẽ gì ông Sáu Dân lại được đánh giá cao như vậy? Có lẽ do chính tư chất hình thành qua rèn luyện và sự thiên bẩm trong con người ông. Và quan trọng nhất, ông ấy luôn luôn biết lắng nghe. Khi đã mời ai đến nói chuyện là ông nghe, nghe một cách chân tình, chăm chú, chỗ nào không biết thì hỏi tới nơi tới chốn. Chính do phẩm chất ấy, Võ Văn Kiệt trở thành một người tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam”, Trách nhiệm của giới trí thức hiện nay là giải mã hiện tượng Võ Văn Kiệt, để từ đó tin tưởng hơn vào sức sống của dân tộc Việt Nam. “Chính sức sống ấy sẽ giúp dân tộc ta, đất nước ta vượt qua khó khăn[9].

Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh của ông, xin tiếp tục làm rõ cái bí ẩn và nội lực kỳ diệu ấy.

Đúng là cả cuộc đời đồng chí Võ Văn Kiệt đều dành cho cách mạng, hết lòng vì đất nước, vì nhân dân, lấy phụng sự Tổ quốc, phục vụï nhân dân làm lẽ sống. Đồng chí Võ Văn Kiệt - một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - có tầm tư duy chiến lược, sắc sảo, nhạy bén, sáng tạo; có tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, đã cống hiến trong chiến tranh giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc đổi mới, góp phần đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, vững bước trên con đường hội nhập quốc tế. Hoạt động cách mạng, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt trải qua 70 năm là vô cùng phong phú, sinh động, thể hiện trên nhiều lĩnh vực và trải dài trên cả 3 miền đất nước[10]. 


Cách đây mấy năm, tôi cũng đã viết bài thơ viếng ông (sau này in trong tập thơ/ trường ca - Nỗi Niềm - của tôi, do Nxb Văn học ấn hành, 2012). Cuối cùng thắp nén hướng lòng thành kính và mến mộ ông, noi theo gương ông.
----------------------------
[1] Thanh viên HĐKH và TƯ VẤN, Viện Khoa học Nhân tài nhân lực; Nguyên Vụ trường- Giám đốc Chi nhánh Nxb CTQG, tại Cần Thơ; nguyên nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM. Địa chỉ 119 A, Lã Xuân Oai, Q.9 TPHCM, ĐT: 0903916809, emial: hobatham@gmail.com 
[2] Trong bối cảnh nhũng năm 80-90 cuối thế kỷ trước với nhiều định kiến chính trị về những người từng làm việc trong chế độ cũ, dù từ năm 1945-1946 Hồ Chí Minh đã từng nêu gương. Với nhóm Thứ Sáu gồm các chuyên gia tự nhóm họp vào chiều thứ sáu hằng tuần, ông Bí thư Thành ủy TPHCM Võ Văn Kiệt sắp xếp đến nghe, rồi lại mời ra tận Hà Nội để trình bày ý tưởng với Chính phủ... Làm thủ tướng, ông càng lắng nghe nhiều hơn nữa những ý kiến của tổ chuyên gia tư vấn, những trí thức ở nước ngoài. Ông bảo: “Kinh nghiệm của nhà lãnh đạo là phải nghe rất kỹ ý kiến chuyên gia”. Theo PGS.TS Phan Xuân Biên, ông Sáu luôn tôn trọng, lắng nghe, dù ý kiến của giới trí thức không phải lúc nào cũng đồng thuận, thuận chiều. Ông nói: “nghe xuôi, nghe ngược, có khi nghe xốn cả lỗ tai” nhưng vẫn khuyến khích, cổ vũ những ý kiến tâm huyết...
[4] http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121118/phai-thi-hanh-mot-nen-chinh-tri-liem-khiet.aspx
[5] Theo tôi từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với nay có lẽ có 2 thủ tướng mà dân nhớ nhất và cũng để lại nhiều ấn tượng nhất, đó là 2 cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Võ Văn Kiệt.
[9] http://www.tinmoi.vn/Nguoi-tieu-bieu-cho-tri-tue-Viet-Nam-1087114.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét