Một cách khái quát, lãnh đạo được xác định như là sự tác động, như một nghệ thuật, hay là một quá trình tác động đến con người sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Một cách lý tưởng, mọi người cần được khuyến khích để phát triển không chỉ sự tự nguyện làm việc còn làm việc với sự sốt sắng và tin tưởng. Sự sốt sắng là sự nhiệt tình, nghiêm chỉnh và chăm chú trong thực hiện công việc, sự tin tưởng thể hiện kinh nghiệm và khả năng kỹ thuật.
Lãnh đạo là chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh và đi trước. Các nhà lãnh đạo hành động để giúp một nhóm đạt được các mục tiêu với sự vận dụng tối đa các khả năng của nhóm. Họ không đứng đằng sau một nhóm để đẩy và thúc giục; họ đặt mình trước nhóm để tạo sự tiến bộ và động viên nhóm hoàn thành các mục tiêu của tổ chức sản xuất ( doanh nghiệp ).
Mỗi tổ chức thực hiện được gần như toàn bộ năng lực của họ đều có một người nào đó với tư cách đứng đầu nhóm, có kỹ năng trong nghệ thuật lãnh đạo. Kỹ năng này dường như là sự kết hợp của ít nhất ba yếu tố cấu tạo chính: 1. khả năng nhận thức được rằng con người có những động lực thúc đẩy khác nhau ở những thời gian khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau, 2. khả năng khích lệ và 3. khả năng hành động theo một phương pháp mà nó sẽ tạo ra một bầu không khí hữu ích cho sự hưởng ứng và khơi dậy những động cơ thúc đẩy. Yếu tố cấu thành thứ ba của sự lãnh đạo liên quan đến phong cách của người lãnh đạo.
Một tổ chức sản xuất kinh doanh ( doanh nghiệp ), mỗi thành viên có vị trí, vai trò, nhiệm vụ khác nhau, thực hiện theo trách nhiệm được phân công, tạo nên hoạt động chung của doanh nghiệp hướng theo mục tiêu đã đề ra. Trong hoạt động của doanh nghiệp các cán bộ quản lý và nhân viên quan hệ với nhau theo hai chiều: quan hệ theo chiều dọc giữa cán bộ cấp trên với nhân viên dưới quyền, quan hệ theo chiều ngang giữa các đồng nghiệp có cùng vị trí và vai trò trong doanh nghiệp. Vận hành mối quan hệ gữa cán bộ lãnh đạo cấp trên với nhân viên cấp dưới trong hoạt động của doanh nghiệp chính là quá trình thực hiện vai trò lãnh đạo của người cán bộ quản lý. Các quyết định, chỉ dẫn, điều kiển, điều chỉnh ... luôn theo các nguyên tắc, các chuẩn mực nhất định và phụ thuộc vào thái độ, hành vi, cung cách ứng xử của họ đối với người dưới quyền tạo nên phong cách lãnh đạo riêng.
Phong cách lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hệ thống các nguyên tắc, các chuẩn mực, phương pháp, phương tiện, thái độ, hành vi và cách ứng xử, tư thể và điệu bộ của người cán bộ quản lý sử dụng nhằm động viên, thúc đẩy tính tích cực xã hội của người dưới quyền, thực hiện tốt các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra.
(Sưu tầm)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét