Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Cạnh tranh nội ngành - một trong những động lực của phát triển


Ai cũng biết, mỗi ngành, mỗi nghề muốn phát triển, tồn tại thì phải cạnh tranh, tất nhiên là cạnh tranh một cách lành mạnh. Trong ngành đường sắt (ĐS) chúng ta gần đây, trong các bản báo cáo tổng kết tháng, quí, năm của các đơn vị, các công ty hay Tổng công ty, thường dùng cụm từ "Sự cạnh tranh gay gắt của các phương tiện khác". Đó là điều tất nhiên.

ĐS phải chịu sự cạnh tranh của đường bộ, hàng không...v.v... Trong lĩnh vực vận tải, ngành ĐS đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp thu hút hành khách, hàng hóa để cạnh tranh với các ngành khác. Đặc biệt, trong lĩnh vực vận tải khách, ngành ĐS cũng đã có nhiều hình thức xã hội hóa, thu hút không ít đơn vị ngoài ngành cùng khai thác vận tải hành khách, đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong nội bộ ngành ĐS chúng ta chưa rõ nét, chưa có sự khác biệt để hành khách có sự lựa chọn, đặc biệt là hai công ty vận tải hành khách ĐS Sài Gòn và Hà Nội. Chúng ta muốn nâng cao chất lượng phục vụ hành khách chung của toàn ngành để cạnh tranh với ngành khác, cốt lõi là phải tự cạnh tranh lẫn nhau giữa các đơn vị cùng tham gia khai thác vận tải hành khách trên toàn tuyến, dưới sự giám sát chặt chẽ, và tuân thủ mọi quy định của Tổng công ty, mà mỗi công ty muốn cạnh tranh thì phải tạo ra được sự khác biệt, nói như câu nói nổi tiếng của giáo sư Michacle Porter - cha đẻ của chiến lược cạnh tranh: "Cạnh tranh không phải là làm ra cái tốt nhất, mà tạo ra được sự khác biệt". Nhìn lại các hãng khai thác mạng điện thoại di động, họ tạo ra sự khác biệt giữa mạng này với mạng khác bằng nhiều dịch vụ mà mạng khác không có, từ đó để khách hàng có sự lựa chọn. Ngành ĐS chúng ta cũng phải khuyến khích các đơn vị cùng khai thác vận tải hành khách tự chủ, tạo ra sự khác biệt để hành khách đến ga không phải mua vé tàu SE hay tàu TN chung chung mà làm sao để hành khách mua vé tàu SE của Công ty Vận tải hành khách Sài Gòn hay Hà Nội mà họ thích, cũng giống như hành khách đi ô tô chọn hãng Hoàng Long hay Thuận Thảo, đi máy bay chọn Jestar hay Việt Nam Airline. Muốn như vậy, mỗi công ty phải tạo ra được động lực sáng tạo của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị, thành viên tham gia vận tải, nâng cao chất lượng phục vụ bằng nhiều hình thức, nhiều dịch vụ, đánh bóng thương hiệu, gây sự chú ý và phải tạo ra được sự khác biệt chứ không phải chung chung như lâu nay chúng ta vẫn làm. Ví dụ như: Ram tàu của công ty nào quản lý phải có màu sơn riêng, biểu tượng riêng, đồng phục màu sắc khác nhau để hành khách đi tàu phân biệt rõ ràng; công ty, xí nghiệp nào làm ăn lơ mơ là hành khách biết ngay để lần sau đi tàu có sự lựa chọn, chứ không thể cào bằng, chỉ biết là người của ngành ĐS chung chung... Thậm chí chúng ta có thể tạo ra cơ chế phù hợp để các ga lớn tuyến ĐS Thống Nhất có đủ điều kiện hoạt động như một hải cảng, phi trường, trong đó có rất nhiều hãng cùng khai thác, cạnh tranh. Ga Hà Nội cũng có thể có cửa bán vé của công ty vận tải đường sắt Sài Gòn, và ngược lại. Vấn đề là làm thế nào thu hút hành khách về với ĐS. Trong tình hình sản lượng ngày càng sụt giảm, nên chăng chúng ta đột phá và áp dụng phương châm "cạnh tranh là làm ra cái khác biệt", Tất nhiên là phải coi trọng cả chất lượng. Chúng ta luôn phấn đấu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để nâng cao sản lượng và doanh thu, tuy nhiên những "bài thuốc" chúng ta đưa ra ít tác dụng, hiệu quả không cao lắm, và nó không giải phóng được sự tự chủ, sự sáng tạo của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị mà mình là một thành viên.
Châu Văn Sỹ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét