Cạnh
tranh là vấn đề tất yếu của các doanh nghiệp. Nhưng cạnh tranh như thế
nào để luôn tạo ra sự khác biệt không bắt chước kịp? Để tìm câu trả lời
cho vấn đề này phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc phỏng vấn ông Đỗ
Thanh Năm- Giám đốc Công ty Tư vấn và Hỗ trợ Chiến lược Win-Win.
CôngThương - Đứng ở góc độ của nhà tư vấn và hỗ trợ chiến lược, theo ông, để đứng vững trong quá trình cạnh tranh thì yếu tố nào là mang tính quyết định? Có một câu chuyện trong một cuốn sách Vùng lợi nhuận (The profit Zone) mà tôi đã đọc và nghiền ngẫm rất nhiều của hai tác giả Adrian J. Slywotzky và David J. Morrison kể rằng: Một công ty hạng trung đã mua một lô máy tính cá nhân trị giá 500.000 đô la Mỹ của General Electric (GE). Ai cũng biết GE không phải là công ty sản xuất máy tính, vậy tại sao công ty đó không mua máy tính trực tiếp từ nhà sản xuất? Thì ra, nhà sản xuất chỉ bán máy tính- một mặt hàng có sẵn ở nhiều công ty khác. Trong khi GE bán máy tính cùng với quyền lựa chọn phụ tùng, hợp đồng dịch vụ, tài chính và lộ trình nâng cấp công nghệ sau ba năm. Theo tôi, qua câu chuyện này, rõ ràng khách hàng chọn máy tính của hãng này hay hãng kia do sự khác biệt về tính năng hay yếu tố nào đó. Khách hàng chọn GE không những chỉ dựa vào sự khác biệt từng yếu tố riêng lẻ mà còn dựa vào sự kết hợp nhiều yếu tố khác biệt lại để có một giải pháp phù hợp riêng cho mình. GE đã tối đa hóa giá trị gia tăng cho khách hàng bằng sự khác biệt trong mô hình kinh doanh.
Nhà
tư duy chiến lược Micheal E. Poter đã từng chia sẻ với doanh nhân Việt
Nam rằng: “Mục đích thật sự của cạnh tranh là trở nên độc nhất vô nhị,
nghĩa là doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm dịch vụ của
mình”. Để có thể đứng vững trong quá trình cạnh tranh hiện nay, các
doanh nghiệp buộc phải tạo ra sự khác biệt bền vững cho mình và để có
được sự khác biệt bền vững này, doanh nghiệp phải luôn sáng tạo, luôn đi
trước và về đích trong việc tiên đoán và giải quyết vấn để của khách
hàng trên nền tảng chữ tâm.
Sự
khác biệt mà ông đã nói ở trên có thể phân cấp như thế nào để có thể
hiểu thấu đáo và áp dụng cho phù hợp? Sự khác biệt nào mang tính yếu tố
quyết định để đối thủ cạnh tranh không thể nhằm vào được?
Sự khác biệt này có thể chia làm ba loại:
Có
thể nói, khác biệt trong chiến lược khó bị bắt chước hơn khác biệt
trong mô hình. Chiến lược và mô hình kinh doanh luôn đi kèm với nhau.
Đối thủ cạnh tranh bắt chước hoặc sẽ thừa kế một mô hình đem lại giá trị
tương tự (và đó là cái mà họ nghiễm nhiên có được sau khi một người
khác đã khám phá thành công) và thế mạnh khác biệt cũng mất đi. Tuy
nhiên, đối thủ cũng không thể thích ứng hoàn toàn với mô hình mới, họ
chỉ bắt chước khả năng đó để phá hủy lợi thế khác biệt.
Khác
biệt nào mang lại giá trị lợi nhuận càng cao, thì đối thủ cạnh tranh
càng sớm bắt chước và tuổi đời khác biệt vì thế sẽ bị rút ngắn. Xét theo
góc độ tương đối và tổng thể, tuổi đời của khác biệt tính năng ngắn hơn
tuổi đời khác biệt khác biệt về mô hình kinh doanh và tuổi đời khác
biệt về mô hình thì ngắn hơn tuổi đời khác biệt về chiến lược. Sự khác
biệt chỉ tồn tại trong một thời gian nào đó mà thôi.
Như vậy, doanh nghiệp làm thế nào để tạo nên khác biệt bền vững, thưa ông?
Tìm
sự khác biệt bền vững là doanh nghiệp phải trả lời cho các câu hỏi: Làm
thế nào để đối thủ cạnh tranh khó có thể bắt chước được? Làm thế nào để
luôn tạo ra sự khác biệt mà đối thủ cạnh tranh không bắt chước kịp?
Doanh nghiệp phải bắt đầu từ sự khác biệt trong chiến lược đến mô hình
kinh doanh và cuối cùng là tính năng sản phẩm, dịch vụ.
Khác
biệt bền vững là luôn sáng tạo, tiên phong, đi trước và về đích trước
trong việc tiên đoán và giải quyết vấn đề của khách hàng trên nền tảng
chữ tâm. Thiếu chữ tâm, sẽ không bao giờ có sự bền vững, sẽ không bao
giờ thuyết phục được ai đó theo suốt con đường phát triển để cùng thay
đổi (nếu đó chỉ là tạm bợ mà thôi). Con đường phát triển để thay đổi là
một chuỗi các bước nối tiếp nhau, doanh nghiệp nhận ra xu hướng của
khách hàng và hành động để giải quyết được xu hướng đó. Khi khách hàng
đã cùng đi với doanh nghiệp trên con đường phát triển để thay đổi, họ sẽ
cùng đi qua các trục thời gian, theo hướng từ hiện tại đến tương lai.
Bên
cạnh đó, doanh nghiệp phải xây dựng mô hình quản lý để trợ giúp. Cụ thể
là xây dựng một mô hình quản lý để luôn có đội ngũ nhân lực giỏi, tâm
huyết nối tiếp nhau trong việc luôn nghĩ ra và thực thi chiến lược khác
nhau.
Chúng
ta phải thừa nhận rằng: mỗi sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng dù thành công
đến đâu, đều có lúc sẽ lỗi thời. Dòng sản phẩm, dịch vụ, giải pháp tuyệt
hảo được sản sinh từ các doanh nghiệp vốn là một tổ chức hoàn hảo. Khác
biệt bền vững có được nhờ khả năng liên tục thay đổi và thích ứng qua
nhiều thế hệ sản phẩm, dịch vụ kế tiếp nhau. Mọi nhà lãnh đạo, nhà quản
lý, những người sáng tạo dù xuất sắc đến mấy trong việc tạo ra khác biệt
cũng sẽ đến lúc qua đời. Nhưng một doanh nghiệp sẽ không bao giờ chết
nếu có một tổ chức vững mạnh, ở đó các thế hệ xuất sắc sẽ nối tiếp nhau
tạo ra sự khác biệt. Đó chính là sự khác biệt bền vững.
Xin cảm ơn ông! Thảo Chi thực hiện |
Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012
Tạo sự khác biệt bền vững để cạnh tranh - Win-Win với Báo Công Thương
14:21
Hoàng Phong Nhã
No comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét