Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Có thể dạy tư duy phản biện?



Kỹ năng tư duy phản biện rất cần thiết trong phương pháp đào tạo ngày nay. Học các kỹ năng đọc, viết, hay số học là chưa đủ. Điều quan trọng là họ phải biết cách tự đặt vấn đề, đánh giá, nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
Chỉ khi đó học viên mới có thể đạt được những thành quả thực sự cao trong học tập. Để dạy học viên cách tư duy phản biện, giáo viên cần phải kết hợp các phương pháp sau:

1. Suy nghĩ độc lập. Giáo viên có thể giúp học viên suy nghĩ độc lập bằng cách không phải lúc nào cũng đưa ra ngay câu trả lời. Thay vào đó, hãy để người học tự mình nghiên cứu và tìm ra phương án giải quyết trước khi đưa ra sự trợ giúp.

2. Học cách tổ chức. Một vấn đề có thể trở nên rất rối rắm và phức tạp nếu học viên không biết cách tổ chức. Giáo viên có thể làm mẫu các kỹ năng và cung cấp các tư liệu cần thiết để học sinh luyện tập cách tổ chức vấn đề cũng như phác thảo trình tự xử lý các công việc.

3. Suy diễn. Thay vì trông chờ vào những câu trả lời rõ ràng, học viên nên học cách tự mình suy diễn. Một phương pháp luyện tập kỹ năng suy diễn rất hiệu quả là cho học viên đọc các đoạn văn ngắn từ các tạp chí xuất bản định kỳ hay các ấn phẩm khác rồi yêu cầu phân tích ý nghĩa của mỗi đoạn.

4. Dự đoán kết quả. Khả năng dự đoán những tình huống có thể xảy ra cũng cần thiết không kém. Những câu hỏi mở có liên quan đến nhiều chủ đề có thể giúp học viên phát huy trí tưởng tượng và dự đoán kết quả hợp lý nhất.
 
5. Phân biệt luận cứ hợp lý và bất hợp lý. Có một sự khác nhau giữa các luận cứ hợp lý và bất hợp lý. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt được. Đâu là các sự việc chứng minh được cho luận cứ? Đâu là luận cứ không có cơ sở bởi thiếu tính thuyết phục? Hãy đưa ra các đoạn văn bao gồm cả các luận cứ thuyết phục và không thuyết phục, và yêu cầu học viên phân biệt chúng.
 
6. Giải quyết vấn đề. Bằng cách đưa ra nhiều phương án giải quyết, giáo viên có thể giúp học viên tự mình nhìn nhận một vấn đề. Những vấn đề này có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực chủ chốt. Cho phép học viên đủ thời gian để nghiên cứu mà không có sự trợ giúp nào cả trước khi chỉ dẫn cho họ.

7. Lập luận. Ngoài ra, để học viên nâng cao tư duy phản biện, giáo viên hãy khuyến khích học viên sử dụng các kỹ năng lập luận. Học viên sẽ học cách nghiên cứu bằng cách đưa ra các lý giải hợp lý cho câu trả lời. Có nhiều cách luyện tập kỹ năng này như các bài tập tìm hiểu lịch sử, các bài toán hóc búa, hay các bài văn chọn lọc.

8. Mở rộng vấn đề.  Không chỉ bó hẹp trong nguồn tài liệu mà giáo viên cung cấp, học viên cũng cần học cách tự tìm những tư liệu mới để phục vụ cho đề tài. Từ đó, phát huy khả năng tự phân tích và đưa ra cách nhìn nhận riêng đối với mỗi đề tài và chủ đề được giao.
Như vậy, có thể nói tư duy phản biện có vai trò rất lớn trong việc học tập của học viên. Và kỹ năng này không phải ngày một ngày hai mà có được mà phải luyện tập trong một thời gian dài, đòi hỏi cả sự cố gắng và nỗ lực của cả giáo viên và học viên. Nếu có phương pháp hợp lý, tin rằng học viên sẽ tiến bộ nhanh chóng và sử dụng tư duy phản biện một cách sắc bén và hiệu quả.
Tố Tâm - Giảng viên Global Education

0 nhận xét:

Đăng nhận xét