Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014
Ludwig von Mises (1881-1973) - CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG 5
07:24
Hoàng Phong Nhã
No comments
Phạm Nguyên Trường dịch
Chương 3
Chính sách đối ngoại của chủ nghĩa tự do
1. Giới hạn của nhà nước
Đối với người theo chủ nghĩa tự do, chính
sách đối nội và đối ngoại không hề mâu thuẫn với nhau và trong mắt anh
ta, câu hỏi thường được đặt ra và được thảo luận đến nát nước là cần
phải ưu tiên cho chính sách đối ngoại hay là ngược lại, là một câu hỏi
vớ vẩn. Vì chủ nghĩa tự do, ngay từ khởi thuỷ, là khái niệm chính trị
bao trùm lên toàn thề giới, và những tư tưởng mà nó tìm cách thực hiện
trong một khu vực hạn chế cũng có giá trị đối với những lĩnh vực rộng
lớn hơn của nền chính trị thế giới. Nếu người theo chủ nghĩa tự do có
phân biệt giữa chính sách đối nội và đối ngoại thì chỉ là muốn cho thuận
tiện và với mục đích phân loại, nhằm chia các vấn đề chính trị thành
những nhóm chủ yếu, chứ không phải vì tin rằng hai lĩnh vực này phải áp
dụng những nguyên tắc khác nhau.
Mục tiêu của chính sách đối nội cũng như đối
ngoại của chủ nghĩa tự do là: hoà bình. Mục đính mà nó nhắm đến là sự
hợp tác hoà bình giữa các dân tộc cũng như trong nội bộ từng dân tộc.
Xuất phát điểm của tư tưởng tự do là sự công nhận giá trị và tầm quan
trọng của sự hợp tác giữa người với người, và toàn bộ chính sách cũng
như cương lĩnh của chủ nghĩa tự do là nhằm giữ vững và mở rộng hơn nữa
sự hợp tác giữa người với người trong cộng đồng nhân loại. Lí tưởng tối
thượng của chủ nghĩa tự do là sự hợp tác hoàn hảo của toàn thể loài
người được thực hiện một cách hoà bình và diễn ra một cách suôn sẻ. Tư
tưởng của chủ nghĩa tự do bao giờ cũng bao trùm lên toàn cầu chứ không
phải chỉ là từng phần của nó. Nó không dừng lại ở những nhóm người nhất
định, cũng không dừng lại trước biên giới một làng, một tỉnh, một nước
hay một châu lục. Tư duy của nó mang tầm thế giới và toàn cầu: bao trùm
lên tất cả mọi người và toàn bộ thế giới. Theo ý nghĩa này thì chủ nghĩa
tự do chính là chủ nghĩa nhân đạo, còn người theo chủ nghĩa tự do là
công dân của toàn thế giới hay là người theo chủ nghĩa thế giới.
Hiện nay, khi mà những tư tưởng bài tự do
đang giữ thế thượng phong trên toàn thế giới, quần chúng có thái độ nghi
ngờ đối với chủ nghĩa thế giới. Ở Đức, những người yêu nước cuồng tín
không thể tha thứ cho các thi sĩ vĩ đại, đặc biệt là Goethe, vì tư tưởng
và tình cảm của họ không giới hạn trong biên giới quốc gia mà có xu
hướng bao trùm lên toàn thế giới. Nhiều người cho rằng quyền lợi quốc
gia và quyền lợi của nhân loại là không thể dung hoà và người nào hướng
khát vọng và nỗ lực của mình cho sự thịnh vượng của toàn thể nhân loại
cũng tức là không đếm xỉa đến quyền lợi quốc gia của mình. Không có gì
sai lầm hơn thế. Một người Đức hoạt động cho lợi ích của toàn nhân loại
cũng chẳng làm thiệt hại cho quyền lợi của đồng bào mình - tức là những
người có chung tiếng nói và sống chung với anh ta trên một mảnh đất,
những người cùng sắc tộc và cộng đồng tâm linh – hơn là một người hành
động vì quyền lợi của toàn thể dân tộc Đức làm thiệt hại đến quyền lợi
của thành phố quê hương người đó. Vì người nào quan tâm đến sự thịnh
vượng của toàn thế giới bao nhiêu thì cũng quan tâm đến sự thịnh vượng
của cộng đồng mà người đó đang sống bấy nhiêu.
Những người dân tộc chủ nghĩa có thái độ
sô-vanh, tức là những kẻ cho rằng quyền lợi giữa các dân tộc là không
thể dung hoà và tìm cách áp dụng chính sách nhằm bảo vệ quyền thống trị
của dân tộc này đối với dân tộc khác - thậm chí bằng vũ lực, nếu cần -
lại thường xuyên nhấn mạnh sự cần thiết và lợi ích của tình đoàn kết
quốc gia. Họ càng đòi phải tiến hành chiến tranh chống lại các dân tộc
khác thì họ lại càng kêu gọi hoà bình và hoà hợp giữ những người sống
trên cùng đất nước của họ.
Người theo chủ nghĩa tự do không bao giờ
chống lại tinh thần đoàn kết quốc gia. Ngược lại: nhu cầu hoà bình trong
lòng dân tộc chính là kết quả của tư tưởng tự do và chỉ trở thành nhu
cầu nổi bật sau khi các tư tưởng tự do hồi thế kỉ XIX đã được nhiều
người chấp nhận. Trước khi triết lí tự do - với sự tán dương hoà bình vô
điều kiện của nó - chiếm được tâm trí của con người, người ta không chỉ
tiến hành chiến tranh giữa các dân tộc với nhau. Các dân tộc thường
xuyên bị xâu xé bởi những cuộc xung đột nội bộ và những cuộc đấu tranh
đẫm máu. Trong thế kỉ XVIII, người Anh đánh nhau với người Anh ở
Culloden; thậm chí ngay cuối thế kỉ XVIII, khi Phổ đánh nhau cới Áo thì
một số nước Đức đứng về phía này, số khác lại đứng về phía bên kia.
Trong khi đó Phổ chẳng thấy có gì xấu khi đứng về phía nước Ý để đánh
nước Áo thuộc Đức và năm 1870 chỉ vì các sự kiện diễn ra rất nhanh nên
Áo mới không kịp đứng về phía Pháp trong cuộc chiến tranh chống lại nước
Phổ và đồng minh của nước này. Nhiều chiến thắng mà quân đội Phổ lấy
làm tự hào lại là chiến thắng trong những cuộc chiến tranh nhằm chống
lại những nước Đức khác. Chính chủ nghĩa tự do đã dạy các dân tộc giữ
gìn hoà bình trong mỗi nước, và đấy cũng là điều nó muốn các dân tộc
phải giữ trong quan hệ với nhau.
Chính là do sự phân công lao động quốc tế mà
chủ nghĩa tự do mới rút ra luận cứ chống chiến tranh đầy sức thuyết phục
và không thể nào bác bỏ được. Quá trình phân công lao động đã vượt khỏi
biên giới quốc gia từ rất lâu rồi. Hiện nay không có dân tộc văn minh
nào có thể đáp ứng được các nhu cầu nếu chỉ dựa vào nền sản xuất của
chính mình. Tất cả các nước đều phải nhập khẩu và thanh toán bằng cách
xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất. Bất cứ điều gì có thể cản trở hoặc
làm gián đoạn việc trao đổi hàng hoá trên trường quốc tế đều sẽ gây ra
những thiệt hại nghiêm trọng cho nền văn minh nhân loại và đe doạ sự
thịnh vượng, mà thực chất là đe doạ chính sự tồn vong của hàng triệu
triệu người trên trái đất. Trong thời đại, khi mà tất cả các dân tộc đều
phụ thuộc vào hàng hoá do nước ngoài sản xuất thì không ai được gây
chiến nữa. Bất kì sự ngưng trệ nào trong việc nhập khẩu hàng hoá thể
cũng có thể gây ra hậu quả quyết định đối với kết quả của cuộc chiến do
nước đã tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế gây ra cho nên
chính sách muốn tính đến khả năng chiến tranh phải cố gắng biến nền
kinh tế quốc gia trở thành tự cấp tự túc, nghĩa là ngay trong thời bình
cũng phải đặt mục tiêu là đặt dấu chấn hết cho quá trình phân công lao
động tại biên giới quốc gia của mình. Nếu nước Đức muốn rút khỏi quá
trình phân công lao động quốc tế và tìm cách đáp ứng các nhu cầu của
mình thông qua nền sản xuất trong nước thì tổng sản phẩm quốc nội của
nước Đức sẽ giảm và mức sống cũng như nền văn hoá của nhân dân Đức sẽ
giảm đi trông thấy.
2. Quyền tự quyết
Như đã nói bên trên, đất nước chỉ được hưởng
hoà bình khi có một bản hiến pháp dân chủ bảo đảm việc điều chỉnh của
nhà nước cho phù hợp với nguyện vọng của người dân diễn ra suôn sẻ. Chỉ
cần áp dụng nguyên tắc này một cách nhất quán là đủ đảm bảo hoà bình
giữa các dân tộc rồi.
Những người theo trường phái tự do thời kì
đầu cho rằng nhân dân, về bản chất, là những người yêu chuộng hoà bình,
chỉ có vua chúa là thích chiến tranh vì họ muốn tìm kiếm quyền lực và
tài sản bằng cách chinh phục. Vì vậy mà họ tin rằng chỉ cần thay chính
quyền của những ông hoàng của các triều đại bằng chính phủ phụ thuộc vào
người dân là chúng ta sẽ có một nền hoà bình bền vững. Nếu nước cộng
hoà thấy rằng những đường biên giới quốc gia được hình thành trong suốt
quá trình lịch sử trước thời đại tự do không đáp ứng được nguyện vọng
chính trị của nhân dân thì những đường biên giới này sẽ phải được thay
đổi cho phù hợp với kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý, đấy là nói
cuộc trưng cầu dân ý thể hiện được ý chí của toàn dân. Việc dịch chuyển
biên giới quốc gia phải trở thành khả thi nếu dân chúng sống tại một khu
vực nào đó thể hiện ý chí một cách rõ ràng rằng họ muốn sát nhập vào
một quốc gia khác với quốc gia hiện nay. Trong các thế kỉ XVII và XVIII
các Sa Hoàng Nga đã sát nhập vào đế chế của mình những khu vực rộng lớn
song người dân trong các khu vực đó chưa bao giờ có ước muốn trở thành
một phần của nhà nước Nga. Ngay cả khi đế chế Nga thông qua một bàn hiến
pháp thực sự dân chủ thì ước nguyên của dân chúng trong các khu vực này
vẫn không được đáp ứng, đơn giản là vì họ không muốn có bất cứ ràng
buộc của một liên minh chính trị nào với người Nga. Yêu cầu dân chủ của
họ là: tách khỏi đế chế Nga, thành lập các nước Ba Lan, Phần Lan,
Latvia, Lithuania … độc lập. Sự kiện là những đòi hỏi này và những đòi
hỏi tương tự khác của các dân tộc khác (cụ thể là người Ý, người Đức ở
Schleswig-Holstein, người Slav trong đế chế Hapsburg) chỉ có thể được
đáp ứng khi người dân đứng lên cầm vũ khí là nguyên nhân quan trọng nhất
của tất cả các cuộc chiến tranh diễn ra ở châu Âu từ sau Hội nghị
Vienna.
Như vậy là, quyền tự quyết định về vấn đề là
thành viên của một nhà nước nào đó có nghĩa là: bất cứ khi nào mà dân
chúng ở một khu vực náo đó, dù đấy là một làng, một huyện hay một số
huyện nằm cạnh nhau, thể hiện rõ bằng một cuộc trưng cầu dân ý được tiến
hành một cách tự do rằng họ không muốn tiếp tục nằm trong liên minh với
quốc gia hiện nay nữa mà họ muốn thành lập một quốc gia độc lập hay
liên kết với một quốc gia khác thì ước muốn của họ phải được tôn trọng
và thực hiện. Đấy là biện pháp khả thi và hữu hiệu nhất trong việc ngăn
chặn những cuộc cách mạng, ngăn chặn những cuộc chiến tranh, cả nội
chiến lẫn chiến tranh giữa các quốc gia với nhau.
Gọi quyền tự quyết này là “quyền tự quyết của
các dân tộc” là không hiểu vấn đề. Đấy không phải là quyền tự quyết của
một dân tộc trong những đường biên giới đã được xác định mà là quyền
quyết định của dân chúng trong một khu vực lãnh thổ đối với câu hỏi họ
muốn nằm trong thành phần của quốc gia nào. Không hiểu sự khác biệt này
thậm chí còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn, đấy là khi “quyền tự
quyết của các dân tộc” được dùng để chỉ sự kiện là quốc gia dân tộc có
quyền tách và nhập những khu vực có dân cư thuộc sắc tộc mình sinh sống
thuộc một quốc gia khác, trái với nguyện vọng của người dân ở đấy. Bọn
phát xít ở Ý, trên cơ sở nhân thức như thế về quyền dân tộc tự quyết, đã
tìm cách biện hộ cho yêu sách của họ trong việc tách một số bang của
nước Thuỵ Sĩ và hợp nhất những bang này với nước Ý, mặc dù dân chúng các
bang này không có nguyện vọng đó. Một số người ủng hộ chủ nghĩa Đại Đức
cũng có quan điểm tương tự đối với những khu vực người Đức ở Thuỵ Sĩ và
Hà Lan.
Quyền tự quyết mà chúng ta đang nói đến ở đây
không phải là quyền dân tộc tự quyết mà là quyền tự quyết của dân cư
của mỗi khu vực đủ lớn để thành lập một đơn vị hành chính độc lập. Nếu
có thể bảo đảm được quyền tự quyết cho từng cá nhân thì cũng nên làm.
Điều này là bất khả thi là do những khó khăn về mặt kĩ thuật vì mỗi khu
vực cần phải được quản lí như một đơn vị hành chính riêng biệt và quyền
tự quyết bị hạn chế bới ý chí của đa số dân cư thuộc một khu vực đủ lớn
để được coi là đơn vị lãnh thổ trong bộ máy quản lí của đất nước.
Trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX, bất cứ nơi nào
mà quyền tự quyết được thực hiện và bất cứ nơi nào mà nó được phép thực
hiện thì ở đó đều dẫn tới hoặc sẽ dẫn tới việc hình thành nhà nước một
dân tộc (nghĩa là người dân nói cùng một thứ tiếng) và giải thể những
nhà nước đa sắc tộc – nhưng đấy phải là kết quả của sự lựa chọn tự do
của tất cả những người được quyền tham gia vào cuộc trưng cầu dân ý.
Việc hình thành những nhà nước bao gồm toàn bộ các thành viên của một
dân tộc là kết quả của việc thực thi quyền tự quyết chứ không phải là
mục đích của nó. Nếu một số người thuộc cùng một dân tộc cho rằng họ
muốn độc lập về mặt chính trị chứ không muốn là một phần của nhà nước
bao gồm toàn thể các thành viên của những người nói cùng một thứ tiếng
thì dĩ nhiên là có thể làm cho họ thay đổi quan điểm chính trị bằng cách
thuyết phục họ tuân theo nguyên tắc dân tộc, theo đó tất cả những người
nói cùng một ngôn ngữ phải thành lập một nhà nước độc lập. Nhưng nếu ta
tìm cách quyết định số phận chính trị của họ trái với ước muốn của họ
bằng cách viện dẫn đến cái quyền dường như cao hơn của dân tộc thì nghĩa
là ta đã vi phạm quyền tự quyết chẳng khác gì sử dụng những biện pháp
đàn áp khác. Việc các nước Đức, Pháp và Ý chia nhau nước Thuỵ Sĩ, ngay
cả nếu được thực hiện theo ranh giới các khu vực ngôn ngữ, là sự vi phạm
trắng trợ quyền tư quyết, chẳng khác gì việc chia cắt nước Ba Lan vậy.
3. Nền tảng chính trị của hoà bình
Có thể nghĩ rằng sau khi đã kinh qua Chiến
tranh Thế giới (ý nói Chiến tranh Thế giới I) thì nhận thức về nhu cầu
của một nền hoà bình vĩnh viễn sẽ trở thành tài sản chung. Nhưng người
ta vẫn không công nhận rằng phải thực hiện cương lĩnh của chủ nghĩa tự
do, không công nhận rằng phải thường xuyên và kiên định theo đuổi cương
lĩnh này ở khắp mọi nơi thì mới có thể đạt được một nền hoà bình bền
vững và cuộc Chiến tranh Thế giới vừa qua chỉ là hậu quả tất yếu và tự
nhiên của chính sách bài bác tự do kéo dài đã hàng chục năm mà thôi.
Khẩu hiệu qui cho chủ nghĩa tư bản trách
nhiệm trong việc khơi mào chiến tranh là vô nghĩa và thiếu suy nghĩ. Mối
liên hệ giữa chiến tranh và chủ nghĩa bảo hộ là rõ ràng và khi đã tảng
lờ các sự kiện thì người ta liền coi các sắc thuế mang tính bảo hộ chính
là chủ nghĩa tư bản. Người ta quên mất rằng chỉ một thời gian ngắn
trước đó tất cả các ấn bản có tinh thần dân tộc chủ nghĩa đều chứa đầy
những lời công kích kịch liệt chống lại tư bản quốc tế (“tư bản tài
chính” và các “tơrớt vàng quốc tế”) vì không có tinh thần quốc gia, vì
họ chống lại những sắc thuế mang tính bảo hộ, vì có tinh thần chống
chiến tranh và ủng hộ hoà bình. Bảo rằng nền công nghiệp quốc phòng chịu
trách nhiệm trong việc gây ra chiến tranh cũng là phi lí. Nền công
nghiệp quốc phòng xuất hiện và lớn mạnh như thế là vì các chính phủ và
các dân tộc thích chiến tranh cần vũ khí. Thật là lố bịch khi cho rằng
các quốc gia quay sang chính sách đế quốc là vì họ thiên vị những người
sản xuất vũ khí. Công nghiệp quốc phòng, cũng như bất cứ ngành công
nghiệp nào khác, là nhằm đáp ứng như cầu. Nếu các dân tộc thích các món
hàng khác chứ không thích đạn dược và thuốc nổ thì những ông chủ nhà máy
sẽ sản xuất những món hàng kia chứ không sản xuất vật liệu dùng cho
chiến tranh nữa.
Có thể thừa nhận rằng ước muốn hoà bình hiện
đã trở thành ước muốn chung của tất cả mọi người. Nhưng nhân dân thế
giới hoàn toàn không hiểu muốn giữ hoà bình thì phải làm gì.
Muốn có hoà bình thì phải loại bỏ tất cả các
động cơ dẫn đến xâm lược. Phải thiết lập một trật tự quốc tế sao cho các
quốc gia và các nhóm quốc gia cảm thấy hài lòng với những điều kiện
sống của mình và không có nhu cầu sử dụng phương tiện tuyệt vọng là
chiến tranh nữa. Người theo chủ nghĩa tự do không tin là có thể loại bỏ
được chiến tranh bằng cách thuyết giáo và giảng dạy đạo đức. Họ cố gắng
tạo ra những điều kiện đủ sức loại bỏ nguyên nhân của chiến tranh.
Yêu cầu đầu tiên về mặt này là sở hữu tư
nhân. Nếu tài sản tư nhân được tôn trọng ngay cả trong thời gian diễn ra
chiến tranh, nếu người chiến thắng không được quyền chiếm đoạt tài sản
của các cá nhân, nếu việc chiếm đoạt tài sản công cộng không có ý nghĩa
đáng kể vì sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất giữ thế thượng phong thì động
lực quan trọng cho việc gây chiến đã bị loại bỏ rồi. Nhưng điều này
hoàn toàn chưa đủ. Muốn cho việc thực hiện quyền tự quyết không biến
thành trò hề thì phải thiết lập được các định chế chính trị đủ sức làm
cho việc chuyển chủ quyền trên một khu vực lãnh thổ từ chính phủ này
sang chính phủ khác trở thành vấn đề càng đơn giản càng tốt, không làm
lợi cũng không gây hại cho bất kì ai. Người ta thường không có khái niệm
đúng đắn về những yêu cầu cần thiết cho việc này. Vì vậy cần phải làm
rõ bằng một vài thí dụ.
Xin hãy nhìn bản đồ phân bố các nhóm ngôn ngữ
và dân tộc tại Trung và Đông Âu và chú ý đến sự kiện, thí dụ như vùng
Bắc và Tây Mohemia, biên giới giữa chúng có rất nhiều đường xe lửa cắt
ngang. Ở đây, do chủ nghĩa can thiệp và chủ nghĩa quốc gia cho nên không
thể làm cho đường biên giới quốc gia tương thích với đường biên phân
chia các nhóm ngôn ngữ. Đường sắt quốc gia của Czech trên đất Đức thì
không thể nào quản lí được, lại càng khó quản lí hơn nếu cứ vài dặm lại
có một ban lãnh đạo khác nhau. Cũng khó tưởng tượng được rằng cứ đi
chừng mười lăm phút lại phải dừng lại để mua vé. Vì vậy, dễ hiểu rằng vì
sao những người ủng hộ chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa can thiệp đi đến
kết luận rằng sự thống nhất về “kinh tế” và “địa lí” của các khu vực
như thế phải được “bảo toàn” và khu vực này phải được đặt dưới quyền của
một “người cai trị” duy nhất. (Rõ ràng là trong những hoàn cảnh như
thế, dân tộc nào cũng tìm cách chứng minh rằng chỉ mình mới có quyền và
đủ sức đóng vai của người cai trị mà thôi). Chủ nghĩa tự do không thấy
có vấn đề gì ở đây hết. Đường sắt tư nhân, nếu không bị nhà nước can
thiệp, có thể đi qua lãnh thổ của nhiều nước mà không tạo ra bất cứ vấn
đề gì. Nếu người ta không thu thuế ở biên giới; nếu người, gia súc và
hàng hoá đều được tự do di chuyển thì sẽ chẳng có vấn đề gì khi chỉ
trong vài giờ tàu hoả đã vượt qua biên giới của mấy nước liền.
Bản đồ ngôn ngữ còn cho ta thấy có những nhóm
sắc dân nằm lọt thỏm trong vùng đất của một dân tộc khác. Không có bất
kì mối liên kết lãnh thổ nào với khu vực định cư chủ yếu của những người
cùng sắt tộc với mình, những người này sống trong những khu định cư
khép kín hoặc trong những ốc đảo ngôn ngữ. Trong những điều kiện chính
trị hiện nay, họ không thể sát nhập với tổ quốc của mình. Sự kiện là khu
vực nằm trong lòng một nhà nước còn bị bao bọc bởi những bức tường thuế
khoá càng làm cho vấn đề toàn vẹn lãnh thổ trở thành nhu cầu mang tính
chính trị. Là một “khu vực ngoại quốc” nhỏ bé, lại bị tách khỏi vùng
lãnh thổ bên cạnh bởi hàng rào thuế quan và những biện pháp bảo hộ khác
thì có khác gì bị bóp nghẹt về mặt kinh tế. Nhưng nếu có tự do thương
mại và nhà nước chịu trách nhiệm bảo vệ quyền sở hữu tư nhân thì vấn đề
sẽ được giải quyết một cách cực kì đơn giản. Lúc đó sẽ không còn ốc đảo
ngôn ngữ nào phải chịu cảnh bị mất quyền dân tộc chỉ vì họ nằm cách biệt
hẳn với phần lãnh thổ nơi có đa số đồng bào của mình sinh sống.
“Vấn đề hành lang” cũng chỉ xuất hiện trong
hệ thống can thiệp-quốc gia-đế quốc mà thôi. Đất nước không có đường ra
biển tin rằng họ cần một “hành lang” thông ra biển nhằm ngăn chặn ảnh
hưởng của chính sách mang tính quốc gia chủ nghĩa và chính sách can
thiệp về kinh tế của những nước xung quanh đối với nền ngoại thương của
họ. Nếu tự do thương mại trở thành điều luật được mọi người tôn trọng
thì “hành lang” cũng khó mang lại lợi lộc gì cho đất nước không có đường
thông ra biển.
Chuyển từ một “khu vực kinh tế” này sang một
khu vực kinh tế khác là phải chịu những hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh
tế. Thí dụ, chỉ cần nghĩ đến nền công nghiệp sợi bông của vùng Bắc
Alsatia, phải chuyển vùng đến hai lần; hay công nghiệp dệt của Ba Lan ở
vùng Silesia Thượng ..v.v.. thì sẽ rõ. Nếu việc thay đổi trong các liên
minh chính trị của một vùng lãnh thổ mang lại lợi ích hay thiệt hại cho
những người sống trên vùng lãnh thổ đó thì quyền tự do bỏ phiếu cho quốc
gia mà họ thực sự muốn trở thành một phần của nó lại bị giới hạn một
cách nghiêm trọng. Chỉ có thể nói đến quyền tự quyết thực sự khi quyết
định của mỗi cá nhân đều xuất phát từ ý chí tự do của chính người đó chứ
không phải từ nỗi sợ bị mất hay hi vọng là sẽ được lợi. Không thể có
các khu vực “kinh tế” trong chủ nghĩa tư bản được tổ chức trên các
nguyên tắc tự do. Cả bề mặt trái đất sẽ là một khu vực kinh tế duy nhất
trong thế giới như thế.
Quyền tự quyết có lợi cho những người thuộc
thành phần đa số. Chính sách đối nội phải có những biện pháp nhất định
thì mới bảo vệ được những người thuộc các sắc dân thiểu số. Trước hết
chúng ta sẽ xem xét những biện pháp trong lĩnh vực giáo dục.
Hiện nay, tại phần lớn các quốc gia, đi học
đã trở thành nghĩa vụ bắt buộc. Cha mẹ có trách nhiệm cho con đi học
trong một số năm nhất định hoặc dạy cho chúng những kiến thức tương tự
tại nhà. Chẳng cần phải đi sâu vào những lí do ủng hộ hay phản đối giáo
dục bắt buộc khi vấn đề này vẫn đang được bàn thảo. Chúng chẳng có liên
quan gì đến những vấn đề đang tồn tại hiện nay. Chỉ có một luận cứ là có
thể có mối liên hệ nào đó mà thôi, mà cụ thể là: bám vào chính sách
giáo dục bắt buộc là không phù hợp với những cố gắng nhằm thiết lập nền
hoà bình bền vững.
Chắc chắn là dân chúng London, Paris hay
Berlin sẽ cho đấy là tuyên bố không thể tin được. Giáo dục bắt buộc thì
có liên quan gì với chiến tranh và hoà bình? Nhưng người ta không thể
giải quyết được vấn đề này, như họ đã từng làm thế với nhiều vấn đề
khác, chỉ trên quan điểm của người Tây Âu. Chắc chắn là ở London, Paris
hay Berlin vấn để giáo dục bắt buộc có thể được giải quyết một cách dễ
dàng. Ở những thành phố này sẽ không có vấn đề dạy bằng ngôn ngữ nào.
Dân chúng trong các thành phố này, cũng tức là những người gửi con em
tới trường học, nói chung có thể coi là thuần nhất về mặt dân tộc. Thậm
chí ngay cả những người không nói tiếng Anh ở London cũng muốn con mình
được học bằng tiếng Anh - đấy là vì quyền lợi của con cái họ. Ở Paris
hay Berlin tình hình cũng như thế.
Nhưng tại những khu vực rộng lớn, nơi người
dân nói những ngôn ngữ khác nhau sống cạnh nhau và hoà vào nhau thành
một mớ hỗn độn đa ngôn ngữ thì vấn đề giáo dục bắt buộc lại có ý nghĩa
hoàn toàn khác. Ở đây vấn đề dạy bằng ngôn ngữ nào lại có vai trò quyết
định. Sau một thời gian ta sẽ thấy rằng cách giải quyết vấn đề này có
thể có ảnh hưởng quyết định đến quốc tịch của cả khu vực. Trường học có
thể làm cho con cái thờ ơ với dân tộc của cha mẹ mình và có thể được sử
dụng như là phương tiện áp bức toàn thể các dân tộc khác. Kiểm soát được
trường học là có thể làm lợi cho dân tộc mình và làm hại các dân tộc
khác.
Đưa trẻ đến trường sử dụng ngôn ngữ của cha
mẹ chúng không phải là biện pháp giải quyết vấn đề. Trước hết, ngoài vấn
đề của những đứa trẻ có cha mẹ nói bằng những ngôn ngữ khác nhau, không
phải lúc nào cũng dễ dáng xác định tiếng mẹ đẻ của chính cha mẹ của
chúng. Trong những khu vực đa ngôn ngữ, công việc của nhiều người buộc
họ phải sử dụng được tất cả các thứ tiếng đang dùng trong nước. Ngoài
ra, thường là người ta không thể công khai tuyên bố thành phần dân tộc
của mình - đấy cũng là vì lí do mưu sinh mà ra. Trong hệ thống của chủ
nghĩa can thiệp điều đó có thể dẫn tới việc mất khách hàng thuộc các dân
tộc khác hoặc mất việc nếu người sử dụng lao động thuộc thành phần dân
tộc khác. Lại có nhiều cha mẹ muốn gửi con đến trường thuộc dân tộc khác
hơn là học trường của dân tộc mình vì cho rằng biết nhiều ngôn ngữ hoặc
đồng hoá với dân tộc khác thì có lợi hơn là trung thành với dân tộc
mình. Để cha mẹ lựa chọn trường cho con học cũng có nghĩa là để mặc họ
phải chịu mọi hình thức áp bức chính trị mà ta có thể tưởng tượng được.
Trong tất cả những khu vực có nhiều dân tộc sinh sống, trường học là
“phần thưởng” chính trị quan trọng nhất. Khi còn là định chế bắt buộc và
của nhà nước thì nó không thể tách rời chính trị được. Chỉ có một biện
pháp giải quyết: nhà nước, chính phủ, luật pháp không bao giờ được dính
dáng đến vấn đề học hành và giáo dục. Không được dùng tiền của của nhà
nước cho những mục đích này. Việc giáo dục và dạy dỗ thanh thiếu niên
phải là việc của cha mẹ, việc của các hiệp hội và định chế tư nhân.
Thà rằng có một số thanh niên không được học
hành còn hơn là được hưởng thú vui học tập nhưng rồi khi lớn lên họ sẽ
có nguy cơ bị giết hoặc bị tàn phế suốt đời. Mù chữ nhưng khoẻ mạnh còn
hơn là biết chữ mà tàn tật.
Nhưng ngay cả khi ta đã loại bỏ được những áp
bức về mặt tinh thần do chính sách giáo dục bắt buộc gây ra thì cũng
còn lâu ta mới loại trừ được tất cả những nguồn gốc của sự va chạm giữa
các dân tộc sống trong khu vực đa ngôn ngữ. Trường học có thể là một
phương tiện áp bức dân tộc – theo quan niệm của chúng tôi thì là phương
tiện nguy hiểm nhất – nhưng không phải là phương tiện duy nhất. Bất cứ
sự can thiệp nào của chính phủ vào đời sống kinh tế cũng đều có thể trở
thành phương tiện ngược đãi những dân tộc không nói cùng thứ tiếng với
nhóm đang cầm quyền. Vì thế, muốn bảo vệ hoà bình thì hoạt động của
chính phủ phải được giới hạn trong lĩnh vực mà không ai có thể thay thế
được, theo đúng nghĩa đen của từ này.
Chúng ta không thể không có bộ máy của chính
phủ, bộ máy của chính phủ là để bảo vệ và duy trì cuộc sống, quyền tự
do, tài sản và sức khoẻ của mỗi cá nhân. Nhưng trong những khu vực có
thể xảy ra kì thị chủng tộc trong khi thi hành nhiệm vụ của nhà nước thì
ngay cả hành động của cảnh sát và toà án cũng có thể tạo ra nguy cơ
rồi. Chỉ có ở những nước, nơi người dân không có thái độ thiên vị dân
tộc này hay dân tộc khác thì ta mới không phải lo quan chức có thái độ
kì thị trong khi thi hành luật pháp nhằm bảo vệ đời sống, quyền tự do,
tài sản và sức khoẻ mà thôi. Còn ở những nơi mà sự khác biệt về tôn
giáo, khác biệt về dân tộc và những khác biệt tương tự đã trở thành hố
sâu ngăn cách người dân đến mức không thể nào có sự công bằng và nhân
đạo mà chỉ còn lòng hận thù thì vấn đề sẽ hoàn toàn khác. Khi đó, một
viên quan toà sử dụng quyền lực nhằm phục vụ cho quyền lợi của nhóm mình
nhưng lại nghĩ rằng mình đang thi hành phận sự, đấy chính là hành động
kì thị, hành động này có có thể là cố ý, nhưng thường là không cố ý.
Vì bộ máy của chính phủ không có chức năng
nào khác ngoài chức năng bảo vệ cuộc sống, quyền tự do, tài sản và sức
khoẻ cho nên có thể đưa ra những qui định nhằm hạn chế một cách triệt để
lĩnh vực mà bộ máy hành chính và toà án có thể hoạt động một cách tự
do, không để hoặc để rất ít khoảng trống cho những hoạt động tuỳ tiện
hay đưa ra những quyết định độc đoán và chủ quan. Nhưng chỉ cần giao cho
nhà nước quản lí một phần quá trình sản xuất, chỉ cần bộ máy của chính
phủ được yêu cầu quyết định món hàng nào quan trọng hơn là sẽ không thể
nào buộc các quan chức phải tuân thủ những điều luật và qui định nhằm
bảo đảm quyền lợi của các các công dân được nữa. Luật hình sự nhằm trừng
phạt những kẻ sát nhân, ở mức độ nào đó, đã qui định rõ ai là và ai
không phải là sát nhân và vì vậy mà đã xác định được lĩnh vực trong đó
quan toà có thể tự do đưa ra phán quyết của mình. Dĩ nhiên là luật sư
nào cũng biết rằng, trong những trường hợp cụ thể, ngay cả những đạo
luật tốt nhất cũng có thể bị người ta xuyên tạc trong khi giải thích, áp
dụng và thi hành. Nhưng trường hợp cơ quan của chính phủ chịu trách
nhiệm quản lí phương tiện giao thông, hầm mỏ hoặc đất công; ta chẳng thể
nào giữ cho nó không thiên vị trong những vấn đề liên quan đến chính
sách quốc gia vì mọi chỉ dẫn đều sẽ biến thành những lời sáo rỗng; tốt
nhất là giới hạn quyền tự do hành động vì những lí do khác (đã được thảo
luận trong phần 2). Nhưng lại phải dành cho cơ quan của chính phủ không
gian để hành động vì không thể biết trước được rằng nó sẽ phải hành
động trong những hoàn cảnh nào. Như vậy là đã để rộng cửa cho những hành
động độc đoán, thiên vị và lạm dụng quyền lực.
Ngay cả trong những khu vực có đại diện của
nhiều dân tộc sinh sống thì cũng cần phải có một chính quyền thống nhất.
Mỗi góc phố không thể có hai viên cảnh sát, một người Đức, một người
Czech, mỗi người chỉ chịu trách nhiệm bảo vệ người thuộc dân tộc mình.
Nhưng ngay cả nếu làm được như thế thì cũng sẽ xuất hiện vấn đề là ai sẽ
phải can thiệp khi người của cả hai sắc dân cùng bị rơi vào hoàn cảnh
cần phải can thiệp. Thiệt hại do nhu cầu phải có một chính quyền thống
nhất trên những vùng lãnh thổ như thế là không thể tránh được. Nhưng,
nếu trong khi thực hiện những chức năng không thể thoái thác được là bảo
vệ cuộc sống, quyền tự do, tài sản và sức khoẻ mà chính phủ đã gặp
những khó khăn như thế thì càng không được mở rộng phạm vi hoạt động của
chính phủ sang các lĩnh vực khác, mà thực chất là sẽ phải giành cho cơ
quan của chính phủ nhiều quyền tự do hành động hơn, làm cho khó khăn
càng khủng khiếp hơn.
Nhiều khu vực rộng lớn trên trái đất là khu
vực quần cư của nhiều giống người, chứ không phải là người của một dân
tộc, một giống người hay một tôn giáo. Do quá trình di dân, chắc chắn sẽ
xảy ra do sự dịch chuyển của quá trình sản xuất, mà nhiều vùng mới sẽ
phải đối mặt với hiện tượng quần cư. Nếu không muốn cố tình làm cho
những va chạm sẽ nảy sinh giữa các nhóm khác nhau sống chung với nhau
thì càng phải giới hạn hoạt động của chính phủ vào những nhiệm vụ mà chỉ
có nó mới thực hiện được.
Nguồn: http://mises.org/liberal.asp
Phạm Nguyên Trường dịch
Chương 3
Chính sách đối ngoại của chủ nghĩa tự do
1. Giới hạn của nhà nước
Đối với người theo chủ nghĩa tự do, chính
sách đối nội và đối ngoại không hề mâu thuẫn với nhau và trong mắt anh
ta, câu hỏi thường được đặt ra và được thảo luận đến nát nước là cần
phải ưu tiên cho chính sách đối ngoại hay là ngược lại, là một câu hỏi
vớ vẩn. Vì chủ nghĩa tự do, ngay từ khởi thuỷ, là khái niệm chính trị
bao trùm lên toàn thề giới, và những tư tưởng mà nó tìm cách thực hiện
trong một khu vực hạn chế cũng có giá trị đối với những lĩnh vực rộng
lớn hơn của nền chính trị thế giới. Nếu người theo chủ nghĩa tự do có
phân biệt giữa chính sách đối nội và đối ngoại thì chỉ là muốn cho thuận
tiện và với mục đích phân loại, nhằm chia các vấn đề chính trị thành
những nhóm chủ yếu, chứ không phải vì tin rằng hai lĩnh vực này phải áp
dụng những nguyên tắc khác nhau.
Mục tiêu của chính sách đối nội cũng như đối
ngoại của chủ nghĩa tự do là: hoà bình. Mục đính mà nó nhắm đến là sự
hợp tác hoà bình giữa các dân tộc cũng như trong nội bộ từng dân tộc.
Xuất phát điểm của tư tưởng tự do là sự công nhận giá trị và tầm quan
trọng của sự hợp tác giữa người với người, và toàn bộ chính sách cũng
như cương lĩnh của chủ nghĩa tự do là nhằm giữ vững và mở rộng hơn nữa
sự hợp tác giữa người với người trong cộng đồng nhân loại. Lí tưởng tối
thượng của chủ nghĩa tự do là sự hợp tác hoàn hảo của toàn thể loài
người được thực hiện một cách hoà bình và diễn ra một cách suôn sẻ. Tư
tưởng của chủ nghĩa tự do bao giờ cũng bao trùm lên toàn cầu chứ không
phải chỉ là từng phần của nó. Nó không dừng lại ở những nhóm người nhất
định, cũng không dừng lại trước biên giới một làng, một tỉnh, một nước
hay một châu lục. Tư duy của nó mang tầm thế giới và toàn cầu: bao trùm
lên tất cả mọi người và toàn bộ thế giới. Theo ý nghĩa này thì chủ nghĩa
tự do chính là chủ nghĩa nhân đạo, còn người theo chủ nghĩa tự do là
công dân của toàn thế giới hay là người theo chủ nghĩa thế giới.
Hiện nay, khi mà những tư tưởng bài tự do
đang giữ thế thượng phong trên toàn thế giới, quần chúng có thái độ nghi
ngờ đối với chủ nghĩa thế giới. Ở Đức, những người yêu nước cuồng tín
không thể tha thứ cho các thi sĩ vĩ đại, đặc biệt là Goethe, vì tư tưởng
và tình cảm của họ không giới hạn trong biên giới quốc gia mà có xu
hướng bao trùm lên toàn thế giới. Nhiều người cho rằng quyền lợi quốc
gia và quyền lợi của nhân loại là không thể dung hoà và người nào hướng
khát vọng và nỗ lực của mình cho sự thịnh vượng của toàn thể nhân loại
cũng tức là không đếm xỉa đến quyền lợi quốc gia của mình. Không có gì
sai lầm hơn thế. Một người Đức hoạt động cho lợi ích của toàn nhân loại
cũng chẳng làm thiệt hại cho quyền lợi của đồng bào mình - tức là những
người có chung tiếng nói và sống chung với anh ta trên một mảnh đất,
những người cùng sắc tộc và cộng đồng tâm linh – hơn là một người hành
động vì quyền lợi của toàn thể dân tộc Đức làm thiệt hại đến quyền lợi
của thành phố quê hương người đó. Vì người nào quan tâm đến sự thịnh
vượng của toàn thế giới bao nhiêu thì cũng quan tâm đến sự thịnh vượng
của cộng đồng mà người đó đang sống bấy nhiêu.
Những người dân tộc chủ nghĩa có thái độ
sô-vanh, tức là những kẻ cho rằng quyền lợi giữa các dân tộc là không
thể dung hoà và tìm cách áp dụng chính sách nhằm bảo vệ quyền thống trị
của dân tộc này đối với dân tộc khác - thậm chí bằng vũ lực, nếu cần -
lại thường xuyên nhấn mạnh sự cần thiết và lợi ích của tình đoàn kết
quốc gia. Họ càng đòi phải tiến hành chiến tranh chống lại các dân tộc
khác thì họ lại càng kêu gọi hoà bình và hoà hợp giữ những người sống
trên cùng đất nước của họ.
Người theo chủ nghĩa tự do không bao giờ
chống lại tinh thần đoàn kết quốc gia. Ngược lại: nhu cầu hoà bình trong
lòng dân tộc chính là kết quả của tư tưởng tự do và chỉ trở thành nhu
cầu nổi bật sau khi các tư tưởng tự do hồi thế kỉ XIX đã được nhiều
người chấp nhận. Trước khi triết lí tự do - với sự tán dương hoà bình vô
điều kiện của nó - chiếm được tâm trí của con người, người ta không chỉ
tiến hành chiến tranh giữa các dân tộc với nhau. Các dân tộc thường
xuyên bị xâu xé bởi những cuộc xung đột nội bộ và những cuộc đấu tranh
đẫm máu. Trong thế kỉ XVIII, người Anh đánh nhau với người Anh ở
Culloden; thậm chí ngay cuối thế kỉ XVIII, khi Phổ đánh nhau cới Áo thì
một số nước Đức đứng về phía này, số khác lại đứng về phía bên kia.
Trong khi đó Phổ chẳng thấy có gì xấu khi đứng về phía nước Ý để đánh
nước Áo thuộc Đức và năm 1870 chỉ vì các sự kiện diễn ra rất nhanh nên
Áo mới không kịp đứng về phía Pháp trong cuộc chiến tranh chống lại nước
Phổ và đồng minh của nước này. Nhiều chiến thắng mà quân đội Phổ lấy
làm tự hào lại là chiến thắng trong những cuộc chiến tranh nhằm chống
lại những nước Đức khác. Chính chủ nghĩa tự do đã dạy các dân tộc giữ
gìn hoà bình trong mỗi nước, và đấy cũng là điều nó muốn các dân tộc
phải giữ trong quan hệ với nhau.
Chính là do sự phân công lao động quốc tế mà
chủ nghĩa tự do mới rút ra luận cứ chống chiến tranh đầy sức thuyết phục
và không thể nào bác bỏ được. Quá trình phân công lao động đã vượt khỏi
biên giới quốc gia từ rất lâu rồi. Hiện nay không có dân tộc văn minh
nào có thể đáp ứng được các nhu cầu nếu chỉ dựa vào nền sản xuất của
chính mình. Tất cả các nước đều phải nhập khẩu và thanh toán bằng cách
xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất. Bất cứ điều gì có thể cản trở hoặc
làm gián đoạn việc trao đổi hàng hoá trên trường quốc tế đều sẽ gây ra
những thiệt hại nghiêm trọng cho nền văn minh nhân loại và đe doạ sự
thịnh vượng, mà thực chất là đe doạ chính sự tồn vong của hàng triệu
triệu người trên trái đất. Trong thời đại, khi mà tất cả các dân tộc đều
phụ thuộc vào hàng hoá do nước ngoài sản xuất thì không ai được gây
chiến nữa. Bất kì sự ngưng trệ nào trong việc nhập khẩu hàng hoá thể
cũng có thể gây ra hậu quả quyết định đối với kết quả của cuộc chiến do
nước đã tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế gây ra cho nên
chính sách muốn tính đến khả năng chiến tranh phải cố gắng biến nền
kinh tế quốc gia trở thành tự cấp tự túc, nghĩa là ngay trong thời bình
cũng phải đặt mục tiêu là đặt dấu chấn hết cho quá trình phân công lao
động tại biên giới quốc gia của mình. Nếu nước Đức muốn rút khỏi quá
trình phân công lao động quốc tế và tìm cách đáp ứng các nhu cầu của
mình thông qua nền sản xuất trong nước thì tổng sản phẩm quốc nội của
nước Đức sẽ giảm và mức sống cũng như nền văn hoá của nhân dân Đức sẽ
giảm đi trông thấy.
2. Quyền tự quyết
Như đã nói bên trên, đất nước chỉ được hưởng
hoà bình khi có một bản hiến pháp dân chủ bảo đảm việc điều chỉnh của
nhà nước cho phù hợp với nguyện vọng của người dân diễn ra suôn sẻ. Chỉ
cần áp dụng nguyên tắc này một cách nhất quán là đủ đảm bảo hoà bình
giữa các dân tộc rồi.
Những người theo trường phái tự do thời kì
đầu cho rằng nhân dân, về bản chất, là những người yêu chuộng hoà bình,
chỉ có vua chúa là thích chiến tranh vì họ muốn tìm kiếm quyền lực và
tài sản bằng cách chinh phục. Vì vậy mà họ tin rằng chỉ cần thay chính
quyền của những ông hoàng của các triều đại bằng chính phủ phụ thuộc vào
người dân là chúng ta sẽ có một nền hoà bình bền vững. Nếu nước cộng
hoà thấy rằng những đường biên giới quốc gia được hình thành trong suốt
quá trình lịch sử trước thời đại tự do không đáp ứng được nguyện vọng
chính trị của nhân dân thì những đường biên giới này sẽ phải được thay
đổi cho phù hợp với kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý, đấy là nói
cuộc trưng cầu dân ý thể hiện được ý chí của toàn dân. Việc dịch chuyển
biên giới quốc gia phải trở thành khả thi nếu dân chúng sống tại một khu
vực nào đó thể hiện ý chí một cách rõ ràng rằng họ muốn sát nhập vào
một quốc gia khác với quốc gia hiện nay. Trong các thế kỉ XVII và XVIII
các Sa Hoàng Nga đã sát nhập vào đế chế của mình những khu vực rộng lớn
song người dân trong các khu vực đó chưa bao giờ có ước muốn trở thành
một phần của nhà nước Nga. Ngay cả khi đế chế Nga thông qua một bàn hiến
pháp thực sự dân chủ thì ước nguyên của dân chúng trong các khu vực này
vẫn không được đáp ứng, đơn giản là vì họ không muốn có bất cứ ràng
buộc của một liên minh chính trị nào với người Nga. Yêu cầu dân chủ của
họ là: tách khỏi đế chế Nga, thành lập các nước Ba Lan, Phần Lan,
Latvia, Lithuania … độc lập. Sự kiện là những đòi hỏi này và những đòi
hỏi tương tự khác của các dân tộc khác (cụ thể là người Ý, người Đức ở
Schleswig-Holstein, người Slav trong đế chế Hapsburg) chỉ có thể được
đáp ứng khi người dân đứng lên cầm vũ khí là nguyên nhân quan trọng nhất
của tất cả các cuộc chiến tranh diễn ra ở châu Âu từ sau Hội nghị
Vienna.
Như vậy là, quyền tự quyết định về vấn đề là
thành viên của một nhà nước nào đó có nghĩa là: bất cứ khi nào mà dân
chúng ở một khu vực náo đó, dù đấy là một làng, một huyện hay một số
huyện nằm cạnh nhau, thể hiện rõ bằng một cuộc trưng cầu dân ý được tiến
hành một cách tự do rằng họ không muốn tiếp tục nằm trong liên minh với
quốc gia hiện nay nữa mà họ muốn thành lập một quốc gia độc lập hay
liên kết với một quốc gia khác thì ước muốn của họ phải được tôn trọng
và thực hiện. Đấy là biện pháp khả thi và hữu hiệu nhất trong việc ngăn
chặn những cuộc cách mạng, ngăn chặn những cuộc chiến tranh, cả nội
chiến lẫn chiến tranh giữa các quốc gia với nhau.
Gọi quyền tự quyết này là “quyền tự quyết của
các dân tộc” là không hiểu vấn đề. Đấy không phải là quyền tự quyết của
một dân tộc trong những đường biên giới đã được xác định mà là quyền
quyết định của dân chúng trong một khu vực lãnh thổ đối với câu hỏi họ
muốn nằm trong thành phần của quốc gia nào. Không hiểu sự khác biệt này
thậm chí còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn, đấy là khi “quyền tự
quyết của các dân tộc” được dùng để chỉ sự kiện là quốc gia dân tộc có
quyền tách và nhập những khu vực có dân cư thuộc sắc tộc mình sinh sống
thuộc một quốc gia khác, trái với nguyện vọng của người dân ở đấy. Bọn
phát xít ở Ý, trên cơ sở nhân thức như thế về quyền dân tộc tự quyết, đã
tìm cách biện hộ cho yêu sách của họ trong việc tách một số bang của
nước Thuỵ Sĩ và hợp nhất những bang này với nước Ý, mặc dù dân chúng các
bang này không có nguyện vọng đó. Một số người ủng hộ chủ nghĩa Đại Đức
cũng có quan điểm tương tự đối với những khu vực người Đức ở Thuỵ Sĩ và
Hà Lan.
Quyền tự quyết mà chúng ta đang nói đến ở đây
không phải là quyền dân tộc tự quyết mà là quyền tự quyết của dân cư
của mỗi khu vực đủ lớn để thành lập một đơn vị hành chính độc lập. Nếu
có thể bảo đảm được quyền tự quyết cho từng cá nhân thì cũng nên làm.
Điều này là bất khả thi là do những khó khăn về mặt kĩ thuật vì mỗi khu
vực cần phải được quản lí như một đơn vị hành chính riêng biệt và quyền
tự quyết bị hạn chế bới ý chí của đa số dân cư thuộc một khu vực đủ lớn
để được coi là đơn vị lãnh thổ trong bộ máy quản lí của đất nước.
Trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX, bất cứ nơi nào
mà quyền tự quyết được thực hiện và bất cứ nơi nào mà nó được phép thực
hiện thì ở đó đều dẫn tới hoặc sẽ dẫn tới việc hình thành nhà nước một
dân tộc (nghĩa là người dân nói cùng một thứ tiếng) và giải thể những
nhà nước đa sắc tộc – nhưng đấy phải là kết quả của sự lựa chọn tự do
của tất cả những người được quyền tham gia vào cuộc trưng cầu dân ý.
Việc hình thành những nhà nước bao gồm toàn bộ các thành viên của một
dân tộc là kết quả của việc thực thi quyền tự quyết chứ không phải là
mục đích của nó. Nếu một số người thuộc cùng một dân tộc cho rằng họ
muốn độc lập về mặt chính trị chứ không muốn là một phần của nhà nước
bao gồm toàn thể các thành viên của những người nói cùng một thứ tiếng
thì dĩ nhiên là có thể làm cho họ thay đổi quan điểm chính trị bằng cách
thuyết phục họ tuân theo nguyên tắc dân tộc, theo đó tất cả những người
nói cùng một ngôn ngữ phải thành lập một nhà nước độc lập. Nhưng nếu ta
tìm cách quyết định số phận chính trị của họ trái với ước muốn của họ
bằng cách viện dẫn đến cái quyền dường như cao hơn của dân tộc thì nghĩa
là ta đã vi phạm quyền tự quyết chẳng khác gì sử dụng những biện pháp
đàn áp khác. Việc các nước Đức, Pháp và Ý chia nhau nước Thuỵ Sĩ, ngay
cả nếu được thực hiện theo ranh giới các khu vực ngôn ngữ, là sự vi phạm
trắng trợ quyền tư quyết, chẳng khác gì việc chia cắt nước Ba Lan vậy.
3. Nền tảng chính trị của hoà bình
Có thể nghĩ rằng sau khi đã kinh qua Chiến
tranh Thế giới (ý nói Chiến tranh Thế giới I) thì nhận thức về nhu cầu
của một nền hoà bình vĩnh viễn sẽ trở thành tài sản chung. Nhưng người
ta vẫn không công nhận rằng phải thực hiện cương lĩnh của chủ nghĩa tự
do, không công nhận rằng phải thường xuyên và kiên định theo đuổi cương
lĩnh này ở khắp mọi nơi thì mới có thể đạt được một nền hoà bình bền
vững và cuộc Chiến tranh Thế giới vừa qua chỉ là hậu quả tất yếu và tự
nhiên của chính sách bài bác tự do kéo dài đã hàng chục năm mà thôi.
Khẩu hiệu qui cho chủ nghĩa tư bản trách
nhiệm trong việc khơi mào chiến tranh là vô nghĩa và thiếu suy nghĩ. Mối
liên hệ giữa chiến tranh và chủ nghĩa bảo hộ là rõ ràng và khi đã tảng
lờ các sự kiện thì người ta liền coi các sắc thuế mang tính bảo hộ chính
là chủ nghĩa tư bản. Người ta quên mất rằng chỉ một thời gian ngắn
trước đó tất cả các ấn bản có tinh thần dân tộc chủ nghĩa đều chứa đầy
những lời công kích kịch liệt chống lại tư bản quốc tế (“tư bản tài
chính” và các “tơrớt vàng quốc tế”) vì không có tinh thần quốc gia, vì
họ chống lại những sắc thuế mang tính bảo hộ, vì có tinh thần chống
chiến tranh và ủng hộ hoà bình. Bảo rằng nền công nghiệp quốc phòng chịu
trách nhiệm trong việc gây ra chiến tranh cũng là phi lí. Nền công
nghiệp quốc phòng xuất hiện và lớn mạnh như thế là vì các chính phủ và
các dân tộc thích chiến tranh cần vũ khí. Thật là lố bịch khi cho rằng
các quốc gia quay sang chính sách đế quốc là vì họ thiên vị những người
sản xuất vũ khí. Công nghiệp quốc phòng, cũng như bất cứ ngành công
nghiệp nào khác, là nhằm đáp ứng như cầu. Nếu các dân tộc thích các món
hàng khác chứ không thích đạn dược và thuốc nổ thì những ông chủ nhà máy
sẽ sản xuất những món hàng kia chứ không sản xuất vật liệu dùng cho
chiến tranh nữa.
Có thể thừa nhận rằng ước muốn hoà bình hiện
đã trở thành ước muốn chung của tất cả mọi người. Nhưng nhân dân thế
giới hoàn toàn không hiểu muốn giữ hoà bình thì phải làm gì.
Muốn có hoà bình thì phải loại bỏ tất cả các
động cơ dẫn đến xâm lược. Phải thiết lập một trật tự quốc tế sao cho các
quốc gia và các nhóm quốc gia cảm thấy hài lòng với những điều kiện
sống của mình và không có nhu cầu sử dụng phương tiện tuyệt vọng là
chiến tranh nữa. Người theo chủ nghĩa tự do không tin là có thể loại bỏ
được chiến tranh bằng cách thuyết giáo và giảng dạy đạo đức. Họ cố gắng
tạo ra những điều kiện đủ sức loại bỏ nguyên nhân của chiến tranh.
Yêu cầu đầu tiên về mặt này là sở hữu tư
nhân. Nếu tài sản tư nhân được tôn trọng ngay cả trong thời gian diễn ra
chiến tranh, nếu người chiến thắng không được quyền chiếm đoạt tài sản
của các cá nhân, nếu việc chiếm đoạt tài sản công cộng không có ý nghĩa
đáng kể vì sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất giữ thế thượng phong thì động
lực quan trọng cho việc gây chiến đã bị loại bỏ rồi. Nhưng điều này
hoàn toàn chưa đủ. Muốn cho việc thực hiện quyền tự quyết không biến
thành trò hề thì phải thiết lập được các định chế chính trị đủ sức làm
cho việc chuyển chủ quyền trên một khu vực lãnh thổ từ chính phủ này
sang chính phủ khác trở thành vấn đề càng đơn giản càng tốt, không làm
lợi cũng không gây hại cho bất kì ai. Người ta thường không có khái niệm
đúng đắn về những yêu cầu cần thiết cho việc này. Vì vậy cần phải làm
rõ bằng một vài thí dụ.
Xin hãy nhìn bản đồ phân bố các nhóm ngôn ngữ
và dân tộc tại Trung và Đông Âu và chú ý đến sự kiện, thí dụ như vùng
Bắc và Tây Mohemia, biên giới giữa chúng có rất nhiều đường xe lửa cắt
ngang. Ở đây, do chủ nghĩa can thiệp và chủ nghĩa quốc gia cho nên không
thể làm cho đường biên giới quốc gia tương thích với đường biên phân
chia các nhóm ngôn ngữ. Đường sắt quốc gia của Czech trên đất Đức thì
không thể nào quản lí được, lại càng khó quản lí hơn nếu cứ vài dặm lại
có một ban lãnh đạo khác nhau. Cũng khó tưởng tượng được rằng cứ đi
chừng mười lăm phút lại phải dừng lại để mua vé. Vì vậy, dễ hiểu rằng vì
sao những người ủng hộ chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa can thiệp đi đến
kết luận rằng sự thống nhất về “kinh tế” và “địa lí” của các khu vực
như thế phải được “bảo toàn” và khu vực này phải được đặt dưới quyền của
một “người cai trị” duy nhất. (Rõ ràng là trong những hoàn cảnh như
thế, dân tộc nào cũng tìm cách chứng minh rằng chỉ mình mới có quyền và
đủ sức đóng vai của người cai trị mà thôi). Chủ nghĩa tự do không thấy
có vấn đề gì ở đây hết. Đường sắt tư nhân, nếu không bị nhà nước can
thiệp, có thể đi qua lãnh thổ của nhiều nước mà không tạo ra bất cứ vấn
đề gì. Nếu người ta không thu thuế ở biên giới; nếu người, gia súc và
hàng hoá đều được tự do di chuyển thì sẽ chẳng có vấn đề gì khi chỉ
trong vài giờ tàu hoả đã vượt qua biên giới của mấy nước liền.
Bản đồ ngôn ngữ còn cho ta thấy có những nhóm
sắc dân nằm lọt thỏm trong vùng đất của một dân tộc khác. Không có bất
kì mối liên kết lãnh thổ nào với khu vực định cư chủ yếu của những người
cùng sắt tộc với mình, những người này sống trong những khu định cư
khép kín hoặc trong những ốc đảo ngôn ngữ. Trong những điều kiện chính
trị hiện nay, họ không thể sát nhập với tổ quốc của mình. Sự kiện là khu
vực nằm trong lòng một nhà nước còn bị bao bọc bởi những bức tường thuế
khoá càng làm cho vấn đề toàn vẹn lãnh thổ trở thành nhu cầu mang tính
chính trị. Là một “khu vực ngoại quốc” nhỏ bé, lại bị tách khỏi vùng
lãnh thổ bên cạnh bởi hàng rào thuế quan và những biện pháp bảo hộ khác
thì có khác gì bị bóp nghẹt về mặt kinh tế. Nhưng nếu có tự do thương
mại và nhà nước chịu trách nhiệm bảo vệ quyền sở hữu tư nhân thì vấn đề
sẽ được giải quyết một cách cực kì đơn giản. Lúc đó sẽ không còn ốc đảo
ngôn ngữ nào phải chịu cảnh bị mất quyền dân tộc chỉ vì họ nằm cách biệt
hẳn với phần lãnh thổ nơi có đa số đồng bào của mình sinh sống.
“Vấn đề hành lang” cũng chỉ xuất hiện trong
hệ thống can thiệp-quốc gia-đế quốc mà thôi. Đất nước không có đường ra
biển tin rằng họ cần một “hành lang” thông ra biển nhằm ngăn chặn ảnh
hưởng của chính sách mang tính quốc gia chủ nghĩa và chính sách can
thiệp về kinh tế của những nước xung quanh đối với nền ngoại thương của
họ. Nếu tự do thương mại trở thành điều luật được mọi người tôn trọng
thì “hành lang” cũng khó mang lại lợi lộc gì cho đất nước không có đường
thông ra biển.
Chuyển từ một “khu vực kinh tế” này sang một
khu vực kinh tế khác là phải chịu những hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh
tế. Thí dụ, chỉ cần nghĩ đến nền công nghiệp sợi bông của vùng Bắc
Alsatia, phải chuyển vùng đến hai lần; hay công nghiệp dệt của Ba Lan ở
vùng Silesia Thượng ..v.v.. thì sẽ rõ. Nếu việc thay đổi trong các liên
minh chính trị của một vùng lãnh thổ mang lại lợi ích hay thiệt hại cho
những người sống trên vùng lãnh thổ đó thì quyền tự do bỏ phiếu cho quốc
gia mà họ thực sự muốn trở thành một phần của nó lại bị giới hạn một
cách nghiêm trọng. Chỉ có thể nói đến quyền tự quyết thực sự khi quyết
định của mỗi cá nhân đều xuất phát từ ý chí tự do của chính người đó chứ
không phải từ nỗi sợ bị mất hay hi vọng là sẽ được lợi. Không thể có
các khu vực “kinh tế” trong chủ nghĩa tư bản được tổ chức trên các
nguyên tắc tự do. Cả bề mặt trái đất sẽ là một khu vực kinh tế duy nhất
trong thế giới như thế.
Quyền tự quyết có lợi cho những người thuộc
thành phần đa số. Chính sách đối nội phải có những biện pháp nhất định
thì mới bảo vệ được những người thuộc các sắc dân thiểu số. Trước hết
chúng ta sẽ xem xét những biện pháp trong lĩnh vực giáo dục.
Hiện nay, tại phần lớn các quốc gia, đi học
đã trở thành nghĩa vụ bắt buộc. Cha mẹ có trách nhiệm cho con đi học
trong một số năm nhất định hoặc dạy cho chúng những kiến thức tương tự
tại nhà. Chẳng cần phải đi sâu vào những lí do ủng hộ hay phản đối giáo
dục bắt buộc khi vấn đề này vẫn đang được bàn thảo. Chúng chẳng có liên
quan gì đến những vấn đề đang tồn tại hiện nay. Chỉ có một luận cứ là có
thể có mối liên hệ nào đó mà thôi, mà cụ thể là: bám vào chính sách
giáo dục bắt buộc là không phù hợp với những cố gắng nhằm thiết lập nền
hoà bình bền vững.
Chắc chắn là dân chúng London, Paris hay
Berlin sẽ cho đấy là tuyên bố không thể tin được. Giáo dục bắt buộc thì
có liên quan gì với chiến tranh và hoà bình? Nhưng người ta không thể
giải quyết được vấn đề này, như họ đã từng làm thế với nhiều vấn đề
khác, chỉ trên quan điểm của người Tây Âu. Chắc chắn là ở London, Paris
hay Berlin vấn để giáo dục bắt buộc có thể được giải quyết một cách dễ
dàng. Ở những thành phố này sẽ không có vấn đề dạy bằng ngôn ngữ nào.
Dân chúng trong các thành phố này, cũng tức là những người gửi con em
tới trường học, nói chung có thể coi là thuần nhất về mặt dân tộc. Thậm
chí ngay cả những người không nói tiếng Anh ở London cũng muốn con mình
được học bằng tiếng Anh - đấy là vì quyền lợi của con cái họ. Ở Paris
hay Berlin tình hình cũng như thế.
Nhưng tại những khu vực rộng lớn, nơi người
dân nói những ngôn ngữ khác nhau sống cạnh nhau và hoà vào nhau thành
một mớ hỗn độn đa ngôn ngữ thì vấn đề giáo dục bắt buộc lại có ý nghĩa
hoàn toàn khác. Ở đây vấn đề dạy bằng ngôn ngữ nào lại có vai trò quyết
định. Sau một thời gian ta sẽ thấy rằng cách giải quyết vấn đề này có
thể có ảnh hưởng quyết định đến quốc tịch của cả khu vực. Trường học có
thể làm cho con cái thờ ơ với dân tộc của cha mẹ mình và có thể được sử
dụng như là phương tiện áp bức toàn thể các dân tộc khác. Kiểm soát được
trường học là có thể làm lợi cho dân tộc mình và làm hại các dân tộc
khác.
Đưa trẻ đến trường sử dụng ngôn ngữ của cha
mẹ chúng không phải là biện pháp giải quyết vấn đề. Trước hết, ngoài vấn
đề của những đứa trẻ có cha mẹ nói bằng những ngôn ngữ khác nhau, không
phải lúc nào cũng dễ dáng xác định tiếng mẹ đẻ của chính cha mẹ của
chúng. Trong những khu vực đa ngôn ngữ, công việc của nhiều người buộc
họ phải sử dụng được tất cả các thứ tiếng đang dùng trong nước. Ngoài
ra, thường là người ta không thể công khai tuyên bố thành phần dân tộc
của mình - đấy cũng là vì lí do mưu sinh mà ra. Trong hệ thống của chủ
nghĩa can thiệp điều đó có thể dẫn tới việc mất khách hàng thuộc các dân
tộc khác hoặc mất việc nếu người sử dụng lao động thuộc thành phần dân
tộc khác. Lại có nhiều cha mẹ muốn gửi con đến trường thuộc dân tộc khác
hơn là học trường của dân tộc mình vì cho rằng biết nhiều ngôn ngữ hoặc
đồng hoá với dân tộc khác thì có lợi hơn là trung thành với dân tộc
mình. Để cha mẹ lựa chọn trường cho con học cũng có nghĩa là để mặc họ
phải chịu mọi hình thức áp bức chính trị mà ta có thể tưởng tượng được.
Trong tất cả những khu vực có nhiều dân tộc sinh sống, trường học là
“phần thưởng” chính trị quan trọng nhất. Khi còn là định chế bắt buộc và
của nhà nước thì nó không thể tách rời chính trị được. Chỉ có một biện
pháp giải quyết: nhà nước, chính phủ, luật pháp không bao giờ được dính
dáng đến vấn đề học hành và giáo dục. Không được dùng tiền của của nhà
nước cho những mục đích này. Việc giáo dục và dạy dỗ thanh thiếu niên
phải là việc của cha mẹ, việc của các hiệp hội và định chế tư nhân.
Thà rằng có một số thanh niên không được học
hành còn hơn là được hưởng thú vui học tập nhưng rồi khi lớn lên họ sẽ
có nguy cơ bị giết hoặc bị tàn phế suốt đời. Mù chữ nhưng khoẻ mạnh còn
hơn là biết chữ mà tàn tật.
Nhưng ngay cả khi ta đã loại bỏ được những áp
bức về mặt tinh thần do chính sách giáo dục bắt buộc gây ra thì cũng
còn lâu ta mới loại trừ được tất cả những nguồn gốc của sự va chạm giữa
các dân tộc sống trong khu vực đa ngôn ngữ. Trường học có thể là một
phương tiện áp bức dân tộc – theo quan niệm của chúng tôi thì là phương
tiện nguy hiểm nhất – nhưng không phải là phương tiện duy nhất. Bất cứ
sự can thiệp nào của chính phủ vào đời sống kinh tế cũng đều có thể trở
thành phương tiện ngược đãi những dân tộc không nói cùng thứ tiếng với
nhóm đang cầm quyền. Vì thế, muốn bảo vệ hoà bình thì hoạt động của
chính phủ phải được giới hạn trong lĩnh vực mà không ai có thể thay thế
được, theo đúng nghĩa đen của từ này.
Chúng ta không thể không có bộ máy của chính
phủ, bộ máy của chính phủ là để bảo vệ và duy trì cuộc sống, quyền tự
do, tài sản và sức khoẻ của mỗi cá nhân. Nhưng trong những khu vực có
thể xảy ra kì thị chủng tộc trong khi thi hành nhiệm vụ của nhà nước thì
ngay cả hành động của cảnh sát và toà án cũng có thể tạo ra nguy cơ
rồi. Chỉ có ở những nước, nơi người dân không có thái độ thiên vị dân
tộc này hay dân tộc khác thì ta mới không phải lo quan chức có thái độ
kì thị trong khi thi hành luật pháp nhằm bảo vệ đời sống, quyền tự do,
tài sản và sức khoẻ mà thôi. Còn ở những nơi mà sự khác biệt về tôn
giáo, khác biệt về dân tộc và những khác biệt tương tự đã trở thành hố
sâu ngăn cách người dân đến mức không thể nào có sự công bằng và nhân
đạo mà chỉ còn lòng hận thù thì vấn đề sẽ hoàn toàn khác. Khi đó, một
viên quan toà sử dụng quyền lực nhằm phục vụ cho quyền lợi của nhóm mình
nhưng lại nghĩ rằng mình đang thi hành phận sự, đấy chính là hành động
kì thị, hành động này có có thể là cố ý, nhưng thường là không cố ý.
Vì bộ máy của chính phủ không có chức năng
nào khác ngoài chức năng bảo vệ cuộc sống, quyền tự do, tài sản và sức
khoẻ cho nên có thể đưa ra những qui định nhằm hạn chế một cách triệt để
lĩnh vực mà bộ máy hành chính và toà án có thể hoạt động một cách tự
do, không để hoặc để rất ít khoảng trống cho những hoạt động tuỳ tiện
hay đưa ra những quyết định độc đoán và chủ quan. Nhưng chỉ cần giao cho
nhà nước quản lí một phần quá trình sản xuất, chỉ cần bộ máy của chính
phủ được yêu cầu quyết định món hàng nào quan trọng hơn là sẽ không thể
nào buộc các quan chức phải tuân thủ những điều luật và qui định nhằm
bảo đảm quyền lợi của các các công dân được nữa. Luật hình sự nhằm trừng
phạt những kẻ sát nhân, ở mức độ nào đó, đã qui định rõ ai là và ai
không phải là sát nhân và vì vậy mà đã xác định được lĩnh vực trong đó
quan toà có thể tự do đưa ra phán quyết của mình. Dĩ nhiên là luật sư
nào cũng biết rằng, trong những trường hợp cụ thể, ngay cả những đạo
luật tốt nhất cũng có thể bị người ta xuyên tạc trong khi giải thích, áp
dụng và thi hành. Nhưng trường hợp cơ quan của chính phủ chịu trách
nhiệm quản lí phương tiện giao thông, hầm mỏ hoặc đất công; ta chẳng thể
nào giữ cho nó không thiên vị trong những vấn đề liên quan đến chính
sách quốc gia vì mọi chỉ dẫn đều sẽ biến thành những lời sáo rỗng; tốt
nhất là giới hạn quyền tự do hành động vì những lí do khác (đã được thảo
luận trong phần 2). Nhưng lại phải dành cho cơ quan của chính phủ không
gian để hành động vì không thể biết trước được rằng nó sẽ phải hành
động trong những hoàn cảnh nào. Như vậy là đã để rộng cửa cho những hành
động độc đoán, thiên vị và lạm dụng quyền lực.
Ngay cả trong những khu vực có đại diện của
nhiều dân tộc sinh sống thì cũng cần phải có một chính quyền thống nhất.
Mỗi góc phố không thể có hai viên cảnh sát, một người Đức, một người
Czech, mỗi người chỉ chịu trách nhiệm bảo vệ người thuộc dân tộc mình.
Nhưng ngay cả nếu làm được như thế thì cũng sẽ xuất hiện vấn đề là ai sẽ
phải can thiệp khi người của cả hai sắc dân cùng bị rơi vào hoàn cảnh
cần phải can thiệp. Thiệt hại do nhu cầu phải có một chính quyền thống
nhất trên những vùng lãnh thổ như thế là không thể tránh được. Nhưng,
nếu trong khi thực hiện những chức năng không thể thoái thác được là bảo
vệ cuộc sống, quyền tự do, tài sản và sức khoẻ mà chính phủ đã gặp
những khó khăn như thế thì càng không được mở rộng phạm vi hoạt động của
chính phủ sang các lĩnh vực khác, mà thực chất là sẽ phải giành cho cơ
quan của chính phủ nhiều quyền tự do hành động hơn, làm cho khó khăn
càng khủng khiếp hơn.
Nhiều khu vực rộng lớn trên trái đất là khu
vực quần cư của nhiều giống người, chứ không phải là người của một dân
tộc, một giống người hay một tôn giáo. Do quá trình di dân, chắc chắn sẽ
xảy ra do sự dịch chuyển của quá trình sản xuất, mà nhiều vùng mới sẽ
phải đối mặt với hiện tượng quần cư. Nếu không muốn cố tình làm cho
những va chạm sẽ nảy sinh giữa các nhóm khác nhau sống chung với nhau
thì càng phải giới hạn hoạt động của chính phủ vào những nhiệm vụ mà chỉ
có nó mới thực hiện được.
Nguồn: http://mises.org/liberal.asp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét