Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Trái đất có thể 'tạm dừng' nóng lên trong 10 năm tới



Ngày 21/8/2014. BBC News - Trái đất có thể 'tạm dừng' nóng lên trong 10 năm tới (Global warming slowdown 'could last another decade'). Theo một nghiên cứu mới đây, sự gián đoạn của tình trạng tăng nhiệt độ toàn cầu có thể kéo dài thêm 10 năm nữa.

Các nhà khoa học đang cố gắng giải thích cho việc trái đất ngừng nóng lên kể từ năm 1999, bất chấp nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển ngày càng gia tăng. Giả thuyết mới cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này là bởi có một chu kỳ tự nhiên 30 năm xảy ra ở Đại Tây Dương. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu thì chu kỳ trên có thể tiếp tục "nhấn chìm" nhiệt vào biển sâu trong thập kỷ tới. Tuy nhiên họ cũng đưa ra cảnh báo rằng Trái đất vẫn ấm lên nhanh chóng khi chu kỳ này chuyển đổi từ "làm mát" trở thành "hâm nóng".
Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel o­n Climate Change_IPCC), nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,050C/thập kỷ trong giai đoạn từ năm 1998 đến 2012, trong khi nếu tính từ năm 1951 đến 2012 thì nhiệt độ trung bình đã tăng 0,120C/thập kỷ. Trước đó, đã có rất nhiều giả thiết được đưa ra về tác nhân gây ra sự gián đoạn đặc biệt của hiện tượng trái đất ấm lên trong khi khí thải CO2 đang ở đà tăng kỷ lục.
Trong các lý giải được đưa ra có nhắc đến tác động của ô nhiễm bụi than đã tạo hiệu ứng phản quang lại ánh sáng và nhiệt năng của mặt trời vào không gian. Sự tăng cường hoạt động núi lửa từ năm 2000 đến nay cũng được đưa ra làm nguyên nhân vì nó có thể đã tác động tới hoạt động truyền nhiệt từ mặt trời. Các ý kiến gần đây cũng hướng về các đại dương là nơi hấp thu lượng nhiệt ‘mất tích’ này.
 
Dòng hải lưuở Đại Tây Dương có thể là nguyên nhân làm chậm đà tăng nhiệt độ trái đất

Năm 2013, một nghiên cứu cho rằng chu kỳ nước trồi (nước lạnh ở sâu dưới biển được gió đẩy lên bề mặt) ở Thái Bình Dương đang hạn chế sự gia tăng nhiệt độ. Tuy nhiên, mới đây Tạp chí Science của Mỹ đã công bố nghiên cứu chuyển trọng tâm từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và các đại dương phía Nam. Nhóm nghiên cứu, do giáo sư Ka Kit Tung của trường Đại học Washington (Mỹ) đứng đầu nói rằng hiện nay có bằng chứng cho thấy một chu kỳ 30 năm đã khiến sự ấm lên của Trái đất "tạm nghỉ" bằng cách “nhấn chìm” phần lớn lượng nhiệt xuống đáy đại dương, họ đã thu thập bằng chứng từ hệ thống các thiết bị có tên “phao Argo” để lấy mẫu nước từ độ sâu 2.000m.
Nỗi sợ hãi thời kỳ băng hà (Ice age fears)
Các nhà nghiên cứu cho rằng đã có một thời gian gián đoạn giữa năm 1945 và 1975 khi nhiệt độ bất ngờ giảm xuống, dẫn đến những lo ngại về một kỷ băng hà mới, tuy nhiên từ năm 1976, chu kỳ này đột ngột thay đổi và góp phần vào sự nóng lên của trái đất khi nhiệt bị giữ lại ở bề mặt nhiều hơn nhưng kể từ năm 2000 là chu kỳ "làm mát" và và nhiệt độ toàn cầu vẫn chưa thể vượt qua mức kỷ lục vào năm 1998.
“Các thiết bị này đã tiết lộ cho chúng tôi rất nhiều điều”, Giáo sư Ka-Kit Tung của Đại học Washington, Mỹ cho biết: “Tôi nghĩ rằng mọi người đều thống nhất là vùng biển ở độ sâu 700m ở Đại Tây Dương và các đại dương phía Nam đang trữ nhiệt chứ không phải là ở Thái Bình Dương”. Một yếu tố quan trọng trong nghiên cứu mới này là độ mặn của nước biển, các vùng biển ở Đại Tây Dương ở các vùng nhiệt đới có độ mặn cao hơn do hiện tượng bốc hơi nước giúp nhiệt độ giảm xuống nhanh hơn.
 
Độ ẩm khí quyển trên Thái Bình Dương khi xảy ra hiện tượng El Nino năm 1997

Mặc dù vậy, việc nước biển quá mặn có thể sẽ làm tan băng ở các vùng biển Bắc cực khiến độ mặn lại giảm xuống, làm chậm tốc độ dòng hải lưu và giữ nhiệt gần bề mặt nước. “Trước năm 2006, độ mặn của nước tăng lên, điều này cho thấy rằng dòng hải lưu đang tăng tốc, giáo sư Tung nói: "Sau năm 2006, độ mặn trong nước biển Đại Tây Dương đã hạ bớt nhưng nó vẫn còn trên mức trung bình dài hạn, hiện tại nó đang ở tiến độ chậm, một khi chỉ số này ở dưới mức trung bình dài hạn, thì thời kỳ tới sẽ là sự ấm lên nhanh chóng của trái đất".
Cùng với dữ liệu từ thiết bị "phao Argo" (Argo floats), GS.Tung đã kiểm tra nhiệt độ ở miền Trung nước Anh trong vòng 350 năm và tin rằng điều này khẳng định cho chu kỳ 70 năm của đợt ấm và lạnh, theo ông những dữ liệu trong quá khứ này có thể kéo dài giai đoạn tạm dừng hiện nay: “Chúng ta có thể có thêm 10 năm nữa hoặc ngắn hơn vì bản thân việc Trái đất nóng lên làm tan chảy băng nhiều hơn và có thể gây lũ lụt ở khu vực Bắc Đại Tây Dương nhưng theo lịch sử thì chúng ta đang ở giữa chu kỳ này”.
Sự nóng lên của Trái đất tăng theo hình bậc thang (Rising staircase of warming)
Một vài nhà nghiên cứu khác trong lĩnh vực này đã công nhận những phân tích của GS. Tung như một phần của các bằng chứng ngày càng thuyết phục cho thấy Đại Tây Dương đóng vai trò trong việc gián đoạn tăng nhiệt này. Giáo sư Reto Knutti thuộc Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ gần đây đã đăng tải một bài đánh giá về tất cả các lập luận liên quan tới sự gián đoạn: “Tôi thấy các nghiên cứu bổ sung cho nhau và chúng đều nhấn mạnh rằng sự biến đổi tự nhiên trong đại dương và bầu khí quyển góp phần quan trọng thay đổi sự tác động lâu dài của con người. Sự hiểu biết sâu rộng hơn về phương thức thay đổi là rất quan trọng để hiểu rõ hơn về những thay đổi trước đây (bao gồm sự khác nhau giữa các mô hình và các thiết bị theo dõi trong thời kỳ gián đoạn) cũng như dự đoán về tương lai, cụ thể là trong thời gian tới và trong khu vực, nơi biểu hiện rõ những thay đổi bắt buộc từ khí thải nhà kính.”
Các nhà khoa học khác cho rằng giả thuyết Đại Tây Dương có vẻ thú vị nhưng cần mở rộng phạm vi quan sát hơn. “Chúng ta thực sự không có nhiều dữ liệu”, TS. Jonathan Robson của Trường Đại học Reading, Anh phát biểu: “Vì vậy nếu có giai đoạn dao động 60 năm ở đại dương này, chúng ta không thể quan sát hết tất cả, về cơ bản là chúng ta quan sát sự tác động của nó và có thể phải đợi 15-20 năm để biết điều gì đang diễn ra”.
Giáo sư Tung tin rằng dù cho nguyên nhân gián đoạn là gì và thời gian tạm dừng bao lâu thì chúng ta hiện đang trên đà “gia tăng bậc thang” (rising staircase) về nhiệt độ toàn cầu, điều này sẽ trở nên rõ ràng khi dòng hải lưu ở Đại Tây Dương thay đổi một lần nữa: “Cuối cùng rồi chúng ta sẽ chạm đến phần lên cao của bậc thang và mức độ nóng lên sẽ rất nhanh, nhanh như 30 năm cuối của thế kỷ 20, cộng với việc chúng ta đang bắt đầu ở giai đoạn bình ổn, nhiệt độ và các tác động sẽ trở nên nghiêm trọng hơn”.
Ngày 08/09/2014
CN. Huỳnh Thị An Khang và CN. Võ Thị Như Quỳnh
(Theo BBC News)
 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét