Các công ty dành hàng tỷ đô la mỗi năm vào việc đào tạo. Theo bậc thầy về bán hàng Duane Sparks thì nhiều khi việc đào tạo chỉ tốn công sức nhưng kết quả thu lại được chẳng được bao nhiêu. Rồi ông đưa cho tôi một bộ các nguyên tắc hay còn gọi là qui tắc đào tạo nhân viên. Phần lớn cuộc trò chuyện của chúng tôi là về đào tạo việc bán hàng nhưng có thể áp dụng chúng vào bất cứ loại hình đào tạo nào. Dưới đây là những qui tắc đó:
1. Dạy kỹ năng, đừng dạy tính cách
Thay vì cố gắng thay đổi tính cách của một cá nhân, hãy chú trọng đào tạo các kỹ năng có thể dạy và học được.
Ví dụ, thử tưởng tượng bạn phải chịu trách nhiệm đối với một kỹ sư lĩnh vực có nhiệm vụ phải tiếp các cuộc điện thoại của khách hàng. Nếu bản chất cô ấy là người hướng nội (một tính cách) thì đừng cố thuyết phục cô ấy hãy trở nên hướng ngoại hơn (một tính cách khác) để giúp bạn bán được hàng. Thay vào đó, hãy đào tạo cô ấy cách lắng nghe tích cực (một kỹ năng) và cách sử dụng những thuật ngữ khiến khách hàng dễ hiểu (một kỹ năng).
2. Dạy những kỹ năng thích hợp
Chỉ dạy nhân viên những kỹ năng mà bạn chắc chắn nó sẽ mang lại những kết quả rõ ràng trong phạm vi công việc của người nhân viên đó.
Ví dụ, nếu nhóm bán hàng gồm toàn những thợ săn (người tìm những ngành kinh doanh mới) và nông dân (những người phát triển các khách hàng hiện tại), thì thật là lãng phí nếu bạn đào tạo cả đội về kỹ năng gọi điện cho khách hàng tiềm năng. Hạn chế việc đào tạo kiểu đó đối với nhóm thợ săn và đào tạo các kỹ năng khác (như quản lý khách hàng) cho nhóm nông dân.
3. Tăng cường và hỗ trợ kỹ năng
Bất cứ khi nào bạn đào tạo một kỹ năng, hãy dành thời gian kiểm tra xem nhân viên đó thực hiện kỹ năng đó tốt đến đâu và chỉ bảo cho họ nếu thấy cần thiết.
Học một kỹ năng mới thì cũng phải biến nó trở thành một thói quen. Không may là để làm như vậy, bạn sẽ phải vượt qua những thói quen hiện tại, một việc không dễ dàng. Việc huấn luyện sẽ cho phép bạn dàn dần củng cố kỹ năng và loại bỏ các thói quen cũ.
4. Thực hiện các đánh giá về kỹ năng
Có lẽ trong kinh doanh thì không có câu nói nào đúng hơn câu nói: “Cái gì đã trải qua đánh giá có nghĩa là đã thực hiện được”. Nếu bạn thực sự muốn nhân viên sử dụng một kỹ năng vào công việc hàng ngày của họ, bạn phải và nhất định phải đánh giá kết quả của việc áp dụng kỹ năng đó.
Ví dụ, nếu bạn đang đào tạo về một khía cạnh nào đó trong qui trình bán hàng của mình, bạn phải đo lường được tỷ lệ biến đổi tại giai đoạn đó của qui trình bán hàng chứ không phải là đo lường tổng doanh thu đã đặt ra từ trước vào cuối mỗi quý.
5. Không ngừng đánh giá tiến bộ
Nếu bạn thực hiện tất cả những điều trên, bạn nên theo dõi đánh giá xem khi nào một kỹ năng mới trở thành bản năng thứ hai của nhân viên. Nếu bạn không thấy được sự cải thiện như mong muốn, có lẽ có điều gì đó không ổn. Có thể bạn đã đào tạo kỹ năng sai hoặc không củng cố và hướng dẫn đầy đủ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét