- Tôi đã xây dựng mục tiêu tích cực chưa, hay vẫn còn lo lắng quá nhiều?
- Tôi phải từ bỏ những gì để đạt được mục tiêu của mình? Tôi có sẵn sàng từ bỏ để đạt được điều mong ước chưa?
- Mục tiêu của tôi có thực tế không?
- Ví dụ như giảm 20kg chỉ trong một tuần hay muốn chạy tốc độ mà không cần huấn luyện viên nào là những mục tiêu hoàn toàn không thực tế. Hãy cố gắng đặt mục tiêu thực tế nhất để có thể đạt được.
- Tôi đã lên thời gian và kế hoạch cụ thể cho mục tiêu chưa? Hãy đề ra khoảng thời gian và từng bước thực hiện để đạt mục tiêu.
- Làm sao tôi biết mình đã đạt được mục tiêu? Ngày hôm đó sẽ như thế nào? Hãy tự hình dung bạn đang cầm bằng tốt nghiệp trong tay, hoặc vừa hoàn thành một cuộc chạy nước rút hay đạt được cân nặng mơ ước. Cảm giác đó như thế nào, bạn thấy gì, nghe gì? Hãy cảm nhận một cách chân thật nhất mà bạn có thể. Hãy để trí tưởng tượng dẫn bạn đến gần đam mê.
Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012
Giữ lửa cho mục tiêu, dễ hay khó ?
16:25
Hoàng Phong Nhã
No comments
Bạn đã bao giờ đặt ra mục tiêu như giảm vài cân, cai thuốc lá hay học
một kĩ năng, nhưng lại bỏ lỡ giữa chừng chưa? Lúc đầu bạn rất hứng khởi
nhưng dần dần, những khó khăn hoặc sự nhàm chán cứ cản bước bạn. Thay vì
cố gắng đạt mục tiêu này, bạn quay ra theo đuổi một mục tiêu khác. Cuối
cùng, bạn có một danh sách dài các mục tiêu không thể đạt được.
Tại sao lại như vậy? Thực tế, 3 lý do dưới đây mới trực tiếp ngăn bạn tiến đến mục tiêu:
Sự sợ hãi
Lý do chủ yếu cho hầu hết những lần bạn bỏ ngang mục tiêu của mình là e
ngại những áp lực từ bên ngoài. Đó có thể là nỗi sợ thất bại, sợ khó
khăn, sợ mất tất cả những gì đang nắm giữ hoặc sợ cách người khác nghĩ
về mình, thậm chí là sợ sự thành công. Có thể bạn không tin nhưng điều
này rất thường xuyên xảy ra. Tiềm thức của bạn đã lập trình sẵn suy nghĩ
“mình không thể chạm đến những điều đó” và gửi đến cơ thể thông điệp
“bỏ cuộc”.
Mục tiêu không rõ ràng
Một lý do khác khiến bạn mãi không thành công là do mục tiêu của bạn
không đủ cụ thể. Bạn chỉ mơ ước một cách chung chung, không biết mình
thật sự muốn làm gì, đạt kết quả gì thậm chí không rõ khi nào mình có
thể đạt được. Thay vì đề ra mục tiêu như “Tôi muốn giảm cân”, bạn hãy
tiến thêm một bước: “Tôi muốn giảm 3kg sau 2 tháng, bằng cách tham gia
khóa luyện thể lực tại trung tâm ABC đều đặn, 3 lần mỗi tuần và ăn uống
hợp lý.” Như vậy bạn sẽ có động lực để theo đuổi mục tiêu.
Khả năng quản lí thời gian và hoạch định chưa ổn
Hãy thử kiểm tra xem bạn có đang loay hoay với nhiều việc nhưng lại
chẳng liên quan đến mục tiêu không? Bạn có thường xuyên đọc những e-mail
không quan trọng, có những cuộc gọi không cần thiết, lướt những trang
web vô bổ, ngập trong đống giấy tờ nhàm chán? Đừng coi thường những việc
nhỏ đó, chúng sẽ chiếm rất nhiều thời gian của bạn. Thay vào đó, bạn
nên sắp xếp mọi việc cho hợp lý, từ việc cơ quan đến cuộc sống thường
ngày như gặp đối tác, mua sắm, học tập…. Nếu cần thiết, bạn hãy thuê trợ
lý hoặc nhờ ai đó trợ giúp. Đừng bận bù đầu hàng giờ với những công
việc không tên đến mức không còn thời gian phát triển bản thân và chuẩn
bị cho mục tiêu.
Vậy, làm cách nào có thể khắc phục những điều này? Trước khi đặt một mục tiêu nào đó, bạn hãy tự hỏi mình những câu sau:
Mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, muốn bỏ cuộc, bạn hãy lặp lại những câu hỏi
trên, đặc biệt là câu 5. Hãy bắt đầu bằng những mục tiêu nhỏ, luôn ghi
nhớ hình ảnh ước mơ bên mình cho đến khi bạn thật sự đạt được. Sau đó,
bạn tiến dần đến những mục tiêu lớn hơn. Chúc bạn chinh phục thành công
những nấc thang của mình và có cuộc sống thật ý nghĩa!
Nguồn: Enzine Article (www.enzinearticles.com)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét