Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Gold mobilization II

Tôi vừa viết một bài viết ngắn cho TBKTSG nêu quan điểm của tôi về vấn đề huy động vàng trong dân mà tôi đã viết trong entry Gold mobilization cách đây hơn 1 năm. Xem lại phần comment trong entry đó thấy mình hứa sẽ trả lời một số comment của các bạn nhưng rồi quên mất nên tôi sẽ trả lời/giải thích thêm dưới đây. Bạn nào quan tâm có thể đọc lại entry trước và những comment phản biện của mọi người trước khi đọc entry này.

Trước hết có ý kiến cho rằng vàng không phải là công cụ thanh toán và khi nó được giao dịch trong các tiệm vàng thì nó chỉ là một loại hàng hóa thuần túy như những hàng hóa khác nên không làm tăng cung tiền. Commenter này lấy ví dụ nếu dân Mỹ bán xe hơi để đầu tư thì chẳng ảnh hưởng gì đến giá trị của đồng USD cả. Bạn Nhật Nam đồng ý với tôi về điểm dân bán vàng ra thay vì giữ trong két sắt ở nhà sẽ làm tăng cung tiền nhưng không đồng ý với lập luận tương tự nếu họ bán bất động sản. Một số ý kiến khác cho rằng nếu người dân bán vàng cho ngân hàng rồi gửi tiền đồng vào ngân hàng lấy lãi thì cũng không làm tăng cung tiền.

Không kể việc vàng vẫn trực tiếp đóng vai trò phương tiện thanh toán cho các giao dịch giá trị lớn ở VN, việc người dân bán thêm 100 tấn vàng (thay vì giữ trong két sắt) sẽ làm tăng cung tiền theo cơ chế sau. Vì giá vàng do thị trường quốc tế quyết định, nếu giá vàng ở VN giảm xuống do excess supply (có thêm 100 tấn vàng trên thị trường không ai muốn giữ) sẽ có người arbitrage (xuất khẩu) chênh lệch giá nội địa và giá quốc tế (qua con đường chính thức, tiểu ngạch, buôn lậu...). Do đó một lượng USD sẽ chảy vào, hoặc trực tiếp trở thành công cụ thanh toán hoặc sẽ được NHNN mua vào để giữ ổn định tỷ giá, điều này tương đương tăng cung tiền. Điểm mấu chốt ở đây là vàng từ chỗ nằng chết trong két sắt (wealth) được biến thành liquidity trong hệ thống tài chính (USD hay VND).

Trong entry trước (bạn đã đọc lại chưa?) nền kinh tê tôi giả định là một nền kinh tế đóng, nghĩa là không có chuyện arbitrage như trên. Tuy nhiên để giữ cho mô hình hợp lý tôi cũng giả định luôn vàng phải là phương tiện thanh toán. Chỉ có như vậy mới có khả năng người dân cùng lúc giảm lượng vàng cất trong két sắt từ 800 xuống 700 tấn (nếu không những người bán ra thêm 100 tấn phải tìm được người muốn mua và cất giữ 100 tấn vàng đó). Thực ra nếu không có giả định vàng trực tiếp là phương tiện thanh toán thì cung tiền vẫn tăng nếu vàng được chuyển thành một loại hàng hóa khác (vd trang sức) và central bank có chính sách ổn định mặt bằng giá. Đơn giản vì khi 100 tấn vàng được chuyển thành một loại hàng hóa khác, real GDP sẽ tăng thêm do đó tổng phương tiện thanh toán phải tăng để phục vụ cho nhu cầu giao dịch tăng.

Điều này cũng đúng với các loại tài sản khác được sử dụng dưới hình thức store of value, vd một mảnh đất để trống hay một chiếc xe hơi cất trong garage. Khi những tài sản "chết" này được đưa vào lưu thông/sản xuất (wealth biến thành liquidity) thì real GDP sẽ tăng lên và tổng phương tiện thanh toán phải tăng tương đương (sẽ nói thêm bên dưới). Trong entry trước tôi đã nhấn mạnh người dân bán thêm 100 tấn vàng vì họ lạc quan hơn vào tương lai nên quyết định bán vàng (hay nhà đất, xe hơi, hoặc bất kỳ tài sản nào khác đang nằm chết) để lấy tiền mặt đi đầu tư, mở rộng sản xuất hay gia tăng tiêu dùng. Chính cái expectation này là lý do làm tăng cung tiền, giả định vàng là phương tiện thanh toán chỉ để lập luận đơn giản, có thể thay thế bằng giả định tồn tại central bank với chính sách ổn định mặt bằng giá.

Một central bank như vậy sẽ tăng cung tiền (tăng phương tiện thanh toán) khi họ thấy expectation về đầu tư, tiêu dùng của người dân gia tăng. Tuy nhiên nếu central bank đánh giá người dân quá lạc quan và real GDP sẽ không thể tăng kịp nhu cầu đầu tư/tiêu dùng thì họ có thể phải giảm phương tiện thanh toán để làm nguội bớt nền kinh tế nhằm tránh lạm phát. Điều này liên quan đến điểm thứ hai tôi đề cập đến trong entry trước là capacity của nền kinh tế. Một số comment phản biện lại lập luận của tôi về việc những yếu kém về hạ tầng, năng lực quản lý của VN làm capacity của VN thấp. Bạn đó lập luận rằng chính những yếu kém đó nếu được giải quyết sẽ giúp VN tăng năng lực sản xuất lên rất nhiều.

Ở đây tôi muốn phân biệt capacity (hiện thời) và potential (trong tương lai) của một nền kinh tế. Về lâu dài potential sẽ quyết định tăng trưởng (capacity tăng lên) và tôi đồng ý VN có nhiều potential. Tuy nhiên trong ngắn hạn capacity mới là yếu tố quyết định tốc độ lạm phát khi expectation về đầu tư/tiêu dùng gia tăng. Tất nhiên capacity không phải là một limit cứng nhắc, một cỗ máy có thể chạy vượt công suất và một nền kinh tế cũng vậy. Nhưng cũng giống như một cỗ máy, nền kinh tế sẽ bị nóng lên khi phải chạy quá tải làm gia tăng rủi ro bị crash. Vai trò của một central bank đúng nghĩa là điều phối cái van cung tiền để cỗ máy kinh tế không bị quá nóng. Do đó central bank thường quan tâm đến capacity chứ không phải potential. [Lưu ý: thuật ngữ potential GDP thường được dùng với ý nghĩa capacity.]

Một điều có thể rút ra từ những thảo luận trên đây là trong một nền kinh tế thị trường (không bị quản lý bởi các mệnh lệnh hành chính) cung tiền được quyết định bởi central bank để accommodate expectation của người dân/doanh nghiệp về tương lai và capacity hiện thời của nền kinh tế. Trong trường hơp VN, tôi cho rằng capacity hiện thời rất hạn chế nên nếu người dân tin vào chính sách huy động vàng của nhà nước bán hết số vàng hiện tại thì hệ quả sẽ là lạm phát, NHNN sẽ không thể sterilize (phát hành trái phiếu rút VND về như một bạn comment) mà phải accommodate số vàng được bán ra vì đó là mục tiêu của chính phủ (tăng đầu tư/tiêu dùng, i.e. tăng AD). Trong bài viết cho TBKTSG tôi cho rằng NHNN có thể còn một lý do nữa là muốn chống lại hiện tượng "vàng hóa" (dollarization bằng vàng) nền kinh tế. Tuy nhiên tôi không nghĩ người dân VN sẽ từ bỏ vàng chừng nào lạm phát còn cao.

Theo tôi thay vì cứ loay hoay thử/sửa hết chính sách này đến chính sách khác trong cái capacity hạn hẹp hiện tại, tốt nhất hãy cởi trói nền kinh tế để tiến đến potential rất lớn của nó. Tôi chưa thấy quốc gia nào (kể cả những nước người dân rất chuộng vàng như Ấn độ, TQ, Cambodia) cứ phải loay hoay với việc quản lý, huy động vàng như VN cả. Bây giờ là thời đại modern banking rồi, không còn là gold standard như cả thế kỷ trước nữa. Một điều tôi cũng rất ngạc nhiên là không hề thấy các tổ chức quốc tế như IMF, WB, ADB khuyên can gì NHNN và chính phủ VN về vấn đề huy động vàng. Chẳng lẽ họ cũng đồng tình với ý định này?
Giang Lê



Gold mobilization


Gần đây một số ý kiến cho rằng cần có biện pháp "huy động 500 (hay 1000) tấn vàng trong dân" chứ cứ để người dân cất số vàng này trong két ở nhà sẽ rất rất lãng phí. Dưới đây là một số suy nghĩ của tôi về vấn đề này trên quan điểm thuần túy lý thuyết kinh tế học (macro).

Thử tưởng tượng một nền kinh tế đóng không có trao đổi ngoại thương và đầu tư với bên ngoài (một island economy như trong textbook kinh tế). Giả sử nền kinh tế đó có "1000 tấn vàng trong dân" và người dân có willingness giữ 800 tấn như một hình thức tiết kiệm (store of value), 200 tấn còn lại được các tiệm vàng giao dịch hàng ngày như một dạng medium of exchange song song với nội tệ. Vào một thời điểm nào đó người dân bất ngờ có nhu cầu giảm tiết kiệm và muốn bán bớt vàng, có thể vì họ cần tăng chi tiêu hay xuất hiện một số cơ hội đầu tư tốt. Điều này cho thấy họ lạc quan hơn về tương lai kinh tế của mình và/hoặc của cả xã hội. Nếu willingness giữ vàng giảm xuống còn 700 tấn, tổng số vàng được giao dịch sẽ tăng lên 300 tấn. Chuyện gì sẽ xảy ra trong nền kinh tế này?

Vì vàng không bị cấm sử dụng như một hình thức medium of exchange, việc lượng vàng được giao dịch hàng ngày tăng lên tương đương như money supply tăng. Nên nhớ việc tăng money supply này nằm ngoài ý chí của central bank, hoàn toàn vì người dân thay đổi willingness của mình vì họ thấy lạc quan về tương lai. Trong ngắn hạn AD tăng lên dẫn đến lạm phát tăng (nhưng giá vàng giảm). AS sẽ tăng trong tương lai (vì đầu tư tăng) còn trong ngắn hạn nó phụ thuộc vào capacity constraint, nghĩa là nền kinh tế hiện tại đã sử dụng hết công suất hay chưa. Nếu nền kinh tế đã hết công suất, AS không thể tăng trong ngắn hạn nên GDP không tăng và kết quả là chỉ có lạm phát gia tăng, nghĩa là người dân đã sai lầm khi quá lạc quan vào tương lai kinh tế và đẩy nền kinh tế phát triển quá nóng. Những lập luận này cho thấy việc "huy động" thêm 100 tấn vàng trong dân sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào khả năng "hấp thu" thêm số vốn này của nền kinh tế, nói cách khác là nền kinh tế còn capacity để sản xuất thêm hay không.

Điều này cũng đúng với bất kỳ loại tài sản tiết kiệm nào khác chứ không chỉ với vàng. Khi người dân bán bớt của cải (vàng, đô la, đất đai,...) để đầu tư hay tăng tiêu dùng, có thể vì họ lạc quan hơn hay họ nghe theo lời kêu gọi "huy động vốn trong dân" của nhà nước, thì tác động cuối cùng phụ thuộc vào năng lực sản xuất thực của nền kinh tế vào thời điểm đó. Xét trên quan điểm tiền tệ, central bank hoàn toàn có thể tăng money supply mà không cần người dân bán vàng hay các tài sản khác nếu cơ quan này cho rằng nền kinh tế còn excess capacity. Kinh tế học (Keynesian & monetarism) cho rằng việc money supply tăng do central bank chủ động làm như vậy tương đương như trường hợp người dân lạc quan hơn và gián tiếp làm tăng money supply qua việc bán bớt tài sản. Tất nhiên việc đánh giá capacity của nền kinh tế không dễ nên nếu central bank không "giỏi" thì tốt nhất nên để người dân/nền kinh tế tự quyết định có nên tăng money supply hay không. Tương tự như vậy, kêu gọi hay ép buộc "huy động vốn/vàng trong dân" vừa thừa vừa có rủi ro người làm chính sách đánh giá sai tình trạng capacity constraint hiện tại.

Với một nền kinh tế mở chứ không đóng như giả định ban đầu, capacity constraint sẽ bớt chặt vì người dân có thể bán vàng ra nước ngoài để đổi lấy máy móc, hàng hóa, dịch vụ về cho mục đích đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên điều này chủ yếu giúp cho lạm phát không tăng cao chứ GDP không được lợi gì (sản xuất trong nước không tăng) nếu domestic capacity đã tới hạn. Vậy điều gì giới hạn capacity của một nền kinh tế: cơ sở hạ tầng yếu kém, bị thắt cổ chai, nhân công không đủ trình độ, kỷ luật lao động kém, và nhất là hệ thống hành chính có bản chất đúng với nghĩa đen "hành là chính". Thêm vào đó, trong cái capacity constraint vốn đã quá hẹp này nhà nước lại muốn phần của mình thật nhiều, tất nhiên sẽ crowd out năng lực sản xuất đáng ra phải dành cho private sector. Sẽ là tai họa trong thời điểm hiện tại nếu toàn dân VN nghe theo lời kêu gọi của nhà nước bán hết vàng đi đầu tư và tiêu dùng. Nhưng tôi tin người dân không đến nỗi ... dại như vậy.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét