Bới lông tìm vết
Leonardo da Vinci cho rằng bất cứ rắc rối nào cũng có... mặt tốt. Vì thế, ông chẳng bao giờ nhìn vấn đề trên một phương diện mà luôn “mổ xẻ” nó theo nhiều chiều. Đa dạng hóa giải pháp cho một vấn đề là cách đã giúp họa sĩ thiên tài giải quyết được khá nhiều chuyện đau đầu cũng như “lóe” ra các ý tưởng mới mẻ.
Biến suy nghĩ thành hình ảnh
Einstein luôn sử dụng mọi cách để trình bày rõ ràng các ý tưởng của mình trên giấy, bao gồm sử dụng bảng biểu, mind-map… Ông thường chọn cách vẽ hình, lập sơ đồ những giải pháp của mình để có cái nhìn thực tế và cụ thể về vấn đề hơn. Ông tin rằng trong quá trình tư duy, chữ và con số phải chịu “lép vế” trước hình ảnh thôi!
Biết cách… "xây cầu"
Aristotle cho rằng đây là một dấu hiệu để nhận biết thiên tài. Theo ông, thiên tài là người có thể tìm thấy điểm chung giữa những vấn đề tưởng chừng như “đông là đông, còn tây là tây” và kết nối chúng lại với nhau. Như Mendel đã kết hợp kiến thức Toán học và Sinh học để tạo ra Định luật Di truyền đấy.
Không sợ thất bại
Điểm khác biệt giữa thiên tài và người bình thường là khả năng “sản xuất” ra ý tưởng, bất kể là điên rồ, phi thực tế hay có tính ứng dụng cao. Thomas Edison có tới 1093 bằng sáng chế bởi ông đã đặt ra chỉ tiêu số lượng ý tưởng mà mỗi trợ lý phải nộp sau mỗi tuần. Khi nghiên cứu về các nhà khoa học, giáo sư Dean Keith Simonton của Đại học California khẳng định: đa phần những thiên tài được ngưỡng mộ không chỉ vì những nghiên cứu tuyệt vời mà còn vì số lượng các ý tưởng, dự án khủng, kể cả những ý tưởng không khả thi. Đơn giản vì họ không sợ thất bại. Trong mọi việc, “thất bại là mẹ thành công” mà!
“Thiên tài do 99% nỗ lực và chỉ 1% là do bẩm sinh". Nếu bạn thấy câu nói này đúng, hãy bắt tay vào việc tư duy các vấn đề theo cách mà các thiên tài từng làm. Dù không trở thành một thiên tài, thì những phương pháp tư duy cực hiệu quả cũng có thể khiến bạn trở nên sáng tạo và giải quyết vấn đề một cách “thiên tài”. Còn chần chừ gì nữa, thử ngay thôi nào!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét