Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012
Làm thế nào tạo ra những ý tưởng mới?
20:25
Hoàng Phong Nhã
No comments
Vì sao chúng ta có quá ít ý tưởng? Làm thế nào để có thể tạo ra
nhiều ý tưởng hơn? Và muốn thay đổi tư duy, để có thể đột phá sức sáng
tạo, hàng ngày chúng ta nên rèn luyện thông qua những hoạt động học tập
và làm việc như thế nào?
Làm thế nào để đột phá sức sáng tạo?
Để tạo nên những ý tưởng mới, khả
năng tư duy sáng tạo có thể được rèn luyện dễ dàng trong mọi hoạt động
bình thường hằng ngày như:
Mỗi khi gặp phải một tình huống
khó khăn, rắc rối trong cuộc sống, bạn hãy nghĩ đến mặt tích cực của vấn
đề và sử dụng ngôn ngữ tích cực. Bởi hình ảnh trong tâm trí và ngôn
ngữ chính là chất liệu hình thành nên tư duy. Những hình ảnh bạn tưởng
tượng và ngôn từ bạn sử dụng sẽ giúp cải thiện trạng thái tâm lý của
bản thân. Vì thế, trước khi bắt đầu làm một công việc bất kỳ, bạn hãy
tưởng tượng ra những hình ảnh thành công mà bạn sẽ đạt được khi hoàn
thành công việc. Tạo niềm tin tích cực sẽ giúp bạn tin vào bản thân,
vào người khác và vào thế giới xung quanh. Hãy duy trì những cảm xúc
tích cực và quản lý những cảm xúc tiêu cực bằng cách nhận biết nó, để
có thể tránh bớt cảm xúc sợ hãi, cảm xúc ghen tị,… và để tránh những
cơn giận dữ điều khiển cuộc sống của bạn.
Tạo hình ảnh tư duy:
- Tạo hình ảnh tư duy bằng “sự
hình dung tưởng tượng”: Khả năng của bộ não là không giới hạn, khi bạn
tạo ra những hình dung tưởng tượng mình thành công tức là bạn đang tạo
ra trong tâm trí những mô hình xử sự thành công mới. Sự hình dung
tưởng tượng sẽ là bí quyết giúp bạn tăng cường các cơ may, tạo nên
nhiều ý tưởng thường xuyên hơn và dễ dàng hơn. Mặc dù chưa ai biết đích
xác tại sao việc nhẩm trước trong trí, sự hình dung tưởng tượng lại có
hiệu quả như vậy, nhưng những ai đã và đang áp dụng đều tin cậy nó.
- Học cách chú tâm: Nhờ chú tâm,
bạn sẽ luôn toàn tâm toàn ý cho công việc. Chú tâm sẽ giúp bạn nghĩ đến
việc sẽ làm tiếp theo dễ dàng hơn. Không những thế, chú tâm còn giúp
chúng ta khám phá những tiềm năng vô tận ẩn sâu trong mỗi con người
Chú tâm là để nhận biết và để không bỏ lỡ! Chú tâm sẽ giúp cho bạn có
những quyết định đúng như bạn muốn, đúng như là con người, hoàn cảnh và
vấn đề cần giải quyết của bạn.
Quan sát sự ngẫu nhiên:
Có rất nhiều người đã dừng lại
toàn bộ công việc của mình khi vấp phải một chút khó khăn. Đây chính là
sai lầm khi bạn muốn sáng tạo. Hãy tiếp tục, rất có thể trong quá trình
làm việc bạn sẽ ngẫu nhiên nảy ra được những ý tưởng mới, hướng giải
quyết mới giúp bạn vượt qua được những khó khăn đó và vươn tới thành
công. Từ những điều tưởng chừng như quen thuộc nhưng nhờ dám độc lập
suy nghĩ, dám tìm cái mới kết hợp với sự tìm tòi và óc quan sát sẽ giúp
trí sáng tạo của bạn phát sinh sáng kiến mang nhiều tính khác lạ, đổi
mới.
Để làm được những điều này, bạn
nên luôn giữ bên mình một cuốn sổ nhỏ, ghi lại những vấn đề bạn quan sát
hàng ngày, tìm những giải pháp khác so với cách bạn đã làm để giải
quyết vấn đề. Cuốn sổ đó còn có thể giúp bạn lưu giữ lại những ý tưởng
bất chợt nẩy ra trong đầu khi bạn đang ở bất cứ đâu. Ngoài ra, để có
nhiều ý tưởng, bạn cần quan sát, nhìn nhận vấn đề với nhiều góc độ. Bởi
rất có thể bạn sẽ tìm kiếm được những ý tưởng mới, những cách làm mới
hiệu quả hơn nếu bạn phân tích vấn đề dưới một góc nhìn mới.
Ai cũng sáng tao được, hãy để
cho óc sáng tạo của bạn được rèn luyện và phát triển bằng cách thường
xuyên tham gia các hoạt động thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, câu cá
hay đi bộ... Bên cạnh đó, điều quan trọng là cần thay đổi quan điểm của
mình về sáng tạo, chấp nhận một chút mạo hiểm trong công việc, trong
cuộc sống; dám nghĩ khác, làm khác, kể cả có lý và vô lý... (Không
đúng, nhưng đẹp - Hình minh họa).
Khích lệ và giải phóng tiềm năng sáng tạo bản thân:
Sáng tạo, tìm ra ý tưởng là điều
ai cũng có thể làm được. Chỉ vì các quan niệm “thiên tài” và không phải
thiên tài; vì các định kiến “ý tưởng” thế này là hữu dụng, ý tưởng thế
kia là tầm thường; vì áp lực “vô hình” muốn được ngợi khen là người
biết khiêm nhường v.v…; từ đó đã tạo nên tâm lý e dè, sợ xấu hổ. Chúng
đè ép và phá hỏng tâm trí sáng tạo dù ít, dù nhiều luôn tiềm tàng sẵn
có trong mỗi người. Vì vậy, bạn hãy cứ sáng tạo đi, làm khác đi, có
nhiều ý tưởng đi. Đừng quá quan tâm đến việc người khác nghĩ thế nào
khi bạn muốn có những ý tưởng sáng tạo. Làm sao biết được ý tưởng của
bạn sẽ là vô dụng, là không độc đáo khi bạn chưa có được nó?
Đừng để sự phê phán cuốn trôi và hủy diệt óc sáng tạo. (Hình minh họa-Internet)
Thay đổi tư duy đi! Hãy có niềm
tin, rồi bạn sẽ làm được. Đột phá sức sáng tạo để có thể tạo ra những ý
tưởng mới chính là sự thay đổi cần thiết, không những cho học hành,
cho công việc mà còn cho cả cuộc sống. Chắc chắn tâm hồn của bạn sẽ trở
nên tươi mới hơn, hài hòa hơn và hạnh phúc hơn.
Chúc bạn tìm thấy con đường riêng cho mình và thành công.
Trương chí Thông
0 nhận xét:
Đăng nhận xét