Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Nghệ Thuật Thuyết Phục đỉnh cao

15 bước dưới đây sẽ giúp bạn thành công mỹ mãn trong việc thuyết phục đối tác đồng ý với dự án của cá nhân bạn.
1. Tạo sự tin tưởng. Để tiếp cận và chiếm được sự tin tưởng của người khác không hề đơn giản. Khéo léo thôi không đủ, bạn còn cần phải chân thành nữa. Nếu muốn người khác ủng hộ phương án của mình, trước tiên hãy cho họ biết tại sao họ nên nghe bạn, và chứng minh cho họ thấy đó là phương án khả thi nhất.


2. Tìm điểm tương đồng. Những "tư tưởng lớn" thường vẫn hay gặp nhau. Do đó hãy thể hiện cho người nghe thấy ý tưởng của bạn rất "ăn khớp" với họ hoặc chí ít thì cũng "dính dáng" nhiều đến công việc của họ. Tốt nhất bạn nên đặt mình vào hoàn cảnh của họ, thấu hiểu những lo lắng của họ và biết cách chia sẻ. Khi đã thấy bạn cùng "thuyền" với họ, chắc chắn lòng tin từ đó sẽ hình thành.


3. Lập luận rõ ràng. Cho dù đó là bài thuyết trình, một buổi gặp gỡ giới thiệu sản phẩm hay gì chăng nữa thì hãy cố gắng để mọi lập luận của bạn thật mạch lạc. Hãy bắt đầu sao cho ai cũng muốn nghe bạn nói tiếp. Hãy kết thúc sao cho những gì bạn nói sẽ để lại ấn tượng lâu dài trong tâm trí người nghe. Lặp lại những lập luận quan trọng nhất sẽ khiến người nghe chú ý và dễ nhớ hơn.

4. Thể hiện cả ưu nhược điểm. Không một ý tưởng nào thật sự hoàn hảo. Người nghe sẽ thấy bạn công bằng và có lý hơn nếu bạn đề cập đến cả phần ưu lẫn nhược điểm của một vấn đề. Quan trọng là bạn phải biết cách nhấn mạnh ưu điểm và chỉ sơ qua các nhược điểm để đối tác thấy rằng những cái vượt vẫn đang vượt trội. Đừng "múa rìu qua mắt thợ" khi đưa ra quá nhiều ưu điểm hoặc nối dối về nhược điểm vì người bị hại sau cùng sẽ là bạn chứ không phải người nghe.

5. Khơi gợi tính tư lợi. Sẽ thuyết phục hơn nếu người nghe nhận thấy họ được gì từ ý tưởng của bạn. Hãy tìm hiểu và nắm chắc mong muốn của họ và chứng minh ý tưởng ấy sẽ thỏa mãn được mong muốn đó.


6. "Tâng bốc" có chiến lược. Khen người khác có quá đôi chút cũng chẳng hại gì mà đôi khi còn giúp bạn thu được những thành quả "ngoài sức tưởng tượng." Thử tìm hiểu sở trường, sở thích của đối tác - tennis hay bóng đá hoặc sưu tập đồ cổ và cứ thế mà "tán" thêm. Những câu chuyện ngoài lề khiến người nghe thấy họ được đánh giá cao, được quan tâm và tất nhiên sẽ cởi mở hơn để bạn dễ thực hiện tiếp chiến lược thuyết phục của mình.


7. Thể hiện tính chuyên gia. Nhìn chung thì cái gì chuyên gia nói cũng đương nhiên đúng. Sao lại không thể hiện cho người nghe biết ý tưởng của bạn cũng giống giống và được chuyên gia trong lĩnh vực đó đồng tình, tán thưởng?


8. Tạo sự nhất trí. Hầu hết mọi người đều tán thành theo số đông. Do đó bạn cần cho người khác biết ý tưởng của mình đã thành công ở những đâu và được nhiều người ủng hộ như thế nào. Nếu có một vài tên tuổi ủng hộ bạn thì phần thắng với bạn sẽ còn cao hơn.


9. Chọn thời điểm. Người ta đã nói cái gì thành công cũng phải được cả "thiên thời địa lợi." Do đó, việc đưa ra ý tưởng của mình vào thời điểm nào rất cần ở bạn sự khéo léo và cả giác quan thứ sáu. Tránh tiếp cận, yêu cầu khách hàng trong thời gian họ căng thẳng, lo âu hoặc đau khổ. Học cách phán đoán tâm trạng để biết lúc nào đối tác cảm thấy tự tin, an toàn để tiếp cận ý tưởng của bạn.


10. Độc đáo. Cái gì càng hiếm thì càng sáng giá. Người nghe sẽ để tâm hơn nếu họ thấy rằng ý tưởng của bạn là độc đáo, là hiếm thấy hoặc có rất nhiều công ty đang muốn mua sáng kiến của bạn với giá cao.


11. Tự tin. Để thuyết phục người khác tin vào ý tưởng của mình thì trước tiên bạn cần phải tin vào bản thân và biết cách thể hiện sự tự tin đó. Chỉ cần thể hiện một chút băn khoăn là bạn đã mất điểm trước người khác rồi. Bản thân bạn chính là người ủng hộ lớn nhất của bạn và vì vậy hãy tin vào chính khả năng của mình.


12. Tạo sự thú vị. Nếu cuộc nói chuyện hoặc bài thuyết trình của bạn chỉ có "à với ầm" thì chắc chắn đó sẽ là liều thuốc ngủ tuyệt vời cho thính giả và cơ hội được gặp lại họ sẽ rất hiếm hoi. Bạn cần thể hiện ý tưởng, dự án của mình một cách sinh động với toàn bộ nhiệt huyết và cả sự hài hước nếu có thể để thu hút người khác. Đừng quên dùng những hình ảnh trực quan sinh động, những ví dụ thật ngoài đời để tăng tính thuyết phục và hấp dẫn cho những gì mình muốn nói.

13. Thể hiện sự hợp lý. Nếu thấy hợp lý, người nghe sẽ kiên trì ngồi nghe. Trong kinh doanh, yếu tố logic được đánh giá rất cao, vì vậy hãy thể hiện ý tưởng một cách thật logic.


14. Cư xử đúng mực. Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được người khác đối xử. Lối nói năng nhỏ nhẹ, từ tốn sẽ dễ đi vào lòng người hơn sự bộp chộp hoặc lớn tiếng.


15. Khiêm tốn. Không ai ưa kẻ ngạo mạn. Dù biết rằng ý tưởng của bạn ""hơn đứt" người khác thì cũng không nên kiêu căng kẻo cuối cùng lại "chỉ còn mình ta với ta." Bạn cũng không nên quá cầu toàn khi cho rằng có thể thuyết phục người khác ngay lập tức. Hãy thực tế và học cách chấp nhận rằng bạn có thể bị... từ chối.

Sau đây là những điểm cơ bản của 5 quy luật mà tác giả đã đề cập.

Quy luật của sự ưa thích: Theo đó, con người thường yêu mến những ai có lòng yêu mến họ. Quy luật này thật đơn giản, hãy tỏ cho người ta thấy bạn yêu quý họ và một cách tự nhiên họ sẽ coi bạn là một người thân thiết. Khi đó họ sẽ dễ dàng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của bạn. Không có gì là ngạc nhiên khi một người dễ dàng nhận được sự giúp đỡ của những người dù chỉ mới quen, chỉ cần tỏ ra quan tâm và yêu mến mọi người, đôi khi bạn nhận được những kết quả không ngờ tới. Thông thường có 2 cách hiệu quả khiến người khác yêu mến bạn.


Thứ nhất bạn phải luôn nhìn ra những ưu điểm của mọi người. Không ai là hoàn hảo cả, hãy độ lượng trong việc đáng giá người khác dù đôi khi điều đó không dễ dàng. Biết được điểm mạnh hay điều gì thú vị về người khác đừng tiếc lời khen ngợi, tuy nhiên điều quan trọng lời khen đó phải chân thành, hợp lúc, hợp nơi. Thái độ khi khen ngợi cũng rất quan trọng, đừng để nó phản bội lại lời nói của bạn vì nhiều khi thái độ của con người còn có sức thuyết phục hơn lời nói.


Thứ hai, hãy chia sẻ những điểm chung của bạn với người khác. Sự tương đồng trong cuộc sống, những quan tâm lo lắng chung, thậm trí cả sở thích giống nhau cũng có thể tạo ra lòng tin, những liên minh vững chắc và trên hết là sự đồng thuận.


Quy luật của sự Cho-Nhận: Quy luật này cho thấy nếu bạn muốn nhận thứ gì hãy làm cho người khác những điều tương tự. Thật chẳng có gì hiệu quả mà đơn giản hơn là làm cho người khác điều mà chính bạn cũng mong muốn dù đó là gì chăng nữa, tình yêu, lòng tin thậm chí cả niềm vui. Và nếu bạn nhận thấy nó có tác dụng trong cuộc sống thì tại sao lại không thể áp dụng nó trong công việc của mình. Là người kinh doanh hãy tạo ra giá trị cho khách hàng trước khi bạn thu được lợi nhuận. Nếu là một nhà quản lý, hãy cho nhân viên của bạn thấy bạn tôn trọng, tin tưởng và sẵn lòng hợp tác với họ. Chắc chắn bạn sẽ có được điều tương tự từ phía nhân viên của mình.

Quy luật của sự cam kết: Quy luật này cho thấy mọi người thường sẽ làm những điều mà họ đã cam kết thực hiện. Tuy nhiên một cam kết nên là tự nguyện và được ghi lại bằng văn bản hay công khai cho bên thứ ba biết. Khi đó việc cam kết trở nên dễ dàng cho bên thực hiện vì họ không thấy bị bắt buộc và đôi khi là để giữ thể diện.

Quy luật của đẳng cấp: Quy luật này có thể được hiểu như sau. Mọi người thường sẽ nghe theo lời khuyên của những chuyên gia. Đúng vậy, tương tự như trường hợp của bệnh nhân đối với lời khuyên của bác sỹ, người ta thường tin tưởng vào lời khuyên của những người có chuyên môn hay đáng tin cậy trong một lĩnh vực nào đó. Hãy sử dụng quy luật này khi bạn cần tạo lòng tin và ấn tượng đối với người tiếp xúc. Cho mọi người thấy năng lực và đẳng cấp thực sự của bạn. Nếu là bác sỹ hay cho bệnh nhân thấy khả năng chuyên môn, nếu là nhà kinh doanh hãy chỉ cho khách hàng thấy bằng chứng về thành công của bạn, còn nếu là nhà quản lý hãy cho các đối tác và nhân viên của bạn thấy được kinh nghiệm và kĩ năng của mình.

Quy luật của sự khan hiếm: Về bản chất con người luôn muốn cái mà họ không thể có được. Đây là điều sảy ra rất thường xuyên trong cuộc sống, khi mà mọi thứ không phải lúc nào cũng dồi dào cho tất cả mọi người. Một người bán hàng khéo léo sẽ biết cách đưa ra một đề nghị hấp dẫn về một mức giá đặc biệt trong ngày hoặc một chương trình khuyến mại ngắn hạn nhằm đẩy nhanh chóng quyết đinh mua của khách hàng. Một nhà quản lý khéo léo sẽ biết cách tăng cường khả năng làm việc của nhân viên với một chương trình đào tạo hoặc khen thưởng đặc biệt dành cho một số nhân viên xuất sắc nhất định. Tương tự như vậy nếu bạn biết cách làm cho thông tin mình sắp đưa ra nhận được sự chú ý của người nghe, hãy biến nó thành một điều mới mẻ hoặc được chia sẻ trong một thời điểm, một không gian và nhất là với những đối tượng đặc biệt.


Một lần nữa hãy sử dụng một cách linh hoạt những quy luật trên trong những hoàn cảnh và với những đối tượng phù hợp. Dù bạn thấy những quy luật này rất đơn giản nhưng không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của nó và nhất là không sử dụng được nó khi cần. Khả năng thuyêt phục và dẫn dụ người khác thực sự là rất quan trọng nhất là trong nghệ thuật quản lý. Và để làm chủ được nghệ thuật này bạn cần phải có một quá trình trải nghiệm lâu dài cũng như rút ra được những bài học cho bản thân

0 nhận xét:

Đăng nhận xét