Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Nhận diện bản sắc Văn hóa doanh nghiệp

 

Văn hoá là một phạm trù rất rộng và có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống. Vì lẽ đó, văn hóa được nghiên cứu ở rất nhiều lĩnh vực, khía cạnh. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau, phản ánh cách nhìn và cách tiếp cận khác nhau đối với văn hoá.

(Ảnh minh họa)

Có định nghĩa tiếp cận từ góc độ lịch sử qua việc nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống và tính ổn định: “Văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống.”
Có những định nghĩa dựa vào nguồn gốc khi tiếp cận văn hóa từ góc độ xuất xứ của văn hoá: “Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau.”
Có những định nghĩa tiếp cận từ góc độ cấu trúc  khi đề cập đến khía cạnh cấu trúc, tổ chức của nền văn hóa: “Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa.”
Có định nghĩa chú trọng đến sự miêu tả những gì được bao hàm trong nghĩa văn hoá, văn minh: “Văn hóa là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội.”
Một số định nghĩa dựa vào chuẩn mực bằng cách nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị: “Văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội như các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử,... của một nhóm người”; hay các đặc điểm tâm lý qua việc nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người: “Văn hoá là tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh... Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa.”
Chính vì sự đa dạng, muôn vẻ của khái niệm “văn hoá”, tổ chức UNESCO (năm 2002) chỉ đưa ra một định nghĩa mang tính gợi ý rằng: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.”
Dù được tiếp cận hay định nghĩa thế nào đi chăng nữa, bản sắc văn hoá của một nhóm người, bộ tộc, dân tộc vẫn được thể hiện thông qua những biểu hiện đặc trưng (biểu trưng) có thể xác minh thông qua những dấu hiệu cơ bản là: (1) đặc điểm về địa lý, về lịch sử phát triển; (2) đặc điểm về tín ngưỡng, tôn giáo đặc trưng; (3) đặc điểm về truyền thống, phong tục, tập quán, nghi lễ, nghi thức; (4) các biểu tượng, linh vật; (5) truyền thuyết, huyền thoại, nhân vật anh hùng, sự tích; (6) ngôn ngữ; và (7) ấn phẩm văn hoá, văn học.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi bàn về văn hoá, đã đưa ra một định nghĩa rất sâu sắc: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những yêu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Phát biểu trên của Hồ Chủ Tịch có ý nghĩa rất thực tiễn để nhận thức về văn hoá doanh nghiệp. Vận dụng cách định nghĩa về văn hoá của Hồ Chủ Tịch nêu trên cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường toàn cầu , có thể đưa ra định nghĩa về văn hoá doanh nghiệp như sau: “Văn hóa Doanh nghiệp là sự tổng hợp của mọi phương thức hoạt động cùng với biểu hiện của nó mà một tổ chức, doanh nghiệp đã sáng tạo ra nhằm thích ứng với những yêu cầu môi trường hoạt đống và đòi hỏi của sự cạnh tranh”.
Những dấu hiệu về bản sắc văn hoá nói trên cũng được vận dụng để thể hiện bản sắc văn hoá của một tổ chức, doanh nghiệp. Tương tự, bản sắc văn hoá doanh nghiệp được thể hiện thông qua bảy biểu trưng trực quan sau: (1) những đặc trưng về truyền thống, lịch sử phát triển của tổ chức, doanh nghiệp; (2) những đặc điểm về kiến trúc (nội thất, ngoại thất, màu sắc…); (3) những nghi lễ, nghi thức, trang phục đặc trưng; (4) các biểu tượng, lô-gô; (5) mẩu chuyện, giai thoại, tấm gương điển hình; (6) ngôn ngữ, khẩu hiệu; và (7) ấn phẩm chính thức (quảng cáo, tài liệu truyền thông, nội bộ, văn bản…).
Để nhận diện bản sắc văn hoá của một tổ chức, doanh nghiệp, chúng ta cần xác minh những hoạt động, dấu hiệu điển hình, đặc trưng của nó. Trên cơ sở đó, người quản lý và các thành viên nó, có thể quyết định lựa chọn hay sáng tạo ra thêm những đặc trưng mới phù hợp với hoàn cảnh hoạt động và cạnh tranh.
Theo TCĐL số 10/2010

0 nhận xét:

Đăng nhận xét