Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

QUYỀN LỰC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LÃNH ĐẠO


I. Khái niệm, nguồn gốc quyền lực và sự ảnh hưởng của lãnh đạo
1. Khái niệm quyền lực và sự ảnh hưởng của lãnh đạo
· Khái niệm quyền lực:
Quyền lực là một phạm trù xã hội, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người. Quyền lực là một phạm trù ghép, được tạo lên từ hai phạm trù “Quyền’’ và “Lực’’.
Quyền là một phạm trù mang tính chất xã hội mà ở đó người ta ý thức ra việc một nhu cầu nào đó của mình phải được thực hiện trong sự thừa nhận của người khác. Quyền chỉ mối quan hệ giữa người với người, con người có được quyền khi nhu cầu của anh ta được người khác thừa nhận. Sự thừa nhận có thể được luật hóa dưới dạng văn bản pháp quy hoặc được xã hội thừa nhận dưới dạng quy phạm đạo đức.
Lực là thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng nhưng nó được thể hiện ra, được bộc lộ ra trong tương tác với cái khác ở khảc năng gây ra sự biến đổi, hoặc giữ cho sự vật không đổi. Lực có trong các sự vật, hiện tượng ở tự nhiên, trong mỗi cá thể con người. Lực mạnh hay yếu phụ thuộc vào quá trình tương tác của sự vật hiện tượng được bộc ra như thế nào. Nói tới lực là nói tới sức mạnh, là khả năng chi phối sự vật, hiện tượng khác, chi phối người khác, hoặc giữ cho bản thân mình không biến đổi trong tương tác với người khác, sự vật khác.
Lãnh đạo và quyền lực luôn đi liền với nhau. Nhà lãnh đạo thông qua quyền lực để thực hiện vai trò lao động của mình. Khi không nắm quyền lực thật sự trong tay nhà lãnh đạo chỉ có vai trò lãnh đạo trên danh nghĩa, hoặc sẽ vấp phải sự chống đối ngầm từ nhiều phía. Chỉ khi có quyền lực thực sự trong tay họ mới có khả năng thuyết phục, ảnh hưởng đến người khác, mới lôi kéo được mọi người đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
Vậy quyền lực lãnh đạo là khả năng phân bố nguồn lực, ra quyết định và bắt buộc mọi người tuân thủ.
Hay có thể tóm gọn: quyền lực là năng lực của chủ thể trong việc ảnh hưởng tới đối tượng. Quyền lực là khả năng (tiềm năng) gây ảnh hưởng đến người khác, nó nằm trong nhận thức của đối tượng và con người có khả năng tăng hay giảm quyền lực của họ.
Quyền lực có ở mọi cấp bậc trong doanh nghiệp, người càng ở vị trí càng cao càng có quyền lực lớn. Với vai trò là người lãnh đạo doanh nghiệp, nhà lãnh đạo là người có quyền lực cao nhất.
· Khái niệm sự ảnh hưởng của lãnh đạo:
Ảnh hưởng là toàn bộ các biện pháp do một nhóm người hoặc nhiều cá nhân thực hiện nhằm tạo ra những thay đổi thái độ,hành vi của một hoặc nhiều cá nhân khác.
Thực chất, ảnh hưởng của lãnh đạo là sự tác động từ bên này đến bên khác.
Ta có sơ đồ:
Chủ thể lãnh đạo tác động Đối tượng lãnh đạo
Xuất hiện sự ảnh hưởng của nhà lãnh đạo trong các trường hợp sau:
ü Cần sự giúp đỡ của người khác
ü Giao việc cho quản lý
ü Đòi hỏi người khác phải đạt điều gì đó hoặc hoàn thành nhiệm vụ nào đó
ü Cần khởi xướng hoặc muốn tạo ra những thay đổi nhất định trong tổ chức
2. Nguồn gốc của quyền lực
Vào những năm 1961 và 1962, ông Stanley Milgram đã thực hiện một cuộc thí nghiệm nổi tiếng tại Đai Học Yale để chứng minh một cách rõ rệt là con người trong một khuôn khổ nào đó không cưỡng lại lệnh của cấp trên mà chỉ biết tuân theo một cách mù quáng không phân biệt phải trái, vì trách nhiệm thành bại đã có một cấp bậc có thẩm quyền gánh chịu hoàn toàn.
Một người rất là bình thường đã được một cơ quan nghiên cứu khoa học mời đến để tham dự một cuộc thí nghiệm, mà kết quả có một tầm quan trọng rất lớn. Đương sự đứng trước một cái máy có thể gây điện giật mỗi lúc một đau đớn hơn cho một thí sinh đã trả lời sai trước một số câu hỏi. Lẽ cố nhiên đây chỉ là một dàn cảnh và thí sinh trả lời sai và kêu la rên rỉ chỉ là một nguời đóng kịch, nhưng người gây điện giật hoàn toàn không biết điều này. Nhà khoa học ra lệnh và người gây giựt điện tuân theo không ngần ngại.Cuộc thí nghiệm này đã được lập lại khắp nơi trên thế giới và kết quả đều giống nhau. Một người công dân hiền hoà, dễ thương có thể hành hạ những người xa lạ mà mình không biết, chỉ vì một “cấp trên” nào đó yêu cầu họ làm như vậy. Cấp trên này là một biểu tượng quyền uy mà người công dân bình thường tin tưởng và ngưỡng mộ và việc làm này củng cố bản năng sinh tồn của đương sự. Đây là mối tương quan giữa quyền lực và sự hiểu biết. Nơi nào có con người, nơi đó có quyền lực. Vậy quyền lực phát sinh từ đâu ?
Quyền lực là một thực tế và cũng là một nhu cầu. Nó là một thực tế vì chúng ta thấy nó ở khắp mọi nơi. Nó hiện diện từ khi con người xuất hiện và trải qua hàng thế kỷ nó luôn hiện diện trong các gia đình, các làng xã, các bộ lạc, các băng đảng, các đảng phái, các công đoàn, các xí nghiệp, các công xưởng, các quốc gia. Từ những nơi này đã phát xuất ra những tay đầu đảng, những cấp chỉ huy, những nhà lãnh đạo, những vị anh hùng. Đó cũng là một nhu cầu, một nhu cầu căn bản của loài người mà không mấy ai chú ý đến, vì nó liên quan mật thiết đến bản năng sinh tồn của con người. Khi môi trường thay đổi và đe dọa mạng sống, những cơ cấu đặc biệt bắt đầu chuyển động nhằm mục đích bảo vệ mạng sống đó. Từ con vi khuẩn cho đến con người những cơ cấu này giống nhau. Đúng trước một hiểm họa, một sinh vật có hai lựa chon : một là trốn chạy hay là phản ứng tự vệ. Với sự tiến hóa, việc trốn chạy nơi con người biến thành thoái lui và việc phản ứng tự vệ biến thành việc xác nhân bản ngã. Lâu ngày những phản ứng này trở thành những vũ khí nhằm bảo tồn trí tuệ, nó được vận dụng để bảo tồn ý kiến, bảo tồn tín điều và nhằm cứu gỡ thể diện trong những cuộc tiếp tân, trong các cuộc hội họp : đó là việc duy trì uy tín và danh giá của cá nhân.
Cá nhân đứng riêng rẽ một mình có toàn quyền quyết định chạy trốn, giả chết, giả ngu, giả dại hoặc tấn công trả đũa. Nhưng trong trường hợp một nhóm hay một tổ chức, tính cách liên lập có khuynh hướng vô hiệu hóa những phản ứng của cá nhân, tất cả mọi người lúc đó nhìn về phía người có uy quyền nhất, hoặc nguời có bản lãnh nhất, tùy theo trường hợp, vì người này có thể chất cao do trí tuệ, do lòng can đảm, do hào khí (charisma), nói tóm lại là nhờ có uy lực. Trong gia đình cũng như trong xã hội, nhằm mục đích bảo vệ khả năng sinh tồn về thể chất cũng như về tinh thần, sự hiện diện của người lãnh đạo, đứng ra gánh vác mọi trách nhiệm là một điều cần thiết, là một nhu cầu, giống như một đứa bé có nhu cầu trông cậy vào bố mẹ
Vậy quyền lực của người lãnh đạo đến từ đâu? Có năm nguồn cơ bản tạo ra quyền lực người lãnh đạo, đó là quyền lực khen thưởng, quyền lực cưỡng ép, quyền lực pháp lý, quyền lực nhân cách và quyền lực chuyên gia.
1. Reward Power - Quyền lực khen thưởng. Người lãnh đạo khen thưởng để khích lệ nhân viên. Tuy nhiên, nếu dùng sai có thể tạo nên các vấn đề nghiêm trọng về tinh thần làm việc, không kịp thời khen thưởng với người xứng đáng, tặng thưởng nhiều hơn cho người được ưu thích.
2. Coercive Power - Quyền lực cưỡng bức. Ở vị trí cao hơn, người lãnh đạo có quyền ra mệnh lệnh buộc nhân viên phải chấp hành. Lạm dụng quyền này có thể nhanh chóng dẫn để mất uy tín lãnh đạo, tạo tư tưởng chống đối trong nhân viên. 
3. Legitimate Power - Quyền lực pháp lý. Đây là quyền lực liên quan đến vị trí của người đó. Người quản lý nói chung là người có quyền này vì vị trí của người quản lý cho phép họ có thể áp đặt quyền lực của minh xuống một nhóm người nhất định và nhóm người đó có nghĩa vụ chấp nhận nghe theo.
4. Referent Power - Quyền lực nhân cách. Người lãnh đạo có quyền lực cá nhân là người được nhân viên yêu mên và ngưỡng mộ về nhân cách, có ảnh hưởng đối với những người xung quanh. Nhân viên sẽ chủ động thay đổi hành vi chiều theo ý muốn của người lãnh đạo, Khi nhận được các yêu cầu và tín hiệu. Nhân viên vẫn hoàn toàn độc lập với lãnh đạo, họ chỉ thực hiện một tự nguyện và theo bản năng.
5. Expertise Power - Quyền lực chuyên gia. Người lãnh đạo có khả năng chuyên gia hướng dẫn cách thực hiện công việc cho cấp dưới. Nhân viên quan sát và tự quyết định họ có thể làm theo như vậy hay không. Năng lực và khả năng chuyên gia là cội nguồn của quyền lực. Người lãnh đạo không có năng lực thực sự sẽ không duy trì được quyền lực.
Người quản lý có càng nhiều những quyền lực này, họ sẽ càng có thể thực hiện một cách hiệu quả công việc lãnh đạo. Đồng thời, chẳng hạn với những nhà quản lý ở cùng một cấp độ, tức là cùng một cấp độ quyền lực pháp lý, thì họ vẫn khác nhau về khả năng sử dụng các nguồn lực còn lại.
II. Các yếu tố và nguyên tắc sử dụng quyền lực
1. Các yếu tố quyền lực:
Có rất nhiều yếu tố tạo nên quyền lực trong tổ chức và gồm các yếu tố sau:
+ Quyền lực vị trí ( do vị trí mang lại):
ü     Quyền hạn do hệ tổ chức quy định chính thức
ü Quyền được kiểm soát tất cả các lĩnh vực của tổ chức
ü Quyền được khen thưởng và trừng phạt
ü Quyền kiểm soát và phân phối thông tin
ü Quyền kiểm soát môi trường làm việc của tổ chức
+ Quyền lực cá nhân:
ü Do năng lực kinh nghiệm bản thân
ü Do quan hệ giao tiếp và quen biết
ü Do uy tín của bản thân và phẩm chất cá nhân.
+ Quyền lực chính trị:
ü Quyền kiểm soát quá trình ra quyết định
ü Quyền liên kết giữa các cá nhân và các tổ chức khác
ü Quyền thể chế hóa các quy định và các quyết định
ü Quyền hợp tác, liên minh
2. Các nguyên tác sử dụng quyền lực
Để sử dụng quyền lực có hiệu quả cần chú ý các nguyên tắc sau:
· Quyền lực thường chứa trong nó sự phủ định phản kháng.
· Quyền lực chỉ được sử dụng có hiệu quả một khi nó phù hợp với phong cách của người lãnh đạo và mục đích lãnh đạo.
· Người lãnh đạo càng có nhiều khả năng vận dụng khai thác những nguồn gốc này thì khả năng thành công càng nhiều.
· Nhận thức về cơ sở quyền lực ảnh hưởng tới việc tăng cường quyền lực cá nhân.
· Quyền lực bị ảnh hưởng bởi sự khéo léo vận dụng những cơ sở này.
· Quyền lực không có giới hạn.
· Quyền lực được thể hiện ở hành động và người lãnh đạo là người hành động.
· Người có khả năng ảnh hưởng đến người khác, chi phối được nhiều hướng sự việc nhằm đạt kết quả thì người đó sẽ có nhiều người đi theo. Và đó là người lãnh đạo.
I. Chiến lược gây ảnh hưởng nhằm tạo quyền lực cho người lãnh đạo
1. Mục tiêu của việc gây ảnh hưởng
· Đạt được sự giúp đỡ
· Giao việc cho người khác
· Hoàn thành thực hiện nhiệm vụ
· Tạo ra sự thay đổi
2. Kết quả của việc gây ảnh hưởng
· Sự tích cực nhiệt tình tham gia: đối tượng đồng ý về những hoạt động yêu cầu của chủ thể, sẵn sàng tham gia một cách tích cực
· Sự tuân thủ phục tùng: đối tượng thực hiện những yêu cầu của chủ thể song không nhất trí với chủ thể về điều phải làm; thực hiện nhiệm vụ với sự lãnh đạm, thờ ơ hơn là sự tích cực nhiệt tình
· Sự kháng cự chống lại: đối tượng không thực hiện mà chống lại các yêu cầu của chủ thể biểu hiện là chán nản, buồn rầu, bất mãn trì hoãn, đình công trì hoãn
3. Chiến lược gây ảnh hưởng
Trên thực tế có 7 chiến lược:
· Chiến lược thân thiện: gây thiện cảm với người khác để họ có cách nghĩ tốt về ta.
· Chiến lược thương lượng: thương lượng giải quyết vấn đề trên cơ sở “ hai bên cùng có lợi”.
· Chiến lược đưa ra lý do: Đưa ra các thông tin, chứng cớ,... để bào chữa và thuyết phục ý kiến của mình.
· Chiến lược quyết đoán: đưa ra các quyết định táo bạo khi gặp khó khăn.
· Chiến lược tham khảo cấp trên: ghi nhận và xin ý kiến cấp dưới.
· Chiến lược liên minh: Sử dụng người khác nhằm tạo uy tín cho mình.
· Chiến lược trừng phạt: rút bớt đặc quyền, đặc lợi, quyền hạn,... của một số đối tượng trong trường hợp cần thiết.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét