Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Tính chuyên nghiệp: Cái cơ bản và cần thiết hiện nay


Bài “ Lấy phẩm chất nào để đẩy lùi những thói hư tật xấu ” của Lê Huân cho thấy diễn đàn đã chuyển dần sang một hướng mới: Thiết kế xây dựng tính cách (tính nết: nói nôm na) của người Việt mặc dù theo tôi phần mở đầu nhận xét, phân tích các thói hư tật xấu của người mình chưa thật hệ thống, đầy đủ và sắc cạnh.
Tinh chuyen nghiep Cai co ban va can thiet hien nay
Trước hết theo sự cảm nhận của tôi nếu đi từ góc độ tư duy hệ thống thì phải chọn “một chùm các tính tốt - phẩm chất tốt, chứ không chỉ một phẩm chất cơ bản nào để đẩy lùi những thói hư tật xấu!
Một chùm từ 2 trở lên mới cần và đủ? Tôi đồng tình với Lê Huân đề xuất lòng nhân hậu, có người như cố học giả Nguyễn Khắc Viện xem tình nghĩa là đức tính độc đáo nhất của người Việt. Nếu chấp nhận cách tiếp cận trên nên chăng thêm tính thật thà, chăm chỉ?
Thật (thật thà) là sự thật, là bản chất, là cốt lõi, là chân lý đối chọi với giả, rởm, gian dối, lừa đảo. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã kêu gọi “học thật, thi thật”.
Trong bài nói trên tác giả đề cao “Lòng nhân hậu” hơi quá đáng, đã thế lại hạ thấp tính “văn minh” chẳng hạn “một người bán hàng trả lại hàng triệu đồng của khách đã đếm nhầm, có lẽ việc làm ấy hơn cả văn minh”. Xin thưa, đó mới chính là văn minh – văn hóa thương nghiệp.
Nhân đây tôi cho rằng khẩu hiệu- câu thuộc lòng “tiên học lễ, hậu học văn” ở mặt tiền của hầu hết các trường học là cũ. Tôi đã hỏi không ít thầy cô và học sinh hiểu thế nào câu đó phần lớn đều ấp úng, trả lời lấy lệ trừ mấy ông “đồ” còn dẫn giải ý này nọ của thánh hiền.
Nếu được phép tôi sẽ đổi lại “tiên học làm người, hậu học nghề”. Yêu người rất cần, yêu người nghèo lại càng cần nhưng tình nhân ái thì bao la và vĩnh cửu như trời phật dạy.
Nghèo thì khó yêu người khác vì cái thân mình lo chưa xong. Vả lại thời đại mới chẳng ai lo hộ anh, thay anh. Nồi cơm phải to, miếng bánh phải lớn. Muốn thế phải giỏi nghề hay nói theo mốt thời đại phải chuyên nghiệp hóa.
Tính chuyên nghiệp là cái vừa có tính kinh tế vừa có tính văn hóa, tính đạo đức. Không thể được xem là chuyên nghiệp nếu anh lười biếng, làm hàng rởm, giả.
Đó là tính - đặc tính cần cho mọi chúng ta từ “quan” đến “dân”. Một xã hội giàu có, văn minh, nhân ái là gồm những người giỏi nghề, có tính chuyên nghiệp, khác với “kẻ tài trí” đa dơ năng “tài hoa” cái việc gì , nghề gì cũng biết một tý những không làm ra tấm ra món gì: Sản phẩm vật chất và tinh thần.
Vào WTO, ai cũng phải rèn tính chuyên nghiệp; hành nghề hiệu quả, có năng suất và đủ sức cạnh tranh vì có chất lượng cao. Người chuyên nghiệp vốn có cái đức tính chăm chỉ, thật thà, luôn cải tiến, coi khách hàng là thượng đế; đó là cách thể hiện thực chất nhất lòng nhân ái trên thương trường và trong đời thường nữa!
T.S Đức Uy

0 nhận xét:

Đăng nhận xét