Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012
Tinh thần đồng đội ở FedEx
22:13
Hoàng Phong Nhã
No comments
Hạn
chế sa thải nhân viên khi gặp khó khăn, quan tâm đến chính sách đào
tạo, lương bổng và phúc lợi cho nhân viên, xây dựng mối quan hệ nội bộ
bình đẳng và dân chủ... Tất cả đã giúp cho FedEx xây dựng được nguồn
nhân lực vững mạnh và giành được giải thưởng "Nhà sử dụng nhân sự tốt
nhất châu Á".
Là
một trong những công ty phát chuyển nhanh lớn nhất thế giới, FedEx hiện
cũng không thoát khỏi số phận chung của nhiều công ty khác trong ngành
trước tình hình kinh tế thế giới đang có chiều hướng đi xuống. Công ty
cũng phải chọn giải pháp cắt giảm chi phí toàn diện, bỏ đi 29 máy bay
vận chuyển hàng hóa cũ, cắt bớt các kế hoạch mở rộng, và tạm ngưng kế
hoạch chia lợi nhuận (điều mà công ty chưa hề phải áp dụng trong vòng 13
năm qua).
Thế
nhưng điều đáng nói là FedEx sẽ không hề sa thải một nhân viên nào
trong đội ngũ nhân viên 144.000 người của công ty trên toàn cầu. Đây
được xem như một chiến lược xuyên suốt về nhân sự mà FedEx áp dụng khi
đi vào hoạt động từ năm 1973. Michael Friedman, một nhà phân tích của
công ty tài chính Mỹ nói: "Nếu FedEx sa thải quá nhiều nhân viên, khi
nền kinh tế vực dậy, công ty đó sẽ gặp khó khăn khi tuyển dụng lại các
tài xế và phi công. FedEx như một gia đình nhưng công ty này thực sự có
danh tiếng về việc không sa thải quá nhiều nhân viên".
Ở
FedEx các nhân viên có thể phát biểu ý kiến của mình và được quyết định
trong nhiều vấn đề. Các ý kiến phản hồi của nhân viên chính là một
trong những yếu tố quan trọng giúp công ty nâng cao hiệu quả công việc.
"Chính sách nhân sự của chúng tôi bao gồm nhiều vấn đề, nhưng giao tế là
yếu tố then chốt", David Cunningham, Chủ tịch FedEx khu vực châu Á -
Thái Bình Dương đặt tại Hong Kong nói.
Mỗi
năm FedEx thực hiện một đợt tự đánh giá nhân viên trên toàn cầu. Đây là
cuộc trưng cầu ý kiến mà theo đó, các nhân viên có quyền đánh giá, cho
điểm các sếp của họ, nhận xét về lương bổng, điều kiện làm việc và sự
thỏa mãn công việc chung mà họ có được. Qua những cuộc khảo sát như vậy,
sếp nào càng có nhiều điểm thì mức thưởng càng cao. Cunningham nói:
"Bạn phải hiểu rõ đội ngũ nhân viên của mình. Mỗi năm tôi được 7.000
nhân viên khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết tôi đang điều hành
công việc như thế nào".
Hệ
thống giao tế trong nội bộ công ty còn được củng cố bằng các buổi họp
ngắn vào mỗi buổi sáng giữa toàn thể nhân viên và giám đốc, các buổi họp
hằng quý giữa Cunningham và các giám đốc phụ trách từng nước. FedEx
cũng xây dựng một trình tự khiếu nại mà theo đó các bất đồng có thể được
trình ngay lên cấp cao nhất công ty.
Ngoài
ra, FedEx còn có một hệ thống truyền hình qua vệ tinh do công ty tự đầu
tư. Mỗi ngày cứ sau 5 phút hệ thống này sẽ phát đi các thông tin, hình
ảnh mới nhất về công ty đến 1.200 trang chủ trên toàn thế giới.
Steve
Wan, 31 tuổi, cho biết, cuộc sống của anh đã tốt hơn rất nhiều kể từ
khi anh rời bỏ một công ty đối thủ của FedEx để làm việc cho FedEx Hong
Kong cách đây 9 năm. "Làm việc tại FedEx, tôi cảm thấy được Ban giám đốc
đối xử công bằng hơn và mọi người làm việc có tinh thần đồng đội cao
hơn. FedEx có một chính sách mở và do đó nếu tôi có thắc mắc gì, tôi chỉ
việc vào thẳng phòng làm việc của sếp. Tôi nghĩ, tôi sẽ làm việc ở đây
cho đến khi tôi nghỉ hưu", Wan nói.
( Theo TBKTSG)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét