Khoa học đã nghiên cứu nếu trẻ chỉ
học văn hóa ở trường phổ thông các em sẽ phát triển bán cầu não trái
nhiều hơn so với bán cầu não phải, do đó việc học âm nhạc sẽ giúp các em
phát triển cân bằng cả hai bán cầu não, phát huy sáng tạo và khiếu thẩm
mỹ. Âm nhạc cũng giúp hình thành
và phát triển năng lực cảm thụ của học sinh, tạo cho các em
một trình độ văn hoá âm nhạc nhất định góp phần giáo dục
toàn diện và hài hòa nhân cách.
|
Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012
Trẻ sáng tạo hơn nhờ âm nhạc
14:16
Hoàng Phong Nhã
No comments
Các
nhà giáo dục trên thế giới đều đã công nhận học sinh nào thích nhạc và
giỏi nhạc thường học toán rất khá và có điểm trung bình thuộc loại cao.
Những “bộ não hiếm hoi” trên thế giới mê âm nhạc thì nhiều, điển hình
nhất là Albert Einstein và Stephen Hawking – hai nhà vật lý học nổi
tiếng thế giới. Hay như các chính khách: cựu tổng thống Clinton cũng
biết thổi kèn saxon, cựu Ngoại trưởng C.Rice cũng là tay dương cầm, đến
tài tử Frank Sinatra mê hát hơn… mê vợ!...
khả năng của trẻ tập trung vào bảy yếu tố. Đó là:
Thật vậy, âm nhạc gắn liền với
đời sống, là một phần không thể thiếu của cuộc sống con người. Từ khi
cất tiếng khóc chào đời, con người đã cảm nhận được âm điệu ngọt ngào
trong lời ru tha thiết của mẹ, của bà. Đến khi trưởng thành, trong cuộc
sống hằng ngày, trong lao động, chiến đấu, âm nhạc theo suốt con người,
gắn bó với con người qua điệu hò kéo lưới, giã gạo và kéo pháo hay khúc
hát giao duyên…
Luyện nghe:phát triển khả năng thính giác qua việc trau dồi sự hiểu biết về cao độ, về quãng, về hòa âm và tiết điệu.
Ca hát: cùng trải nghiệm niềm thích thú khi ca hát với nhau là một trong những yếu tố quan trọng trong các bài học.
Biểu diễn:
chơi nhạc không chỉ gồm những kỹ năng, mà còn là sự phát triển khả năng
cảm thụ âm nhạc và chia sẻ niềm hứng thú khi cùng đồng diễn thông qua
các cuộc thi thường niên.
Huấn luyện về tiết điệu: học cách trau dồi cảm giác về tiết điệu nơi con trẻ trong khi hoàn thiện những năng khiếu phối hợp.
Cảm nhận nhịp điệu: luôn tạo cho trẻ những kỹ năng đọc nốt nhạc cơ bảng bằng cách nắm chắc điều đã nghe, đã hát và đã chơi thực hành
Óc sáng tạo: thiết lập nền tảng cho việc hiểu cấu trúc của tác phẩm để diễn đạt những cảm xúc riêng của mình bằng âm nhạc.
Đọc trực quan: khả năng đọc và hiểu bản nhạc, phát triển khả năng sáng tác, ghi lại những sáng tác của bản thân ( dù trẻ chưa biết chữ ).
Chính sự cảm nhận nhạy bén của các
em cùng với phương pháp dạy học thích hợp, đúng đắn sẽ giúp học sinh hát đúng hơn, hay hơn, tạo cho học sinh hứng
thú, niềm vui khi học hát, nghe nhạc làm cho đời sống tinh thần trẻ thêm
phong phú, góp phần giáo dục tính tập thể, tính kỷ luật, tính chính
xác, khoa học… và làm thư giãn đầu óc trẻ, phát triển trí tuệ, bồi dưỡng
tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt, cái đẹp, giúp cân
bằng các nội dung học tập khác ở trẻ.
Nên bắt đầu học nhạc khi nào?
Giáo dục đúng lúc với chương trình
Cảm Thụ Âm Nhạc (khóa âm nhạc dành cho trẻ em từ 4 đến 5 tuổi ) nhằm giúp trẻ phát triển khả năng đúng thời điểm
để phát triển năng khiếu đặc biệt phù hợp với khả năng học của trẻ.
Ở độ tuổi 4-5, kỹ năng nghe của trẻ
là phát triển cực đại. Qua khảo sát và nghiên cứu rộng rãi trên toàn
thế giới, các nhà giáo dục hàng đầu, các nhà tâm lý trẻ em và các nhạc
sĩ đã khẳng định rằng sự phát triển khả năng nghe, các cơ ngón tay và
dây thanh quản nơi trẻ em thay đổi các giai đoạn tăng trưởng khác nhau.
Thính giác của trẻ em phát triển nhanh giữa khoảng 4 đến 6 tuổi.
Dựa vào sự phát triển này, nhấn mạnh đến việc huấn luyện nghe.
Trẻ em được học hát, và dần dần tự sáng tác.
Việc học theo nhóm cũng là cách học
lý tưởng và tự nhiên nhất của chương trình Cảm Thụ Âm Nhạc. Trẻ em
nghe, hát và chơi với các trẻ em khác để cùng thưởng thức và cảm nhận âm
nhạc với bạn bè nhằm tăng trưởng về cả hai phương diện âm nhạc và nhân
cách.
Cảm Thụ Âm Nhạc cha mẹ nên tham dự với con cái trong suốt các bài học để: Tạo
sự hỗ trợ và khuyến khích con trẻ, cùng ôn lại những gì đã học và theo
dõi các bài tập thực hành ở nhà một cách hiệu quả. Đồng thời cung cấp
thông tin phản hồi cho giáo viên về sự tiến bộ nơi trẻ và trở thành một
khán thính giả tốt cho con em mình.
Với những ích lợi trên, hãy khuyến khích con em học nhạc hay bất cứ môn nghệ thuật nào để cuộc
sống tinh thần của tuổi trẻ được thăng hoa, có khi lại giúp con học giỏi
nữa…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét