Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Truyền thông: Nói thể nào để thuyết phục

Truyền thông (communication) có hai chiều, nói và nghe. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu chiều nói. Nói thế nào để thuyết phục.
Muốn nói để thuyết phục người nghe, chúng ta phải có các yếu tố sau đây:
1. Muốn mình biết gì
noichuyen

Đây là điểm khởi hành của việc nói—Nói để làm gì? Với mục đích gì?

Đôi khi ta đọc một message tràng giang đại hải của người bạn nào đó gởi. Sau khi đọc lại ít nhất là 2 lần, ta đành phải gởi một message phản hồi cho bạn: “Vậy chớ ông muốn tôi làm gì?” vì message của bạn lung tung mù mờ, chẳng biết đâu mà mò.
Thường thường mục đích của nói chuyện là muốn người nghe làm gì đó, như là: “Để em kể cho chị chuyện này nghe cho vui thôi nha chẳng có ‎ gì hết.” Hay “Chuyện này em đã có trải qua một lần, em kể chị xem (để chị nghĩ thế nào về vấn đề mình đang có hôm nay).” Hay “em muốn thuyết phục chị đồng y’‎ với em là ông ABC này là người tốt.”
Chúng ta không nhất thiết phải nói rõ mục đích ra cho người nghe, nhưng trong thâm tâm ta phải biết rất rõ tại sao mình muốn bỏ thời giờ ra nói hay viết một vấn đề gì đó. Và mục đích này sẽ là kim chỉ nam cho mọi lời nói, mọi câu viết.
2. Giản dị
Trong bài Viết giản dị và sâu sắc, ta đã nói đến 3 qui luật đầu tiên của viết lách, đó là (a) giản dị, (b) giản dị, và (c) giản dị. Nói thì cũng thế thôi. Sự quan trọng của “giản dị” trong truyền thông cực kỳ quan trọng và dù ta có nhắc đến điều này cả ngàn lần thì ta cũng không quá quan trọng hóa vấn đề.
Truyền thông có quá nhiều vấn đề cho đến nỗi các thiền sư đã có trường phái Vô ngôn thông–vì nói ra là hiểu lầm, là “vô thông”, cho nên phải “vô ngôn” thì mới “thông” được. Vì vậy, khi nói. chúng ta phải càng giản dị càng tốt. Càng giản dị ta càng ít bị hiểu lầm, và càng tăng hiểu biết. (Hôm nay chị Huỳnh Huệ cũng có bài liên hệ Nguyên tắc tối giản).
noichuyen1

a. Giản dị là nói một lúc một chuyện.
Đừng nói hai ba chuyện cùng lúc. Đừng đang nói chuyện này bắt quàng qua chuyện kia.
b. Giản dị là nói các từ dễ hiểu, đừng nói “chữ lớn.” Đa số các “chữ lớn” đều mù mờ về ‎ nghĩa. Đa số người nói chữ lớn đều mù mờ trong chính đầu của họ, và họ không có khả năng nói giản dị vì chưa hiểu vấn đề đế nơi đến chốn.
c. Giản dị là nói ngôn ngữ người nghe có thể hiểu được. Nói theo trình độ kiến thức và trình độ kinh nghiệm của người nghe. Nói mà người nghe không hiểu được thì đó là vì mình nói chưa giản dị đủ.
d. Giản dị là nói đủ thì ngưng, thay vì dài dòng văn tự hay láp nháp cả ngày.
3. Thành thật
Rất ít sách dạy viết hay dạy nói nhấn mạnh điểm này. Đa số sách không hề nói đến điểm này. Nhưng đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong truyền thông. Nếu bạn thành thật nói ra điều gì đó trong lòng bạn, sự thành thật tự nó có tính thuyết phục, ngay cả khi bạn “không biết ăn nói.” Đã bao nhiêu lần chúng ta mũi lòng vì một bài viết hay một lời nói mà ta cảm thấy rất thành thật, dù là trên phương diện k‎ỹ thuật thì bài viết đó hay lời đó không đặc sắc.
Tuy nhiên, thành thật, nói thì dễ làm thì khó, vì ta cố y’ ‎hoặc vô tình vấp phải các điều sau:
a. Có thói quen không để y’‎ đến sự chính xác của ngôn từ, cho nên dùng từ không diễn tả đúng điều ta nghĩ, đôi khi còn làm cho đọc giả nghĩ ngược lại vì hiểu lầm.
b. Có thói quen của giới khoa bảng cũ của người Việt—nói mà thiên hạ không hiểu được thì mới ra vẻ mình là người thông thái, dù là chính mình cũng không hiểu mình đang nói gì hay viết gì.
c. Muốn bài mình viết được người đọc chú y’‎ nhiều bằng cách giật gân, hay gợi cảm xúc mạnh… mà quên mất là các điều này có thể không đúng sự thật. Như là: “Gái nhà quê bị yêu râu xanh hãm hại” dù ràng chuyện thực chỉ là hai cô cậu yêu nhau sau đó thì không còn yêu nhau nữa.
d. Nói mà không có đủ thông tin dẫn chứng. Ví dụ: “Đa số người Mỹ là dốt.” Rất khó có bằng chứng cho câu nói này. Đa số chúng ta hay vấp phải điều này, vì trong khi nói, đôi khi hăng hái quá nên nói quá lời.
e. Nói mà cố tình xuyên tạc sự thật, vì “bất cứ điều gì liên hệ đến phe địch đều phải tồi tệ.” Đây là bản chất của tất cả các lời nói và câu viết của các nhóm chính trị “không anh em”, vì vậy bất cứ họ nói điều gì ta cũng cần phải cân nhắc lại trước khi tin. (Các nhóm chính trị cạnh tranh nhau trong tinh thần anh em thì không tồi với nhau như thế).
noichuyen2

4. Thuyết phục con tim

Rốt cuộc thì con tim của người nghe phải được thuyết phục. Cho nên mọi cách nói đều phải nói theo hiểu biết, tâm tính và tâm tình của người nghe. Nếu người nghe thích theo đạo thờ cúng ông bà mà ta cứ nhất quyết là thờ cúng ông bà là mê tín dị đoan (vì nhà thờ nói thế) thì nhất định là không thuyết phục được.
Nói với nông dân mà nói cách mạng quốc tế, nghĩa vụ tòan cầu, thì không xong rồi, dù là họ có dạ dạ gật gật. Nông dân đang phải lo cơm ăn áo mặc nhà ngủ hàng ngày. Phải lo con cái có thể đi học hàng ngày. Lụt lột thì cần chính quyền nâng đở một tay. Hạn hán thì cần nhà nước lo giúp cho một tí. Nói chuyện với nông dân mà cứ như là chính trị gia Internet thì hỏng.
Dĩ nhiên là ta có thể liệt kê thêm vài chục qui luật nói nữa, nhưng lăng nhăng dài dòng như vậy thường chẳng giúp được gì. Chỉ cần vài ba điểm trên đây. Nếu chúng ta cố thuần thục chúng thì cũng tự nhiên đạt được các qui luật khác mà người ta có thể nghĩ ra.
Chúc các b

0 nhận xét:

Đăng nhận xét