Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014
'Abenomics' - Hiểu sao cho đúng?
21:01
Hoàng Phong Nhã
No comments
Từ khi thủ tướng Nhật Shinzo Abe lên nắm quyền, nước
Nhật đi vào thời kỳ kinh tế mới. Ông Shinzo Abe cam kết sẽ đưa nước Nhật
quay trở lại thời kỳ hoàng kim thông qua chính sách kinh tế mới của
mình. Được báo chí phương Tây gọi là 'Abenomics', ghép chữ 'Abe' và chữ
'economics', chính sách kinh tế của ông là sự tổng hòa của 3 cột trụ
chính: chính sách tài khóa mở rộng, chính sách tiền tệ mở rộng và chính
sách kích thích phát triển kinh tế nội địa. Bài viết sau đây sẽ giúp các
bạn hình dung rõ hơn cơ chế hoạt động của Abenomics
Chính sách tiền tệ
Chúng
ta cùng xem xét khía cạnh đầu tiên là chính sách tiền tệ. Mục đích
chính của chính sách tiền tệ là giảm lãi suất thực, trong trường hợp của
Nhật Bản,
đầy là tác động của việc hạ giá đồng nội tệ. Trên thực tế, giá trị của
đồng yen Nhật đang giảm rất mạnh so với dollar Mỹ, trong quá khứ, đồng
yen từng được xem như nơi trú ẩn an toàn do giá trị ít biến động, tuy
nhiên, dưới thời Abe, thì điều này không còn đúng nữa.
Một
trong những nhà đầu tư hưởng lợi nhiều nhất khi đồng yen hạ giá là
George Soros, người đi vào lịch sử với những phi vụ đầu cơ giá xuống của
các đồng tiền, bảng Anh năm 1992, các đồng tiền châu Á năm 1997 – 1998
và giờ là yen Nhật năm 2012 – 2013, có nguồn thông tin cho biết George
Soros đã kiếm được khoảng 1 tỷ dollar trong vụ đặt cược này.
Dưới đây là diễn biến của cặp tỷ giá USD/JPY
(Nguồn: Businessinsider)
Một
đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế của Nhật. Trước hết là khuyến khích
các doanh nghiệp Nhật tăng cường sản xuất để xuất khẩu. Đồng thời giúp
các doanh nghiệp này tăng doanh thu và qua đó mở rộng đầu tư sản xuất
kinh doanh.
Sau
đó, khi kinh doanh được cải thiện, giá cổ phiếu của các công ty này sẽ
tăng trong ngắn hạn. Trên thực tế, từ khi thông tin về việc giảm giá
đồng nội tệ manh nha xuất hiện, chỉ số Nikkei đã có một đợt tăng trưởng
dài song song với đợt suy giảm của đồng yen.
Báo cáo của Nomura – một ngân hàng đầu tư lớn của Nhật –
đưa ra những nhận định sau: thị trường chứng khoán khởi sắc hơn giúp
cho (1) làm cho các doanh nghiệp dễ dàng kêu gọi vốn, (2) khuyến khích
các doanh nghiệp Nhật đầu tư sản xuất nhiều hơn. Nomura còn dự báo giá
cổ phiếu tăng 10% sẽ làm cho lượng vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào
sản xuất kinh doanh tăng 3,2% trong một năm sau.
Dưới đây là diễn biến chỉ số Nikkei 225:
(Nguồn: Businessinsider)
Không
chỉ có các doanh nghiệp, các hộ gia đình cũng hưởng lợi từ chính sách
này, Nomura nhận định: “Chúng tôi nghĩ các hộ gia đình sẽ tăng cường chi
tiêu và điều này chắc chắc có lợi cho nền kinh tế. Cứ 10% tăng trưởng
của giá cổ phiếu sẽ làm cho chi tiêu của hộ gia đình tang 0,12% chỉ
trong 3 tháng sau.”
Ngân
hàng Nhật còn có các lựa chọn khác. Gần đây, thống đốc mới của Ngân
hàng trung ương Nhật Bản đã công bố chương trình mua vào tài sản để đẩy
mức lạm phát lên 2%. Điều này cho thấy sự thay đổi triệt để trong tư duy
điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhật, nếu như trước đây,
chính sách của Ngân hàng trung ương Nhật chuộng sự cẩn trọng và bảo thủ
thì giờ đây, dưới sự lãnh đạo của Haruhiko Kuroda, đi theo con đường nới
lỏng táo bạo hơn.
Chính sách tài khóa
Phần
hai của kế hoạch Abenomics là nới lỏng chính sách tài khóa trong ngắn
hạn. Mục đích là vực dậy nền kinh tế vốn đã trì trệ quá lâu dựa vào chi
tiêu và đầu tư công.
Thủ
tướng Abe đã công bố kế hoạch chi tiêu công trị giá 5,3 nghìn tỷ yen
trong ngân sách 2013, tăng 0,3 nghìn tỷ so với con số 5 nghìn tỷ được dự
báo năm ngoái.
Báo
cáo của ngân hàng Nomura viết: “Chính phủ Nhật muốn hạch toán những
khoản chi tiêu công để tái thiết đất nước sau thảm họa kép sóng thần –
hạt nhân tại Fukushima vào tài khoản đặc biệt thay vì cán cân thanh
toán, chính phủ của ông Abe cũng đã thông qua quyết định bơm khoảng 25
nghìn tỷ yen (260 tỷ dollar) trong 5 năm, tăng từ 6 nghìn tỷ so với mức
19 nghìn tỷ (200 tỷ dollar) trong kế hoạch trước đó.”
Điểm
nội bật ở đây là chính phủ Nhật khẳng định điều hành chính sách tài
khóa theo hướng linh hoạt, khác với Mỹ (loay hoay tìm cách giảm thâm
hụt) và khu vực Eurozone (chính sách thắt lưng buộc bụng đang làm hoạt động sản xuất kinh doanh chết dần chết mòn)
Cải cách kinh tế - điểm mấu chốt trong kế hoạch của Abe
Chính
sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng được đưa ra nhằm khuyến khích nền
kinh tế tăng trưởng trong ngắn hạn (tuy nhiên, phá giá đồng yen phục vụ
cho cả mục tiêu này trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn)
Khách
quan mà nói, sự thành bại của Abenomics phụ thuộc vào điểm mấu chốt này
hơn là chính sách tiền tệ và tài khóa. Các kinh tế gia của ngân hàng
Nomura đã gọi đó là “chìa khóa cải thiện tiềm năng tăng trưởng kinh tế
trung hạn”, chi tiết kế hoạch này sẽ được công bố vào tháng 6.
“Với
nợ công gần 200% GDP, chúng tôi nghĩ Nhật Bản khó mà cải thiện tăng
trưởng kinh tế trong trung hạn chỉ dựa vào chi tiêu và đầu tư công” -
báo cáo viết. “Khi sự nới lỏng của chính sách tiền tệ đến giới hạn, thì
chiến lược tăng trưởng thực chất của nền kinh tế mới thật sự là động lực
chính.”
Dưới đây là tóm tắt chiến lược tăng trưởng của Nhật Bản:
(Nguồn: Nomura)
Ngoài ra cũng có một số cải cách về mặt luật pháp:
(Nguồn: Nomura)
Tuy nhiên không phải nói được là làm được, có nhiều câu hỏi đặt ra đối với kế hoạch của ông Abe.
Tại sao Abenomics có thể thất bại
Câu
hỏi đầu tiên là Ngân hàng trung ương Nhật có thể đạt được tỷ lệ lạm
phát 2% hay không trong khi trong quá khứ họ chưa bao giờ đến gần được
mức đó.
Trích
dẫn báo cáo của Nomura: “Chúng tôi nghĩ rằng 2% là mục tiêu cần phải
xem xét, tuy nhiên về mặt tâm lý, đây là biện pháp của Ngân hàng Nhật để
tiến hành những chính sách kinh tế nới lỏng hơn nữa trong tương lai để
chống lại tình trạng giảm phát.”
Ngoài
ra còn có nguy cơ bong bóng tài sản, nới lỏng tiền tệ quá mức bằng cách
mua vào các tài sản tài chính sẽ làm méo mó cung cầu thật trên thị
trường, phá vỡ cơ chế của thị trường và tạo ra những rủi ro không lường
trước được
Cách
tiếp cận của chính phủ Abe đối với chính sách tài khóa cũng có vấn đề.
Một chính sách tài khóa tốt phải mở rộng (tăng chi) khi nền kinh tế khó
khăn và phải thắt chặt (tăng thu) khi nền kinh tế hồi phục. Vấn đề là,
mở rộng thì đã có rồi, còn phần thắt chặt đâu?
Dưới
đây là biểu đồ tăng thuế cho năm 2014. Nomura nhận định rằng việc chi
tiêu và đầu tư của chính phủ sẽ làm mất đi lượng thuế này.
(Nguồn: Nomura)
Thách
thức lớn nhất là cố gắng cân bằng ngân sách. Abe muốn cắt giảm thâm hụt
ngân sách từ mức của năm 2010 xuống còn phân nửa vào năm 2015 và tiến
tới thặng dự ngân sách vào năm 2020. Tuy nhiên việc tiếp tục tăng chi
như hiện nay làm cho điều đó khó thực hiện.
Cuối
cùng, khi đồng yen ngừng giảm, thì đó là dấu chấm hết cho Abenomics.
Đồng yen được kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm tuy nhiên tương lai là không biết
trước và có những rủi ro tăng giá nằm ở đâu đó.
Ngân
hàng Nomura kết luận rằng để thành công thì điều mấu chốt vẫn nằm ở
chiến lược tăng trưởng nội tại của Nhật Bản. Nhật Bản cần một nền kinh
tế tư nhân năng động hơn, cần những mô hình kinh doanh mới hơn. Nếu điều
này làm tốt, niềm tin kinh doanh sẽ quay trở lại, các doanh nghiệp sẽ
tự tin hơn, khi dòng doanh thu được cải thiện, thu nhập của người lao
động cũng sẽ tốt hơn và vì thế chi tiêu của họ sẽ tăng lên. Khi những
điều này đạt đến một mức độ mà làm cho kinh tế Nhật lạm phát trở lại,
chúng ta biết nước Nhật đang đi vào chu kỳ tăng trưởng kinh tế mới.
Dưới đây là sơ đồ tóm tắt kế hoạch Abenomics:
(Nguồn: Nomura)
Nguồn: Businessinsider, Nomura
Đăng Khoa
0 nhận xét:
Đăng nhận xét