Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014
Ngân hàng ở châu Phi
20:59
Hoàng Phong Nhã
No comments
Các ngân hàng đang ngày càng phát triển rộng khắp châu Phi, tuy nhiên, lợi nhuận mà chúng đem lại lại không tương xứng.
‘Dễ dàng trong quá khứ, dễ dàng trong tương lai, nhưng thật không dễ
dàng trong hiện tại’. Đó là lời than phiền của một cổ đông về báo cáo
kết quả gần đây của Investec, một ngân hàng được thành lập ở Nam Phi và
hiện đang hoạt động với quy mô toàn cầu. Than vãn là một trong những
thói quen của các nhà đầu tư trong nhiều ngân hàng đang có tốc độ phát
triển nhanh nhất châu Phi. Mục tiêu của những chủ nợ trong khu vực là
đạt được lợi nhuận đầy hứa hẹn khi họ mở rộng trên khắp lục địa. Tham
vọng của họ là tạo ra một nhóm tổ chức có quyền lực trong lĩnh vực sản
phẩm trong nước.. Tuy nhiên, chi phí để xây dựng mạng lưới các chi
nhánh và đầu
Điều chủ yếu làm cho thị trường ngân hàng của Châu Phi hấp dẫn chính là
tiềm năng rộng lớn và hầu như chưa được khai thác. Sự thâm nhập của
ngân hàng vào thị trường 1 tỷ người dân của châu lục thay đổi đáng kể từ
nước này sang nước khác, ví dụ như những khu đất đai rộng lớn của người
dân ở Senegal và Tanzania thì hầu như không có ngân hàng nào.(xem biểu
đồ).
(Nguồn: The Economist)
Sự khác biệt đối với các nước quá rõ rệt. Ví dụ Nam Phi cung cấp dịch
vụ và công nghệ tầm cỡ thế giới từ các văn phòng có điều hòa nhiệt độ
với những bãi cỏ xanh tươi ở khu tài chính tại thủ đô Johannesburg.
Trong khi cách đó một chuyến xe buýt ngắn ngủi là ta có thể tới thị trấn
nghèo Alexandria, nơi mà vẫn còn nhiều người cất giữ tiền mặt dưới nệm
của họ.
Tính trên toàn vùng cận Sahara ở châu Phi chỉ có khoảng 1/4 người lớn
có tài khoản tại các tổ chức tài chính chính thức, và chỉ có 3% có thẻ
tín dụng. Thách thức là tìm cách để đạt phần lợi nhuận còn lại. Các chủ
ngân hàng thường nghĩ thị trường đã sẵn sàng tiến hành khi GDP trên đầu
người đạt khoảng 10,000 đô la, cái mức mà tại đó sẽ có lợi để bắt đầu
xây dựng chi nhánh và mở tài khoản. Tuy nhiên, công nghệ như thẻ trả
trước và ngân hàng lưu động có thể làm giảm tỷ lệ trở ngại đó.
Các sản phẩm công nghệ ngân hàng và sự mở rộng của các công ty như
MasterCard, có thể cung cấp cho các ngân hàng đối tác với tất cả mọi thứ
họ cần để điều hành kinh doanh thẻ tín dụng, đã tạo ra một sự thúc đẩy
lớn cho các ngân hàng trong nước và khu vực mà trước đây có thể đã bị
vượt qua bởi các đối thủ quốc tế. Naveed Riaz, người điều hành kinh
doanh của tập đoàn Citigroup châu Phi nói: ‘Công nghệ đã đạt được một
bước tiến lớn’. ‘Ngày nay không phải là quá khó để có một thẻ tín dụng
hoặc để sử dụng dịch vụ mobile-bankingcủa một ngân hàng.’
Xét trên một vài khía cạnh, các ngân hàng châu Phi đang vượt lên các
các đối thủ quốc tế khi họ cài đặt hệ thống máy tính thương hiệu mới từ
đầu, mà không cần phải tốn tiền để sửa chữa lại hệ thống cũ đã xuất hiện
từ những năm 1960. Al-Noor Ramji, làm việc tại công ty Misys - chuyên
cung cấp dịch vụ hỗ trợ công nghệ cho các ngân hàng tính toán rằng: các
ngân hàng nhỏ lẻ ở châu Phi có thể giữ chi phí ở mức chỉ khoảng 30%
doanh thu. Ngược lại, các ngân hàng nước giàu có thường hạnh phúc khi tỷ
lệ chi phí trên doanh thu là 50%.
Nhóm các ngân hàng đang háo hức đi theo các công nghệ này nhất là các
ngân hàng lớn trong khu vực. Chúng bao gồm South Africa’s Standard Bank,
hoạt động tại 18 quốc gia ở châu Phi; Ecobank, một ngân hàng toàn châu
Phi trụ sở tại Togo, kinh doanh tại 32 quốc gia, và Nigeria’s United
Bank for Africa (UBA) ở 19 quốc gia. Việc mạnh lên của họ một phần nhờ
vào sự yếu đi của các ngân hàng nước ngoài. Nguồn kinh phí bằng đô la bị
phong tỏa ảnh hưởng các ngân hàng Pháp năm ngoái đã làm giảm hoạt động
của họ ở vùng sử dụng tiếng Pháp ở Tây Phi. HSBC đã chuyển hướng hoạt
động sang châu Á thay vì châu Phi, họ đã hủy cuộc đàm phán vào năm 2010
để mua lại Nedbank, ngân hàng lớn thứ tư của Nam Phi.
Cuộc khủng hoảng tài chính cũng khiến một số ngân hàng trong khu vực
tập trung vào mở rộng ở châu Phi hơn là bành trướng ra nước ngoài.
Standard Bank, thường tự quảng bá là‘ngân hàng quốc tế, dành cho những
thị trường mới nổi’ đã chứng kiến chi phí sử dụng vốn tăng vọt trong
cuộc khủng hoảng. Cạnh tranh ngày càng khó khăn hơn đối với một tổ chức
có qui mô trung bình, Phó giám đốc điều hành Standard Sim Tshabalala
nói: ‘Chúng tôi đã bắt đầu thảo luận một cách cấp thiết về việc kêu gọi
vốn và đưa nó trở lại lục địa châu Phi.’
FirstRand, một ngân hàng khác ở Nam Phi, cũng đã mở rộng mạng lưới chi
nhánh ngân hàng của nó ở châu Phi kể từ cuộc khủng hoảng. Trước đó ngân
hàng này đã có mảng ngân hàng đầu tư đang rất ăn nên làm ra thông qua
nghiệp vụ tự doanh (tự giao dịch các loại chứng khoán), một hoạt động
hiện nay được nhiều giám đốc điều hành và quản lý cho là quá rủi ro. Sau
khủng hoảng, ngân hàng đầu tư này giới hạn lại việc kinh doanh của
mình, họ chỉ giao dịch thay cho khách hàng. Để phát triển, nó đã chuyển
sang một mảng ngân hàng bán lẻ ở một thị trường khác ở châu Phi.
Các ngân hàng khu vực phần lớn xây dựng các hoạt động chi nhánh của
mình theo chiến lược từ dưới lên. Họ nhận tiền gửi tại địa phương và thu
hút khách hàng trực tiếp của công ty. Ông Tshabalala nói: ‘Để phục vụ
cho một công ty ở Nigeria bạn phải có đủ khả năng thu tiền mặt của họ,
và bạn không thể làm điều đó trừ khi bạn có một mạng lưới chi nhánh.’
Lợi nhuận trên lí thuyết là rất lớn. Tỷ lệ lãi ròng trong nhiều quốc
gia, trong đó có Nigeria đạt 8%, cao gấp đôi so với Nam Phi và cao hơn
gấp bốn lần so với phương Tây.
Tuy nhiên, để khai thác được nguồn lợi này, ngân hàng nước ngoài hoặc
phải mua lại chi nhánh ngân hàng địa phương hoặc phải thực hiện các công
việc xây dựng kéo dài mạng lưới chi nhánh theo ngành. Nhược điểm của
phương pháp mua lại được thể hiện qua Standard - ngân hàng đã mua lại
các ngân hàng ở Kenya và Nigeria, và một số nơi khác. Lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu đạt đươc tại thị trường châu Phi là 13% trong nửa đầu năm
ngoái, đã làm sụt giảm sự tín nhiệm của khách hàng của nó xuống mức
10,6%.
Xây dựng từ đầu là không dễ dàng, ‘Có phải chúng ta đã xem chi phí vốn
là một trở ngại?’ Sizwe Nxasana, giám đốc điều hành của FirstRand đã đặt
vấn đề. ‘Trong ngắn hạn, câu trả lời là không.’ Ông Nxasana nói rằng
ông vẫn thích tăng trưởng với cách làm này, mặc dù ông vẫn xem xét việc
mua lại với quy mô nhỏ ở một số nước.
Một cách tiếp cận thứ ba là thực hiện bởi các ngân hàng quốc tế lớn
nhất, trong đó Citi là một ví dụ tốt. Nó đã lựa chọn một cách tiếp cận
từ trên xuống, giúp các chính phủ bán trái phiếu và cung cấp dịch vụ
ngân hàng cho các công ty lớn nhất trong mỗi quốc gia. Điều này cho phép
nó xây dựng một mạng lưới rộng lớn về mặt địa lý với điều kiện cơ sở hạ
tầng ở đây còn khiêm tốn. Thậm chí còn nhanh nhẹn hơn là các ngân hàng
đầu tư như Goldman Sachs, Morgan Stanley và Deutsche Bank, có đội ngũ
nhân viên luân chuyển khắp châu lục để thực hiện công việc nhưng rất ít
hiện diện tại địa phương.
Câu hỏi đặt ra là liệu các mô hình này có thể được duy trì như các ngân
hàng trong nước và khu vực và dần dần tăng khối và tiếp cận thị trường
vốn cho bản thân và khách hàng của họ. Những ngân hàng quốc tế cũng phải
đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ hoạt động chuyên môn hơn. Một
trong những ứng cử viên là Renaissance Capital, một ngân hàng đầu tư của
Nga chuyên về thị trường mới nổi và đã thuê rất nhiều nhân viên, bao
gồm cả các nhân viên ngân hàng châu Phi mà trước đó từng làm việc cho
các công ty hạng nặng ở New York và London. ‘Chúng tôi đang ở trên mặt
đất và chính xác là chúng tôi đang ở trên mặt đất,’ Clifford Bao, người
đứng đầu các hoạt động châu Phi Renaissance nói.
Một số ngân hàng quốc tế đang cố gắng xây dựng một cách tiếp cận hỗn
hợp. Standard Chartered cung cấp dịch vụ bán lẻ và doanh nghiệp-ngân
hàng thích hợp trong một số quốc gia và cũng rất thích tiếp cận thị
trường vốn toàn cầu. Cổ đông trong Absa, một phần lớn thuộc sở hữu của
ngân hàng Nam Phi bởi Barclays, đã thông qua việc mua các hoạt động giao
dịch khác của các ngân hàng Anh, củng cố chiến lược của mình để cố gắng
trở thành cả một ngân hàng ở châu Phi và quốc tế. Khả năng đạt được lợi
nhuận cao sẽ đi đôi với một lượng rủi ro nhất định. Khi Châu Phi phát
huy những tiềm năng của nó, kẻ chiến thắng sẽ là những kẻ đã sẵn sàng để
sống với những rủi ro.
Nguồn: The Economist
Trần Thị Hoài – Văn Vương – Quốc Vương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét