Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Cuộc đời của một gã làm Quant (My life as a Quant): Phần 1

Emanuel Derman là một chuyên gia người Do Thái trong lĩnh vực tài chính định lượng (quantitative finance hay gọi ngắn gọn là quant). Trước khi gia nhập vào thế giới sôi động ở Wall Street vào năm 1985, ông là một nhà vật lý chuyên ngành vật lý lý thuyết. Một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất của ông là My Life as a Quant (Cuộc đời của một gã làm Quant), miêu tả thế giới của những người làm trong ngành được xem là bí ẩn nhất trong thế giới tài chính. Nhằm mục đích giúp các bạn hiểu rõ hơn về quant, chúng tôi xin giới thiệu bản dịch của tác phẩm này. Trong phần 1, tác giả Derman sẽ cho các bạn thấy mối quan hệ tưởng chừng như không liên quan, nhưng lại rất gắn kết với nhau giữa vật lý và tài chính.
Chương mở đầu: HAI THỨ VĂN HÓA (Promogue: Two Cultures)
Kỳ 1:  Vật lý và tài chính (Physics and Finance)
Mô hình hóa thế giới
Nếu như toán học là Nữ hoàng của Khoa học, như nhà toán học vĩ đại Karl Friedrich Gauss đã ca ngợi vào thế kỷ 19, thì Vật lý là Vua của Vương quốc đó. Từ giữa thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19, Luật Hấp dẫn, bộ ba Định luật về chuyển động và công trình phương trình vi phân của Newton đã mô tả gần như hoàn hảo sự chuyển động của các vật thể trong thế giới chúng ta và trong Hệ Mặt trời.
Phochungkhoan.vn Tai-chinh-dinh-luong Cuoc-doi-cua-mot-ga-lam-Quant
'Toán học là một điều đặc biệt đến từ tinh thần của con người, một thứ mà tự nó đề ra giá trị cho chính nó, như nghệ thuật và thi ca'
Oswald Veblen, nhà toán học người Mỹ
(Nguồn: Internet)
Vào năm 1864, 200 năm sau thời của Newton, nhà vật lý người Scotland James Clerk Maxwell, với những phương trình vi phân tinh tế, đã mô hình hóa chính xác một cách đáng kinh ngạc bản chất của ánh sáng, tia X-quang và sóng radio. Phương trình Maxwell cho chúng ta thấy, điện và từ trường, dù là hai hiện tượng khác nhau, song lại cùng tồn tại trong một trường điện từ thống nhất.
Chúng ta không thể chỉ nhìn vào thế giới xung quanh và ‘viết’ ra được những phương trình của Newton hay Maxwell. Dữ liệu không thể tự nó nói được. Những phương trình đó là đỉnh cao trí tuệ con người, là tư duy trừu tượng dựa trên nỗ lực suy nghĩ và cảm nhận. Sự thành công của họ xác nhận rằng tư duy ‘thuần khiết’ và toán học là hai thứ quyền lực giúp chúng ta khám phá bản chất của vũ trụ.
Vào đầu thế kỷ 20, Einstein giải quyết sự mâu thuẫn giữa hai trường phái Maxwell và Newton bằng Thuyết Tương đối Hẹp, dung hòa cơ học của Newton vào những phương trình của Maxwell. 50 năm sau, Einstein một lần nữa vượt Newton bằng Thuyết Tương đối Rộng, trong đó ông chỉnh sửa Luật Hấp dẫn của Newton và miêu tả trọng lực như một con sóng lớn trong cả thời gian và không gian. Cùng thời với Einstein còn có Bohr, Schroedinger và Heisenberg, dựa trên nền tảng của ông, phát triển lý thuyết cơ học lượng tử, nhằm tìm hiểu quy luật vận động của những thực thể rất nhỏ, của phân tử, nguyên tử và những hạt nhỏ hơn cả nguyên tử.
Chính Einstein là người đã hoàn chỉnh cách thức tư duy để khám phá quy luật của vũ trụ. Phương pháp của ông không dựa trên quan sát và thực nghiệm, ông cố gắng hiểu và sau đó diễn dịch lại những nguyên lý đi ngược lại với lẽ thường của sự vật. Năm 1918, trong bài diễn văn vinh danh Max Planck – cha đẻ của cơ học lượng tử, Einstein đã nói: ‘Không có một logic cụ thể nào để nhìn thấy các quy luật, chỉ có cảm nhận, dựa trên một lượng hiểu biết nhất định về kinh nghiệm, mới có thể làm được điều đó.’
Phochungkhoan.vn Tai-chinh-dinh-luong Cuoc-doi-cua-mot-ga-lam-Quant
'Chúng ta không thể giải quyết một vấn đề với chính tư duy đặt ra vấn đề đó'
Albert Einstein, nhà vật lý học người Mỹ gốc Do Thái
(Nguồn: Internet)
Mục đích tận cùng của việc tìm hiểu những quy luật khoa học trong những lĩnh vực khác nhau là cái gì? Là tiên đoán tương lai, và kiểm soát nó. Đa phần những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại mà loài người đang tận hưởng, đang phụ thuộc, hay đang sợ hãi và ghét cay ghét đắng – điện thoại đi động, mạng lưới điện, máy scan, và vũ khí hạt nhân – đều được phát triển dựa trên những nguyên lý của vật lý như cơ học lượng tử, thuyết điện từ, và thuyết tương đối. Và bây giờ, có những nhà vật lý đem những thứ đó áp dụng vào một thế giới khác – tài chính.
Trong vòng 20 năm trở lại đây, trong những định chế tài chính lớn nhỏ ở Wall Street (Mỹ) và The City (Anh), luôn có những nhóm nhỏ các (cựu) chuyên gia trong các ngành vật lý và toán học cố gắng áp dụng những kỹ năng của họ vào thị trường chứng khoán. Lúc trước, những người này được gọi là những ‘nhà khoa học’ tên lửa bởi những người từng nhầm lẫn khoa học tên lửa là ngành khoa học tiên tiến nhất, bậy giờ họ được gọi là ‘quants’.
Quants thực hiện cái công việc được gọi là ‘kỹ thuật tài chính’ (financial engineering). Theo tôi đó là một thuật ngữ ngu xuẩn, tuy nhiên hiện giờ người ta sử dụng một thuật ngữ hay hơn là ‘tài chính định lượng’ (quantitative finance). Công việc là sự kết hợp của những mô hình vật lý, những phương pháp toán học và kiến thức về khoa học máy tính để định giá những các loại chứng khoán khác nhau. Tài chính định lượng, mặt tốt của nó là đem lại cái nhìn sâu xa hơn về mối quan hệ giữa giá trị (value) và sự ngẫu nhiên (uncertainty) và cách tiếp cận một cách khoa học để giải thích mối quan hệ đó, còn mặt tồi tệ ư, đó món tả pí lù của các công thức toán học phức tạp dựa trên những nhận định mơ hồ.
Trước đây, khi tài chính định lượng chưa được xem hẳn như một ngành nghiên cứu, một ngành khoa học thực thụ - khi tôi tham gia ngành này vào năm 1985, công việc tôi làm thậm chí không có một cái tên gọi đàng hoàng và nó giống như những thứ người ta muốn giao cho một tên học việc trong ngân hàng đầu tư vậy. Tuy nhiên bây giờ bạn có thể học master chuyên ngành tài chính định lượng ở những trường nổi tiếng – Học viện Courant thuộc Đại học New York, Đại học Michigan ở Ann Arbor, Đại học Oregon ở Eugene và cả Đại học Columbia của tôi nữa, nơi tôi làm giáo sư từ năm 2003. Các khoa thống kê và toán của các trường kỹ thuật, các trường kinh doanh đều ‘dụ dỗ’ sinh viên theo học những chương trình dài một hay hai năm giống như thế này, với mức học phí 30,000 nghìn USD, họ hứa sẽ đào tạo bạn trở thành một tên nhân viên có thể tuyển dụng được.
Ngày nay, những gã quản lý ở Wall Street đều nhận được emails và những cú điện thoại hỏi xin việc từ những người có học vị Tiến sĩ (PhD). Những tạp chí chuyên ngành vật lý ngày càng đăng nhiều hơn những công trình nghiên cứu về tài chính định lượng. Gia nhập đội ngũ các nhà vật lý và toán học đang làm việc cho các bộ phận mang tính định lượng của các ngân hàng là số lượng ngày càng tăng của những người sở hữu bằng PhD từ các khoa tài chính từ các trường kinh doanh. Hai chương trình tốt nhất nước Mỹ về ngành tài chính ở cấp độ sau đại học là trường Sloan thuộc MITtrường Haas thuộc Đại học California, hàng năm mất khoảng vài chục sinh viên ưu tú cho thế giới của tài chính và ngân hàng.
Phochungkhoan.vn Tai-chinh-dinh-luong Cuoc-doi-cua-mot-ga-lam-Quant
Trường kinh doanh Sloan thuộc MIT là một trường đại học hàng đầu nước Mỹ về ngành tài chính
(Nguồn: Internet)
Một trong những lý do giải thích tại sao dân ngành toán và lý lại đổ xô về Wall Street trong những năm 70 là sự thu hẹp đầu tư của chính phủ trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản. Trong vòng 3 thập niên trước và sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, việc chạy đua vũ trang đã khiến Bộ Quốc phòng Mỹ thúc ép Quốc hội chi nhiều hơn cho việc nghiên cứu và phát triển vũ khí, và kết quả là thu hút được nhiều nhà toán học, vật lý học theo đuổi con đường học thuật và nghiên cứu. Tuy nhiên sau chiến tranh Việt Nam, kinh tế Mỹ gặp khó khăn và do đó ngân sách cho nghiên cứu và phát triển cơ bản bị thu hẹp, và kết quả đáng buồn là nhiều nhà khoa học mong muốn gắn bó cuộc đời mình với việc nghiên cứu cơ bản đã phải trôi dạt nhiều nơi để mưu sinh thay về làm khoa học một cách nghiêm túc. Một số khác thì thử thách mình ở những lĩnh vực mới hơn, như năng lượng Mặt Trời hay viễn thông.
Một số khác nữa thì bén duyên với sự sôi động của Wall Street. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 xuất phát từ thế giới Ả Rập làm cho giá dầu và lãi suất tăng đột biến, và ngay sau đó nỗi sợ hãi lạm phát làm giá vàng đạt đỉnh 800$/ounce. Đột nhiên thị trường tài chính là một nơi quá mong manh, và những công cụ an toàn như trái phiếu, đã trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Những quy luật cũ không còn đúng nữa, việc dự báo chiều hướng của lãi suất và cổ phiếu trở nên khó khăn hơn bao giờ hết với các tổ chức tài chính. Quản lý và phòng vệ rủi ro là những yêu cầu bức thiết, và kéo theo đó là sự ra đời của hàng loạt công cụ tài chính phái sinh phức tạp hơn.
Phochungkhoan.vn Tai-chinh-dinh-luong Cuoc-doi-cua-mot-ga-lam-Quant
Thị trường tài chính là một nơi quá mong manh
(Nguồn: Internet)
Làm thế nào để có thể miêu tả và thấu hiểu sự biến động của giá cả? Vật lý là một ngành khoa học quan tâm đến sự vận động, cách thức mà vạn vật thay đổi theo thời gian. Và vì thế các nhà vật lý, các kỹ sư, các nhà toán học, các chuyên gia xây dựng mô hình, các chuyên gia lập trình đã dựa vào kỹ năng của họ để áp dụng vào thực tế của thị trường tài chính. Và ở Wall Street luôn có chỗ đứng cho họ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét