Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Trả lại sự thật cho lịch sử



Vtruong2602


24 tháng 7, 2010

I. Ba Cụt Lê Quang Vinh
Phải trả lại tính trung thực cho lịch sử, người viết cảm thấy phải nêu ra nhược điểm đáng chê trách của chính quyền Cụ Diệm Nhu: Nhứt là sự kiện đối xử với chiến sĩ Ba Cụt, một nông dân yêu nước đã từ trong quần chúng miền nam, quật khởi lên chống đối Việt Minh, vì họ ám sát Giáo chủ Huỳnh-Phú -Sổ, thần tượng của Ba-Cụt. Sự sai lầm tai hại của ông cố vấn Nhu khi ra tay đàn áp các giáo phái và các đảng đối lập chính trị miền nam. Tiếc thay hành động nầy lại gián tiếp cho sự tuyền truyền có lợi cho phía Hà Nội theo mưu đồ của chính sách sau hậu trường nước Mỹ. Vì thế biến cố thất nhân tâm nầy làm cho Tổng thống Ngô Đình Diệm mất hẳn uy tín đối với dân chúng nông dân trong tầm nhìn chủ quan của một trí thức khoa bảng đầy tính quan lại miền trung, Cụ Diệm đã không thấu hiểu được tâm trạng của một chiến sĩ như Lê Quang Vinh tự Ba-Cụt, một nông dân yêu nước như Đinh Bộ Lĩnh thời nay, chất phát đã từ trong quần chúng đồng bằng sông Cửu Long, quật khởi đứng lên chống đối Việt Minh cùng Trịnh Minh Thế.
Lê Quang Vinh lo công việc đồng áng từ lúc còn nhỏ, nhưng khi lớn khôn, đã tiêm-nhiểm những lời giảng của Huỳnh Giáo chủ về Phật Pháp và bổn phận tranh đấu chống ngoại xâm. Ông mê thích học vỏ nghệ với thầy Sáu-Kim; Ông có lần bị người cha quở mắng dữ-dội vì chễnh mảng bỏ bê công việc. Ông lấy cây dao phãng phát cỏ, tự chặt một lóng tay và thề “Nếu ngón tay nầy mọc lại, sẽ an phận về làm ruộng cho vui lòng cha” Kể từ ngày đó Lê Quang Vinh thường được biết đến với tên Ba-Cụt
Tình báo OSS Mỹ xúi bẫy tham vọng của thực dân Pháp trở lại đô hộ Việt Nam để Mỹ viện trợ tiêu xài cho hết số vũ khí thặng dư của Thế chiến II; Ngày 6/3/1946 quân đội Pháp được Đại tá OSS, Alfred Kitts hướng dẩn, đổ bộ vào Hải Phòng trang bị từ đầu đến chân đều là quân viện của Mỹ.
Cậu Lê.Quang.Vinh năm ấy được 21 tuổi đầy nhiệt huyết yêu nước, đã tụ họp các thanh niên ở rạch Bằng Tăng, phát động việc vọt tầm vong đâm Tây giựt súng để thành lập toán vỏ trang địa phương đánh Tây. Toán cảm tử quân Ba-Cụt càng ngày càng bành trướng đúng vào vào năm 1946, được sát nhập vào Vệ Quốc Liên Đội Nguyễn Trung Trực của ông Nguyễn Giác Ngộ. Ngày 16/4/1947, Việt Minh ám hại Đức thầy Huỳnh Phú Sổ tại Dốc Vàng Hạ. Các nhóm như Trần Văn Soái cần nơi nương tựa, nên đã phải ký kết Hiệp định Liên quân với Cluzet, Đại tá Pháp Tư Lệnh Miền Tây.
Ba-Cụt vẩn một dạ quyết chống Pháp, không tán thành, kéo quân vào bưng tiếp tục kháng chiến dưới danh nghĩa mới “Nghĩa Quân Cách Mạng” nắm vững địa hình địa vật, lính Ba-Cụt đã nhiều lần di chuyển nhanh chóng lâm trận để tiếp ứng các toán vỏ trang bạn bị lính Tây truy nã. Ba-Cụt đã tỏ ra là một chỉ huy gan dạ, luôn luôn sát cánh với đồng đội, nhiều mưu lược nên đã được tôn vinh, kính nể, những trận đụng độ với các toán nhỏ Việt Minh, các chiến sĩ kháng chiến Hòa Hảo đã cang cường đương đầu với bộ đội của Nguyễn Bình nên thanh thế càng ngày càng tăng. Một toán bộ đội Việt Minh định xâm nhập vùng trú đóng Hòa Hảo, lúc đó các kháng chiến quân Ba-Cụt đã áp dụng chiến thuật “đống chốt” với các toán võ trang quyết tử đóng rãi rác ở các vị trí hiểm yếu, khiến trận mạc nầy kéo dài từ sang đến tối dựa vào địa hình quen thuộc để lòn-lách tiêu diệt đối phương, cuối cùng Nguyễn Bình phải thãm bại rút lui.
Cụ Diệm là một tín đồ Ky-Tô-Giáo, một trong những tôn giáo lớn trên thế giới với những lời thuyết giảng về tình thương và tôn trọng sự sống, Cụ Ngô Đình Diệm đã ký sắc lịnh số 98-TP ngày 8/7/1956 không ân xá cho Lê Quang Vinh. Quyết định tối hậu về mạng sống của Lê Quang Vinh đến lúc chót nầy ở trong tay Thủ Tướng Ngô Đình Diệm là người duy nhứt có quyết định cứu xét đơn thỉnh cầu ân xá của tội nhân. Trong một cuộc phỏng vấn được thâu hình và phát thanh do đài Saigon TV ở California, Cụ Lâm Lễ Trinh có cho biết là Cụ đã tình cờ chứng kiến được việc Cụ Ngô Đình Nhu vào trình lên Cụ Diệm, thơ can thiệp của Đại Sứ Anh quốc ở Việt Nam, đề nghị xin ân xá Ba-Cụt.
Thật tội nghiệp là một quân nhân có cấp bậc chính thức là Trung Tá trong quân đội Việt Nam, Lê Quang Vinh xin được xử bắn ở pháp trường, nhưng lời yêu cầu được chết trong danh dự nầy của một sĩ quan cũng không được chấp thuận, chúng ta nghĩ thế nào? Cái máy chém của thực dân Pháp xử dụng trong thời Pháp thuộc đã được đao phủ thủ là Đội Phước lau chùi, đem từ Saigon xuống Cần Thơ để xử trảm Ba Cụt; Sau khi bị chặt đầu, thi thể Lê Quang Vinh đã không được trao trả cho thân nhân chôn cất. Xác của chiến sĩ áo vải Nam bộ nầy hình như đã được sự bí mật nào đó, một việc làm tàn ác, bất nhân, trái với đạo lý và văn hóa dân tộc Việt – Có phải đây là “Ác lai Ác báo?” của nghiệp “Nhân-Quả” .
Một bản án đưa đến xử tử hình một tội nhân trong thời gian vỏn vẹn trong vòng ba tháng, cộng với việc từ chối đơn xin ân xá án, đã chứng tỏ Cụ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm dứt khoát muốn loại trừ bộ phận vỏ trang Hòa Hảo dưới sự chỉ huy của Ba-Cụt, một người đã bắt đầu cuộc kháng chiến từ ngày thực dân Pháp trở lại đô hộ. Chỉ có Lê Quang Vinh mới làm được việc đó thôi, nhưng Lê Quang Vinh đã nói lời thề trước tòa án: “sở dĩ phải đụng chạm với quân đội Quốc Gia là vì tôi ở trong thế kẹt tứ phía, chớ mỗi lần đụng độ như vậy, tôi hết sức đau lòng. Bởi vì tôi nghĩ rằng một ngày không xa tôi cũng trở về với quân đội Quốc Gia” .
Việc điều động một ông Đại Sứ Nguyễn Ngọc Thơ đang công tác ở ngoại quốc về tìm cách chiêu dụ Lê Quang Vinh ra hàng, nhưng đã hành xử không trong sáng với một người đã góp nhiều công trong việc đương đầu với Việt Minh, với quân đội Pháp, một chiến sĩ như Đinh Bộ Lĩnh thời nay, nhưng đã giữ vững được ba khu vực quân sự: Khu Thốt Nốt Cờ Đỏ, Khu Đồng Tháp Mười, và Khu Rừng Tràm Long Châu Hà. Cụ Ngô Đình Diệm đã thật sự đánh mất lòng tin cậy, ái-mộ của người dân hiền lành Miền Nam, Cụ Ngô Đình Diệm thất tín, thất nghĩa, khi Bảo Đại từ Cannes gởi liên tiếp hai công điện, ngày 28/4/1955 và 30/4/1955 để triệu hồi Cụ Diệm, Cụ đã không tuân lệnh, chính nhờ có hội nghị các 18 Chính-đảng và 29 Nhân-sĩ miền nam, ngày 29/4/1955 do Cụ Nguyễn Bảo Toàn chủ tọa đã đưa đến quyết định: Truất phế Bảo Đại, giải tán chính phủ và ủy nhiệm Cụ Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ lâm thời, tổ chức tổng tuyển cử, trưng cầu dân ý. Sau đó Cụ Diệm trở thành tổng thống của nền Đệ 1 Cộng Hoà phần lớn do Nguyễn Bảo Toàn chủ toạ. Đặc biệt Cụ Nguyễn Bảo Toàn, một nhà ái quốc đã từng bôn ba tranh đấu thời thực dân Pháp, tuy rằng Cụ không phải thuộc giáo phái Hòa Hảo nhưng được Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ tín nhiệm trong chức vụ Tổng Bí Thư đầu tiên của Dân Xả Đảng. Mật vụ của Ngô Đình Nhu đã bí mật bắt Nguyễn Bảo Toàn, bỏ vào bao bố, cột vào trụ xi-măng và xô nhận chìm thân xác ở sông Nhà-Bè đề phòng Cụ Toàn có thể thay thế Cụ Diệm, khi Mỹ cần thay ngựa giữa đường.
Ngày 13/7/1964, một lễ kỷ niệm 18 năm Lê Quang Vinh tức Ba-Cụt bị bức tử đã được long trọng tổ chức ở Thốt Nốt với sự tham dự của hơn 5000 chiến sĩ Dân Xả Đảng. Đại diện chính quyền thời đó có Tổng Trưởng Nội Vụ, Thiếu Tướng Lâm Văn Phát và Tổng Trưởng thông tin ông Phạm Thái; Một kiến-nghị xin hủy bỏ các bản án, phục hồi công quyền và phục chức của Ba-Cụt đã được trình lên chính phủ nhưng Lê Quang Vinh đã đi vào cỏi vĩnh hằng. Trong việc xử án Ba-Cụt, việc cố tình thủ tiêu đối thủ của hai Cụ Diệm Nhu đã quá rỏ ràng. Các nhà viết sữ trong tương lai cũng nên truy tìm xem những ai ở hậu trường trong ngành Tư pháp vào thời buổi ấy, đã bày mưu đặt kế để các thủ tục pháp lý có thể đưa đến xử một án tử hình gấp rút trong ba phiên tòa lien tiếp trong vòng 23 ngày? Không cần phải suy nghĩ dông dài: Đây là một sự cố tình chính trị, dứt khoát thủ tiêu một chướng ngại trong tương lai cho quyền lực của Ngô triều. Thái độ ấy có lẽ sau nầy cũng đã được những người lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm suy gẫm lại, đưa đến quyết định cuối cùng là cái chết thê thãm của hai Cụ Diệm Nhu, đó là những gì người viết ước ao “Phải trả lại tính trung thực cho lịch sử Việt Nam”

► o ◄

II. Ai giết Tướng Trịnh Minh Thế
Một trong những bí mật lớn nhứt của lịch sử cận đại là cái chết bất ngờ của Tướng Cao Đài Liên Minh Trịnh Minh Thế vào ngày 3/5/1955, đúng vào lúc mà cuộc chiến dẹp Bình Xuyên, do thực dân Pháp đứng đằng sau lưng xúi dục và do Savani chỉ đạo, đang ở vào giai đoạn cuối cùng; uy tín của Tướng Thế và nhóm Liên Minh đang ở vào lúc cao nhất sau khi giúp TT Diệm dẹp yên được vụ đảo chánh của Vỹ. Vị trí của Tướng Thế trong lịch sử VN có thể coi Ông như một vì sao băng chói lòa bay vụt trên nền trời Miền Nam vào những lúc đen tối nhất rồi tắt lịm trong khoảng khắc, khiến không còn mấy ai nhắc tới nữa; tên tuổi, công trạng của ông đã bị lịch sử quên lãng! Cái chết bí mật của Tướng Thế dĩ nhiên cũng bị nhiều người nghi ngờ là do TT Diệm hoặc Nhu hoặc CIA giết sau khi thấy uy tín của ông đang lên theo chìu thẳng đứng (bạo phát bạo tàn?)
Nhắc đến cái chết của Tướng Thế thì cũng phải mất hàng chục năm mới có thể biết được sự thật (cây kim để lâu trong túi rồi sẽ có ngày lú ra) Sau khi bị ám sát cho đến nay đả có hàng chục giả thuyết khác nhau khiến dư luận hết sức hoang mang và có nhiều lời bàn soạn đôi khi thiên lệch vì mục đích chính trị hay tư thù cá nhân, không đúng với sự thật khách quan. Giờ đây cây kim đã từ từ lú ra với nhiều bằng chứng khá chính xác về những lời khai của những người dính líu trực tiếp đến vụ án nầy nên có thể nói là bí mật bắt đầu bật mí về cái chết của Tướng Thế đã được sáng tỏ qua lý luận liên quan với thực tế.


Ảnh: http://www.dongduongthoibao.net/
Nghi ngờ Diệm Nhu - Ngày 3/5, trong khi nhóm Bình Xuyên và Bảy Viển bị đánh thua tan tác và tìm đường rút lui về Mật khu Rừng Sát; TT Diệm triệu hồi Tướng Thế vào Dinh và yêu cầu ông đem Lực lượng Liên Minh đi tảo thanh một nhóm tàn quân Bình Xuyên còn đang ẩn núp ở khu Khánh-Hội, Tân Thuận Đông và đang được tàu của Pháp giúp di tản. Đây là nghi vấn đầu tiên; vì nhiều người hỏi tại sao, TT Diệm không dùng Quân đội Quốc Gia làm việc nầy mà lại giao cho nhóm Liên Minh của Thế và tự kết luận’ ai đã tổ chức vụ giết Tướng Thế?
-Giả thuyết (1) - được nêu ra, TT Diệm muốn thử sự trung thành của Tướng Thế vì trước đây Tướng Thế và Bảy Viển có mối giao hòa rất tốt. Thêm một giả thuyết nữa
-Giả thuyết (2) -, TT Diệm muốn để cho Tướng Thế có dịp lập nên chiến công để làm nền tảng đưa ông lên thay Tướng Tỵ lừng khừng; Cũng có thể giải thích là TT Diệm để cho Bộ chỉ huy phân công cho cả hai phe cùng đi đánh Bình Xuyên, phe Liên Minh thì đi chiếm cây cầu Tân Thuận Đông còn phía Quân đội Quốc gia thì chiếm cầu Tân Thuận Tây và trong dịp nầy các Sĩ quan thân Pháp ghen ghét nên kiếm cách làm thịt Ông?
-Giả thuyết (3) - do Ông Ngô-Đình Nhu bày mưu để ám sát Tướng Thế vì uy tín ông đang lên quá cao, có thể CIA đưa lên thế TT Diệm?
-Giả thuyết (4) - của TS Sergei Blagov là do Lansdale muốn dẹp nhóm Liên Minh vì không còn hữu dụng nữa thì lại càng không đứng vững vì ông là bạn chí thân của Lansdale rất ái mộ hành động quyết liệt chống thực dân Pháp.
-Giả thuyết (5) - là do một nhóm Sĩ quan trong Quân đội như Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim, Trần Văn Đôn…vì ghen tức Tướng Thế, không cấp trọng pháo, quân xa cho Thế, nên tìm cách triệt hạ ngầm.
-Giả thuyết (6) - do đạn lạc, không ai tin giả thuyết nầy vì viên đạn quá chính xác, ở ngay gần chỗ Tướng Thế đứng nên không cần được nghĩ tới giả thuyết nầy.
(Còn tiếp)

Vtruong2602

nguồn http://www.canhthep.com/modules.php? ngày 14 tháng 4, 2010



Phụ Lục do sachhiem.net đính kèm:

Bài Nói Chuyện Của Bà Quả Phụ Trịnh Minh Thế
Báo Saigon Nhỏ, số 437, tr 48, tháng 1/2007
Ngày 3 tháng 5 năm 1955, ngày chồng tôi mất, Ông trung tá tham mưu trưởng Trương Lương Thiện có về Tây Ninh báo tin và chở tôi và mẹ chồng tôi về Saigòn. Về đến nơi, lúc thấy xác chồng tôi là 1giờ khuya. Khi ngồi bên xác chồng tôi, tôi mới phát hiện chồng tôi chết vì 2 viên đạn. Viên đạn thứ 1 từ ót trổ ra miệng, miệng còn ám khói đạn. Viên đạn thứ 2 từ lỗ tai phải trổ ra mắt trái, tròng mắt bay mất, mí mắt lõm xuống và còn nguyên vẹn không rách, lỗ tai còn ám khói đạn. Tôi có lấy khăn ước lau chùi nhưng không sạch được!
Nhìn 2 vết đạn này, tôi nghĩ là chồng tôi bị ám sát chứ không chết trận được vì 2 lỗ đạn rất nhỏ, nhỏ như đầu chiết đũa và không phá rộng. Từ lúc đó tôi luôn luôn ở bên xác chồng tôi, tôi không ngủ, không ăn uống gì được cho đến trưa ngày hôm sau là liệm xác. Sáng hôm sau thì ông Ngô Đình Diệm cùng phái đoàn đến. Tôi có nhìn thấy ông Diệm té xỉu trước mặt tôi. Sau khi ông Diệm về, có mấy người em chồng tôi và các anh em trong đoàn thể Liên Minh đến thăm xác. Tôi có chỉ cho tất cả mọi người thấy là chồng tôi chết vì hai viên đạn. Khi chết chồng tôi mặt quân phục kaki vàng và bộ đồ đẫm máu đỏ; người em gái thứ 5 của chồng tôi đã đem về Tây Ninh đốt.
Chánh quyền Ngô Đình Diệm không giải thích gì về cái chết của Tướng Thế mà trái lại khi chôn cất chồng tôi xong thì có mấy người lạ mặt hăm he tôi không cho tôi nói là chồng tôi chết vì hai viên đạn, không cho nói gì về cái vụ của chồng tôi chết hết. Cho tới bây giờ thì cũng không có cái giấy xác nhận về cái chết của của chồng tôi, cái giấy khai tử tới nay bây giờ tôi cũng không có.
Ông Tạ Thành Long nói là chồng tôi chết khi đi khám mặt trận, nhưng theo 2 viên đạn bắn vào đầu đó thì tôi nghĩ chồng tôi bị ám sát bằng súng kề vô đầu bắn chứ khôngphảii là tử trận.
Nhắc đến ông Văn Thành Cao, cựu Thiếu Tướng và ông Tạ Thành Long, cựu đại tá của QLVNCH thì bà Trịnh Minh Thế cho biết, bà đối với 2 vị sĩ quan cao cấp đó như là tất cả các anh em trong đoàn thể Liên Minh mà thôi. Mãi đến năm 1993, khi anh em cựu chiến binh trong đoàn thể Cao Đài Liên Minh tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm thành lập quân đội Cao Đài, Ban Tổ Chức gởi vé máy bay mời tôi qua tham dư…
Trong Đại Hội, tôi có gặp các ông Văn Thành cao và Tạ Thành Long. Riêng ông Tạ Thành Long thì đó là lần đầu tiên từ lúc chồng tôi chết tôi mới gặp lại. Chú Long có mời tôi về nhà vợ chồng chú tá túc trong những ngày đại hội. Thật ra tôi có nghi ngờ là những người này có dính líu vào cái chết của chồng tôi, tôi nghi từ lâu rồi, nhưng chưa có bằng cớ rõ rệt nên tôi đối đãi mọi người như nhau. Từ khi nghe tin tức và tài liệu những người đó có dính líu đến cái chết của chồng tôi, thì tôi cắt đứt không liên lạc với những người đó nữa
Trích Báo Saigon Nhỏ, số 437, tr 48, tháng 1/2007
NDVN, ngày 2/11/07




Giải Tỏa Bí Mật Về Cái Chết Của

Tướng Trịnh Minh Thế
(Tạp chí GÓP GIÓ, số 112, thứ ba, ngày7/2/03)

LỜI TÒA SOẠN (GG): Tướng Trịnh Minh Thế, Tư lịnh Lực Lượng Cao Đài Liên Minh bị giết vào lúc 6 giờ chiều ngày 3-5-1955, là một nghi án mà đã có một số tin tức loan khác nhau, như:
1- Về phía chính quyền Ngô Đình Diệm cho biết rằng tướng Trịnh Minh Thế đã trúng một viên đạn vào đầu, khi ông đi trên chiếc xe Jeep chạy trên cầu Tân Thuận, trong khi đang truy quét lực lượng Bình Xuyên.
2- Theo ông Lê Trọng Văn, viết rằng cái chết của tướng Trịnh Minh Thế là do tướng Văn Thành Cao cho đàn em ngôi chung xe Jeep với tướng Thế , ha sát ông tại cầu Tân Thuận, theo mật lệnh của ông Ngô Đình Nhu.
3- Theo một tài liệu bằng tiếng Pháp do ông Nhị Lang công bố trên báo chí, thủ phạm giết tướng Thế là Thiếu tá Tình báo Savani của Pháp, trả thù cho tướng Chanson. Thiếu tá Savani từ trên chiếc thuyền nhỏ của Pháp từ dưới sông bắn lên xe tướng Thế.
Nhưng theo tài liệu do ông Trịnh Minh Sơn công bố trên tờ Làng Văn, Canada, số 232 tháng 12-2002, dưới đây, cho biết thân phụ ông - tướng Trịnh Minh Thế đã bị giết tại Dinh Độc Lập rồi đem xác ông chở tới cầu Tân Thuận để đánh lạc hướng.
Rõ ràng đây là một bằng chứng thật CHÍNH XÁC nhứt. Bởi vì là người trong gia đình mới có thể nhìn tận mắt có cả thảy HAI vết đạn bắn rất gần, một vào ót và một vào vào lỗ tai tướng Thế còn để lai ám khói trên vết thương, chứ không phải MỘT phát duy nhứt như tin công bố.
Được biết khi hay tin chồng chết, bà Trịnh Minh Thế đã đến ôm xác chồng và khóc kể “Ông Nhu đã giết chồng tôi!”.
Cũng vào thời gian đó có tin ông Nhu đã bí mật cho người tới hăm dọa gia đình tướng Thế buộc phải giữ im lặng. Tướng Thế sẽ được truy thăng Trung tướng, được hưởng một số tiền tử tuất để sinh sống, và các con sẽ được thâu vào trường Quốc Gia Nghĩa Tử ăn học tử tế. Phải chăng vì để bảo vệ sự an toàn cho gia đình, bắt buộc gia đình tướng Thế phải giữ bí mật cho tới bây giờ?
GÓP GIÓ

Giải-tỏa bí mật về cái chết
của tướng Trịnh Minh Thế
Trong mục này, Làng Văn số 231, BC (Bút Chì) viết rằng: “Tướng Trịnh Minh Thế tử trận đang khi điều quân tấn công lực lượng Bình-Xuyên bên kia cầu Tân-Thuận, đạn đạo phát xuất từ một giang-thuyền Pháp, do Bình-Xuyên điều khiển. Sau này có tin, tướng Thế bị Savani, sĩ quan Phòng Nhì Pháp ra lệnh ám sát để trả thù cho tướng Chanson.”
Sau khi báo phát hành, thân nhân của tướng Thế, hiện sinh sống ở Canada, đã gửi thư cho BC, công bố bí mật về cái chế của tướng Thế, nội dung như sau. BC xin đăng tải nguyên văn như một sử liệu:
“Brossard, ngày 12 Nov, 2002
Kính thưa ông Bút Chì
Nhân đọc thấy một độc giả thắc mắc về cái chết của tướng Trịnh Minh Thế, và đã được ông trả lời trong mục giải đáp, Làng Văn số 231.
Tôi xin tự giới thiệu là con trai út của cố Trung tướng Trịnh Minh Thế. Mẹ tôi là quả phụ Nguyễn Thị Kim, hiện đang sinh sống với tôi ở Canada. Nhờ ông Bút Chì đính chánh giùm một bí mật về cái chết của ba tôi, sau 47 năm mà gia đình tôi giữ im lặng.
Sự thật là ba tôi bị ám sát, không chết trận như tin tức và lời đồn đãi
Ba tôi bị ám sát lúc 6 giờ chiều ngày 3 tháng 5, 1955, do 2 viên đạn súng nhỏ, vì vết thương không phá rộng. Viên đạn thứ nhất dí sát vào ót, bắn trổ ra miệng, miệng còn ám khói đạn. Viên đạn thứ hai, phát ân huệ, cũng dí sát vào lỗ tai phải, bắn trổ ra bể tròng mắt trái, lỗ tai ám khói súng. Điều đó cho thấy, kẻ ra tay là người thân cận, đứng sau lưng hoặc đứng kế bên. Mẹ tôi tin rằng ba tôi bị mưu sát trong dinh Độc Lập, khi về họp tham mưu. Sau đó đưa xác ra mặt trận cầu Tân Thuận và hô lên là tử trận.
Từ ngày mất nước, ở hải ngoại có nhiều giả thuyết được đưa ra, nói về cái chết của ba tôi. Đề tài này thường một số người liên hệ tới cái chết mờ ám của ba tôi, khuê ra, tạo nhiều giả thuyết vô lý, vô căn cứ, ngụy tạo, hoặc đem viết sách hoặc đăng trên báo chí, để cố tình che đậy sự thật, tung hỏa mù đánh lừa dư luận để bưng bít tội ác năm xưa.
Như ông Bút Chì đã thấy, qua nhiều sách báo và tài liệu, tất cả đều nói tướng Thế tử thương vì một viên đạn duy nhất; nhưng gia đình tôi và cả giòng họ Trịnh đều biết là ba tôi chết vì 2 viên đạn được bắn rất gần (dí sát và bóp cò). Chỉ cần chi tiết quan trọng đó thôi cũng đủ để tôi khỏi tốn công dẫn chứng dài dòng để đả phá các giả thuyết ngụy tao khác
Sau cùng, để đính chánh trả lời trên báo, ông có thể tóm tắt: “Anh em ông Diệm Nhu ngày về chấp chánh bấp bênh nên đã chiêu dụ tướng Trịnh Minh Thế về hợp tác để củng cố địa vị; sau đó chủ mưu hạ sát để trừ hậu hoạn”
Xin thành thật cám ơn ông”
Trịnh Minh Sơn
2810 Bourgogne
Brossard, Quebec J4Z 1T5
Canada
Tạp chí GÓP GIÓ, ngày 7/2/03

GÓP Ý CỦA ĐDTB:
Trong cuốn “Phong Trào Kháng Chiến Trịnh Minh Thế” của ông Nhị Lang tên thật là Thái Lân, xuất bản 1984 nơi trang 328 – 329 viết như sau:
“Tướng Thế mất đúng 7 giờ chiều ngày mồng 3 tháng 5 năm 1955. Ông bị một viên đạn Carbin duy nhất bắn vào lỗ tai bên phải, xuyên qua mắt trái, tròng mắt bay mất. Khói đạn còn dính bên tai, chứng tỏ kẻ sát nhân phải đứng gần lắm nên mới chính xác như vậy. Một con mắt còn lại nhắm nghiền, hàm răng giả của ông cũng đã bay đi đâu mất.”. Điều này chứng tỏ điều ông Trịnh Minh Sơn đúng, bố ông bị bắn 2 phát. Đạn đi từ lỗ tai lên mắt viên đạn đó không chạm đến răng được và viên đạn đó không phải là súng Carbin mà là súng lục loại Rouleau. Phát bắn đầu tiên từ sau ót ra miệng bay đi hàm răng giả, Tướng Thế chưa chết, vì chưa vào óc. Người bắn phải cao hơn tướng Thế
* Ký giả Như Phong Lê Văn Tiến phỏng vấn ông Tô Bình Cầm em vợ của Tướng Thế, ông Cầm cho biết rằng: “Tướng Thế đã bi giết trong dinh Độc Lập, có thể ở dưới tầng hầm (basement), rồi ông Nhu cho đem qua cầu Tân Thuận Ông Cầm quả quyết tướng Thế không có ở trong xe, không lái xe và không đi đến Tân Thuận. Thi thể tướng Thế được đưa tới đó để giả như ông ta chết tại mặt trận.”
* Ký giả Như Phong Lê Văn Tiến phỏng vấn ông Tạ Thành Long là tùy viên của tướng Thế. Ông Long bác bỏ việc ông có liên hệ đến cái chết của tướng Thế và ám chỉ ông biết ai đứng đàng sau vụ hạ sát này, nhưng từ chối không cho biết chi tiết. Cuộc phỏng vấn này vào ngày 8-8-1999, mà bức thư của cựu trưởng phòng nhì Pháp là Savani đã được tạp chí Việt Nam Hải Ngoại của Luật sư Đinh Thạch Bích phổ biến từ lâu chứng tỏ là tài liệu giả mạo, vì Đại tá Tạ Thành Long không nhắc đến người Pháp giết và còn cho biết ai đứng đằng sau vụ hạ sát
* Phóng Sự - Ký Sự của Tuổi Trẻ Cuối Tuần Online: Phạm Xuân Ẩn – Tên Người Như Cuộc Đời của Nhà Văn Nguyễn Thị Ngọc Hải, kỳ thứ 8, ngày 25/10/06, Phạm Xuân Ẩn đã cho biết: “…Người Sài Gòn ngày đó nhớ những biển lửa từ Tân Thuận đến Xóm Củi, và kể cho nhau nghe cái chết của tướng Cao Đài Trịnh Minh Thế. Thế ở trong Tứ Liên rồi quay ra đi với Diệm. Chính Diệm - Nhu cho người giết Thế ngay chỗ cầu Tân Thuận…”, click đọc: PHẠM XUÂN ẨN – TÊN NGƯỜI NHƯ CUỘC ĐỜI - Nguyễn Thị Ngọc Hải
* Ông Lê Trọng Văn chưa bao giờ gặp Ông Trịnh Minh Sơn cho đến hiện nay, mong Ông Nguyễn Cần bút hiệu Tú Gàn đừng có viết Càn – viết Gàn nghe ông Tú Tàn, vì Lê Trọng Văn và Trịnh Minh Sơn đang sinh sống tại San Diego và Quebec, Canada
ĐDTB, ngày 18/12/06

0 nhận xét:

Đăng nhận xét