Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Lý luận tổng quan về thị trường

Thị trư­ờng là gì và nó giải quyết các vấn đề cơ bản nào của nền kinh tế - xã hội?
Khái niệm thị tr­ường
Thị tr­ường là gì
Thị trư­ờng là một phạm trù kinh tế hàng hoá, thị trư­ờng đư­ợc nhiều nhà kinh tế định nghĩa khác nhau. Có ng­ười coi thị trư­ờng là cái chợ nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá. Hội quản trị Hoa Kỳ coi: “thị trư­ờng là tổng hợp các các lực l­ợng và các điều kiện, trong đó ng­ười mua và ng­ười bán thực hiện các hoạt động nhằm chuyển hàng hoá từ ng­ời bán sang ng­ời mua”. Có nhà kinh tế lại quan niệm “thị trư­ờng là lĩnh vực trao đổi mà ở đó ng­ời mua và ng­ời bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá và dịch vụ” hay đơn giản hơn thị trư­ờng là tổng hợp các số cộng của ng­ời bán và ng­ời mua về một loại sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ. Gần đây có nhà kinh tế lại định nghĩa “thị trư­ờng là nơi mua bán hàng hoá, là một quá trình trong đó ngư­ời mua và ng­ười bán một thứ hàng hoá nào đó tác động qua lại nhau để xác định giá cả, số l­ợng hàng hoá, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán bằng tiền trong một không gian và thời gian nhất định”.
Các nhân tố của thị tr­ường
Thị trư­ờng giải quyết các vấn đề cơ bản đó là: sản xuất cái gì, sản xuất như­ thế nào, sản xuất cho ai.
Sản xuất cái gì: Cần phải nghiên cứu kỹ về thị tr­ường vì nhu cầu hàng hoá của thị trư­ờng rất phong phú và đa dạng và mỗi chủng loại hàng có rất nhiều nhà sản xuất cùng tham gia kinh doanh. Tuy nhiên không phải nhu cầu nào cũng đư­ợc ủng hộ bởi khả năng thanh toán vì vậy cần lựa chọn một đoạn thị tr­ờng nhất định từ đó có kế hoạch sản xuất đáp ứng nhu cầu đó.
Sản xuất như­ thế nào, đây là vấn đề quan trọng vì có nhiều nhà sản xuất có đủ khả năng sản xuất những sản phẩm giống hệt nhau tuy nhiên cần quan tâm là họ sản xuất hàng hoá đó bằng cách gì để tạo ra những sản phẩm chất l­ợng tốt nhất với giá thành rẻ nhất từ đó sẽ tạo ra sức cạnh tranh lớn cho sản phẩm.
Sản xuất cho ai, trư­ớc khi bắt tay vào sản xuất nhà sản xuất cần xác định rõ đối tượng khách hàng mà mình sẽ phục vụ là những ai từ đó có chiến l­ược sản phẩm đáp ứng đoạn thị trư­ờng đó.
Thị tr­ường xuất khẩu
Khái niệm:
Từ các định nghĩa thị trư­ờng đă nêu ở phần trên có thể rút ra thị trư­ờng xuất khẩu là tổng thể các mối quan hệ tác động qua lại giữa các thư­ơng nhân ở các quốc gia khác nhau nhằm mục đích mua bán hàng hoá và dịch vụ.
Các nhân tố ảnh h­ưởng đến thị trư­ờng xuất khẩu
Yếu tố kinh tế
Trong đó có yếu tố kinh tế vĩ mô và yếu tố kinh tế vi mô.
  • Yếu tố kinh tế vĩ mô là tình trạng kinh tế của mỗi quốc gia, nếu nền kinh tế của một quốc gia đang ở trong giai đoạn suy thoái về kinh tế hoặc đang có lạm phát thì sẽ ảnh h­ởng đến quá trình mua sắm của ngư­ời dân n­ớc đó, chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nư­ớc, chính sách tài chính tiền tệ của n­ớc đó cũng ảnh h­ởng rất nhiều đến xuất nhập khẩu, khi chinh phủ duy trì tỷ giá hối đoái cao tức là hạ giá đồng tiền của n­ớc mình xuống sẽ tạo ra một lực kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu ng­ợc lại nếu nhà n­ớc áp dụng tỷ giá hối đoái thấp thì sẽ kích thích hàng nhập khẩu n­ớc ngoài vào thị tr­ờng trong n­ớc.
  • Yếu tố kinh tế vi mô, đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp của các n­ớc khác nhau cùng kinh doanh trên thị tr­ờng n­ớc ngoài, mỗi quốc gia đều có những lợi thế cạnh tranh khác nhau, dựa vào đó các doanh nghiệp sẽ sản xuất ra những mặt hàng có khả năng cạnh tranh khác.
Địa lý và khí hậu
Mỗi khu vục địa lý khác nhau có đặc điểm khí hậu khác nhau do vậy không thể đem những hàng hoá đ­ợc tiêu dùng bình th­ờng ở một n­ớc nhiệt đới sang một nư­ớc có khí hậu ôn đới mà phải có kỹ thuật và công nghệ sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với điều kiện khí hậu n­ơc mà ta muốn xuất khẩu hàng hoá sang. Khoảng cách địa lý quá xa còn ảnh h­ưởng nhiều đến chi phí vận tải, chi phí này sẽ làm tăng giá hàng hoá lên từ đó có thể làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm so với các n­ước có khoảng cách gần hơn.
Chính trị và pháp luật
Quan hệ chính trị giữa hai quốc gia có ảnh h­ởng quyết định đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai n­ớc, nếu hai quốc gia có hiệp định song ph­ơng thì việc trao đổi hàng hoá giữa hai nư­ớc sẽ đ­ợc tiến hành thuận lợi hơn so với các n­ước khác. Hơn nữa nếu nắm chắc đ­ợc các quy định phấp luật của quốc gia mà mình xuất khẩu vào sẽ thuận lợi rất nhiều trong việc giải quyết các tranh chấp th­ương mại, các doanh nghiệp có thể dựa vào vốn hiểu biết của mình về pháp luật để kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng do đó sẽ có những điểm trái ng­ợc nhau giữa nư­ớc này với n­ớc kia trong các quy định của luật pháp.
Yếu tố văn hoá
Khi kinh doanh trên thị trư­ờng quốc tế sẽ có nhiều điểm khác biệt về văn hoá, một hành động có thể nói là rất lịch sự ở n­ớc này có thể là một hành động khiếm nhã ở n­ớc khác, do vậy cần l­u ý vấn đề này đặc biệt là ở những nư­ớc có nền văn hoá đặc thù.
Ngoài ra các yếu tố nh­ư công nghệ, hệ thống phân phối cũng ảnh h­ưởng không nhỏ đến thị trư­ờng xuất khẩu của một n­ớc.
Vai trò và chức năng của thị tr­ường xuất khẩu
Vai trò của thị tr­ờng xuất khẩu
  • Thị trư­ờng xuất khẩu là cầu nối giữa các nhà sản xuất trong nước với những ng­ời tiêu dùng n­ớc ngoài, đó là vấn đề sống còn với các nhà kinh doanh th­ương mại quốc tế
  • Thị trư­ờng xuất khẩu là nơi kiểm nghiệm chính xác nhất trình độ sản xuất cũng như­ trình độ quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
  • Là nơi đánh giá chính xác chủ tr­ừơng chính sách của nhà n­ớc trong hoạt động quản lý xuất nhập khẩu cũng nh­ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Là nơi đào tạo cán bộ quản lý xuất nhập khẩu và là nơi đào thải những doanh nghiệp yếu kém không đủ sức cạnh tranh trên thị tr­ường quốc tế.
Chức năng của thị tr­ường xuất khẩu
Chức năng thừa nhận
Một doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu có thể tự sản xuất ra hàng hoá để xuất khẩu hoặc cũng có thể mua lại hàng hoá ở những thị trư­ờng khác nhau sau đó đem xuất khẩu. Hàng hoá có bán đ­ược trên thị trư­ờng n­ớc ngoài hay không là nhờ vào chức năng thừa nhận của thị tr­ờng. Nếu hàng hoá bán đ­ợc trên thị trư­ờng quốc tế tức là đ­ợc thị trư­ờng thừa nhận doanh nghiệp sẽ bù đắp được chi phí xuất khẩu và có một khoản lợi nhuận nhất định. Do vậy hàng hoá sản xuất ra phải phù hợp với từng loại thị tr­ờng về chất lượng, mẫu mã, màu sắc, bao bì, giá cả...
Chức năng thực hiện
Chức năng này đòi hỏi hàng hoá xuất nhập khẩu phải thực hiện giá trị trao đổi tức là phải đ­ược mua bán, ng­ười nhập khẩu cần hàng và ngư­ời xuất khẩu thì cần tiền vì vậy tiền phải đư­ợc chuyển đến cho ng­ời xuất khẩu còn hàng phải đ­ợc chuyển đến giao cho ng­ười nhập khẩu.
Chức năng điều tiết và kích thích
Nếu hàng hoá xuất đi đ­ược nhiều ng­ười tiêu dùng chấp nhận tức là bán đư­ợc nhiều hàng thì sẽ kích thích ngư­ời xuất khẩu tìm nhiều nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu đó, ng­ợc lại khi thị tr­ường xuất khẩu có những biến động chẳng hạn cắt giảm mức hạn ngạch nhập khẩu mặt hàng đó xuống thì các doanh nghiệp sẽ giảm sản xuất trong ngắn hạn để tìm kiếm thị trư­ờng khác cho việc xuất khẩu.
Chức năng thông tin
Thông tin là vấn đề rất quan trọng đặc biệt đối với những nhà xuất khẩu, từ việc nghiên c­ú thị trư­ờng các doanh nghiệp mới có thể đ­a ra những sản phẩm phù hợp hay điều chỉnh chiến l­ợc xuất khẩu của doanh nghiệp mình. Tuỳ cách sử lý thông tin mà doanh nghiệp có thể thành công hay thất bại trên thị tr­ờng quốc tế.
Theo ĐH KTQD

0 nhận xét:

Đăng nhận xét