Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014
Thị trường và đạo đức (Kì 19)
08:01
Hoàng Phong Nhã
No comments
Vernon Smith - Cải thiện đời sống của con người thông qua toàn cầu hóa
Phạm Nguyên Trường dịch
Trong
tiểu luận này, nhà kinh tế học, giải Nobel kinh tế Nernon Smith, truy
nguyên sự gia tăng của cải của nhân loại thông qua việc mở rộng thị
trường và giải thích vì sao chủ nghĩa tư bản toàn cầu lại cải thiện được
đời sống của con người.
Vernon
Smith là giáo sư kinh tế ở trường Đại học Chapman ở California (Chaman
University in California) và là người mở đường trong lĩnh vực “kinh tế
học thực nghiệm”. Ông tập trung nghiên cứu thị trường tư bản và thị
trường hàng hóa, sự xuất hiện của bong bóng tài sản, chu kì kinh doanh,
tài chính, kinh tê học những nguồn lực tự nhiên và sự phat triển của các
định chế thị trường. Năm 2002 ông được trao giài Nobel kinh tế vì “đã
khẳng định những thí nghiệm trong phòng thí nghiệm như là phương tiện
trong việc phân tích kinh tế theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, đặc biệt là
trong lĩnh vực nghiên cứu cứu cơ chế thị trường thay thế”. Ông đã công
bố nhiều bài trên những tạp chí hàn lâm về kinh tế học, lí thuyết trò
chơi, rủi ro và là tác giả cuốn Những bài viết về kinh tế học thực nghiệm (Papers in Experimental Economics) và Mặc cả và hành vi trên thương trường: những bài viết về kinh tế học thực nghiệm (Bargaining and Market Behavior: Essays in Experimental Economics).
Smith còn là một giáo sư nổi tiếng trên thế giới và ông đã triển khai
những chương trình nhằm áp dụng kinh tế học thực nghiệm không chỉ nhằm
nhận thức thấu đáo những qúa trình diễn ra trong lĩnh vực kinh tế mà còn
để giảng dạy các nguyên lí kinh tế học nữa.
Tiểu luận này là một phần bài nói tại Những cuộc gặp mặt buổi tối tại Quĩ giáo dục kinh tế học[1] trong tháng 9 năm 2005.
Thông
điệp của tôi hôm nay là một thông điệp đầy lạc quan. Đấy là thông điệp
về sự trao đổi và thị trường, tức là những hiện tượng giúp chúng ta tham
gia vào những nhiệm vụ và kiến thức chuyên môn hóa. Chuyên môn hóa
chính là bí mật của của toàn bộ quá trình hình thành tất cả các loại của
cải và là cội nguồn duy nhất của sự cải thiện một cách ổn định đời sống
của nhân loại. Đấy là bản chất của quá trình toàn cầu hóa.
Khó
khăn là ở chỗ tất cả chúng ta đồng thời hoạt động trên hai thế giới
trao đổi chồng lấn lên nhau. Thứ nhât, chúng ta sống trong thế giới của
những trao đổi mang tính cá nhân và xã hội trên cơ sở những tiêu chuẩn
có đi có lại và được mọi người chia sẻ trong những nhóm, gia đình và
cộng đồng nhỏ hẹp. Câu nói “Tôi mang ơn anh/chị” là câu nói phổ biến
trong nhiều ngôn ngữ, thể hiện lòng biết ơn vì đã được người khác dành
cho những điều kiện thuận lợi. Từ thời nguyên thủy, trao đổi giữa các cá
nhân với nhau đã tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa công việc (săn
bắn, hái lượm và làm công cụ) và làm cơ sở cho việc gia tăng năn suất
lao động và của cải. Quá trình phân công lao động như thế đã tạo điều
kiện cho con người di cư đến tất cả các khu vực trên thế giới. Như vậy
là, quá trình chuyên môn hóa đã diễn ra rất lâu trước khi thị trường
chính thức xuất hiện.
Thứ
hai, chúng ta sống trong thế giới của thị trường trao đổi phi cá tính,
nơi thông tin và hợp tác phát triển từ từ thông qua việc mua bán giữa
những người không quen biết và ở cách xa nhau. Trong những trao đổi mang
tính cá nhân, chúng ta thường có xu hướng làm lợi cho người khác. Nhưng
trên thương trường ta thường không nghĩ như thế vì mỗi người đều tập
trung chú ý vào lợi ích của chính mình. Nhưng các cuộc thí nghiệm có
kiểm soát, được tiến hành trong phòng thí nghiệm của chúng tôi lại chứng
tỏ rằng những cá nhân không muốn hợp tác trong những trao đổi cá nhân
lại tìm cách tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường lớn hơn. Tuy không có
chủ ý, nhưng trong giao dịch trên thương trường họ cũng tìm cách tối đa
hóa lợi ích chung của cả nhóm. Vì sao? Vì quyền sở hữu mà ra. Trong
trao đổi cá nhân, luật lệ phát sinh từ sự sự đồng thuận của các bên tham
gia. Còn trong trao đổi trên thị trường phi cá tính, luật lệ - thí dụ
như quyền sở hữu, cấm lấy mà không bồi hòan - được
ghi trong khuôn khổ mang tính định chế. Do đó, hai thế giới của quá
trình trao đổi họat động tương tự như nhau: bạn phải cho rồi mới được
nhận.
Nền tảng của sự thịnh vượng
Thị
trường hàng hóa và dịch vụ - nền tảng của sự hình thành của cải – quyết
định mức độ chuyên môn hóa. Trong những thị trường đã được tổ chức,
người sản xuất biết tương đối chính xác chi phí sản xuất, còn người tiêu
dùng thì dự đóan được số lượng hàng hóa có giá trị sẽ được cung cấp.
Những họat động liên tục diễn ra trên thương trường đó là những họat
động có hiệu quả không thể tưởng tượng nổi, thậm chí ngay cả trong những
quan hệ thị trường vô cùng phức tạp với rất nhiều lọai hàng hóa được
mua bán.
Thông
qua các thí nghiệm về thị trường, chúng tôi còn phát hiện ra rằng, nói
chung, người ta không công nhận là có một mô hình nào đó có thể tiên
đóan được giá mua bán cuối cùng và số lượng hàng hóa mà họ sẽ mua và
bán. Trên thực tế, hiệu quả của thị trường không đòi phải có đông người
tham gia, không đòi hỏi phải có đầy đủ thông tin, phải có hiểu biết về
kinh tế học hay lí thuyết đặc biệt nào. Nói cho cùng, người ta đã buôn
bán từ rất lâu, trước khi xuất hiện các nhà kinh tế học, tức là trước
khi có những người nghiên cứu các tiến trình của thị trường. Chúng ta
chỉ cần biết là khi nào thì ta có nhiều tiền, khi nào có ít tiền và liệu
chúng ta có cơ hội thay đổi hành động của mình hay không.
Thị
trường hàng hóa và dịch vụ rất đa dạng về chất lượng – đa dạng về khẩu
vị, về tài khéo léo, về kiến thức và nguồn lực tự nhiên, đa dạng về đất
đai và khí hậu. Nhưng đa dạng mà không được tự do trao đổi thì cũng vẫn
nghèo đói. Không có ai – thậm chí được phú cho một cách dư giả một tài
khéo hoặc một nguồn lực – có thể phát đạt mà không cần buôn bán. Thị
trường tự do làm cho chúng ta phụ thuộc vào những người chúng ta không
biết, không đánh giá cao, thậm chí không hiểu nữa. Không có thị trường
chúng ta chỉ là những kẻ nghèo đói, đáng thương, thô lỗ và ngu ngốc mà
thôi.
Thị
trường đòi hỏi phải cùng nhau tôn trọng luật lệ của sự tương tác xã hội
và trao đổi kinh tế. Không có ai nói hay hơn là David Hume cách đây hơn
250 năm – chỉ có ba điều luật của tự nhiên: quyền sở hữu, chuyển nhượng
theo thỏa thuận và thực hiện lời hứa. Đấy là những nền tảng căn bản của
trật tự làm cho thị trường và sự thịnh vượng trở thành khả thi.
Những
điều luật của tự nhiên do Hume đưa ra là xuất phát từ những điều răn có
từ thời thượng cổ: không ăn cắp, không thèm muốn tài sản của hàng xóm
và không làm chứng dối. Ăn cắp làm mất tài sản và làm cho người ta không
còn muốn tái sản xuất nữa. Ham muốn tài sản của người khác có thể dẫn
đến tình trạng tái phân phối của cải bằng vũ lực, và như vậy sẽ không
khuyến khích người ra sản xuất nữa. Làm chứng dối làm suy yếu cộng đồng,
phá họai lòng tin vào ban lãnh đạo, phá họai lòng tin của nhà đầu tư,
đe dọa lợi nhuận trong dài hạn và làm cho người ta khó trao đổi với
nhau, mà đấy lại là những cái nuôi dưỡng tình người hơn cả.
Chỉ có thị trường mới cung cấp được hàng hóa
Sự
phát triển kinh tế có liên hệ trực tiếp với với hệ thống kinh tế và
chính trị tự do, các hệ thống này lại được nâng đỡ bởi chế độ pháp quyền
và quyền sở hữu tư nhân. Các chế độ kế hoạch hóa tập trung mạnh, dù bất
cứ ở đâu, cũng đều không có khả năng cung cấp hàng hóa. Nhưng, như
chúng ta thấy, có rất nhiều thí dụ về việc các chính phủ, cả lớn lẫn nhỏ
(từ Trung Quôc đến New Zealand và Ireland), đã tháo gỡ, ít nhất là một
số trở ngại đối với tự do kinh tế. Những nước này đã chứng kiến một sự
phát triển kinh tế ngoạn mục sau khi đơn giản là để cho người dân tự tìm
cách cải thiện cuộc sống của chính mình.
Trung
Quốc đã tiến khá xa theo hướng tự do kinh tế. Cách đây vài năm Trung
Quốc đã sửa đổi hiến pháp, cho phép người dân sở hữu, mua và bán tài sản
tư nhân. Tại sao? Một trong những vấn đề mà chính phủ Trung Quốc phải
giải quyết là người dân mua và bán tài sản ngay cả khi những giao dịch
đó không được chính phủ công nhận. Điều đó đã khuyến khích các quan chức
địa phương lấy tiền của những người buôn bán phạm pháp. Công nhận quyền
sở hữu tài sản là chính phủ trung ương tìm cách cắt đứt nguồn gốc tham
nhũng của bộ máy hành chính địa phương mà trung ương không thể theo dõi
và kiểm soát được. Theo tôi, sự thay đổi về hiến pháp như thế là biện
pháp thực tiễn nhằm ngăn chặn hiện tượng tham nhũng tràn lan và sự can
thiệp chính trị vào quá trình phát triển kinh tế.
Mặc
dù thay đổi này không phải là kết quả của chính sách nhắm tới tự do,
nhưng nó có thể mở đường cho quá trình hướng tới một xã hội tự do hơn.
Lợi ích trực tiếp: 276 trong số 500 công ty được tạp chí Fortune xếp
hạng đang đầu tư vào khu vực dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D)
ở gần Bắc Kinh, trên cơ sở những điều khoản thuê đất có nhiều ưu đãi và
kéo dài những 50 năm của chính phủ Trung Quốc.
Ireland
cho ta thấy một nguyên tắc là không cần là nước lớn vẫn có thể trở
thành giàu có, đấy là nhờ tự do hóa chính sách kinh tế của chính phủ.
Trong quá khứ, Ireland từng là nước xuất khẩu người. Điều đó chỉ làm lợi
cho Mĩ và Anh, những nước tiếp nhận nhiều người nhập cư có đầu óc sáng
láng, trốn chạy khỏi những điều kiện làm cùn mòn cuộc sống ở quê hương
của họ. Chỉ mới cách đây hai thập kỉ Ireland còn nằm trong cảnh nghèo
đói của thế giới thứ ba, nhưng nay đã vượt qua nước mẹ trước đây
về thu nhập tính theo đầu người và trở thành tay chơi có hạng ở châu
Âu. Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
của Ireland đã nhảy từ 3,8% trong những năm 1980 lên 7,8% trong những
năm 1990. Gần đây Ireland đã đứng thứ 8 về tổng thu nhập tính theo đầu
người, trong khi Anh đứng thứ 15. Bằng cách khuyến khích đầu tư trực
tiếp (kể cả đầu tư mạo hiểm - venture capital) và thúc đẩy dịch vụ ngân
hàng và công nghệ thông tin, Ireland đã đảo ngược được hiện tượng chảy
máu chất xám – thanh niên bắt đầu quay trở về quê hương.
Thanh
niên trở về là vì tự do kinh tế ở quê nhà đã tạo ra nhiều cơ hội mới.
Họ là hình mẫu của những doanh nhân “dám nghĩ, dám làm”, những người
không chỉ làm ra của cải và cải thiện cuộc sống cho đất nước mình mà còn
cho cả Mĩ cũng như các nước khác trên thế giới nữa. Câu chuyện của
những người đó cho thấy người ta có thể sửa chữa chính sách sai lầm của
chính phủ nhằm tạo ra những cơ hội kinh tế, và những cơ hội này có thể
làm đảo ngược một cách ngoạn mục quá trình chảy máu chất xám.
Không có gì phải sợ
Quan
trọng nhất của quá trình thay đổi, phát triển và cải thiện kinh tế là
tạo điều kiện cho công việc của ngày hôm qua đi theo công nghệ của ngày
hôm qua. Cản trở các công ty trong nước tìm kiếm nguồn gia công ở bên
ngoài đâu có ngăn chặn được những công ty cạnh tranh nước ngoài làm việc
đó. Thông qua gia công, các công ty cạnh tranh nước ngoài có thể hạ giá
thành sản phẩm, sử dụng những khoản tiết kiệm được để hạ giá bán và
nâng cấp công nghệ và thu được ưu thế to lớn trên thương trường.
Một
trong những trường hợp gia công được nhiều người biết nhất là việc đưa,
sau Thế chiến II, ngành dệt may của bang New England về miền Nam nhằm
lợi dụng giá lao động rẻ ở các bang miền Nam. (Và như được dự liệu từ
trước, lương ở các bang miền Nam gia tăng và cuối cùng ngành này phải
chuyển sang nguồn gia công giá thấp ở châu Á).
Nhưng
New England vẫn có nhiều việc làm. Công việc dệt may được thay thế bằng
những ngành công nghệ kĩ thuật cao: thông tin điện tử và công nghệ sinh
học. Kết quả là New England thu được lãi ròng cực lớn, mặc dù bang này
đã mất ngành công nghiệp mà trước đây là quan trọng. Năm 1965 Warren
Buffett giành được quyền kiểm soát công ty Berkshire-Hathaway, một trong
những công ty dệt may đang suy tàn ở bang Massachusetts. Ông đã sử dụng
khoản tiền mặt to lớn nhưng đang giảm dần của công ty để đầu tư vào
những dự án chưa được mọi người đánh giá cao. Những dự án này đã tạo
được thành công vang dội, và 40 năm sau công của Buffett đã có vốn trên
thương trường là 113 tỉ dollar. Sự chuyển hóa như thế cũng đang diễn ra
với K-Mart và Sears Roebuck. Chẳng có gì là vĩnh viễn: khi các doanh nghiệp cũ suy tàn thì nguồn lực của nó được chuyển cho những doanh nghiệp mới.
Cục
nghiên cứu kinh tế quốc gia (The National Bureau of Economic Research)
vừa đưa ra báo cáo về đầu tư ở trong nước cũng như ở nước ngoài của các
công ty đa quốc gia Mĩ. Báo cáo cho thấy rằng cứ một dollar đầu tư ở
nước ngoài thì có ba dollar rưỡi được đầu tư ở trong nước. Điều đó chứng
minh rằng đầu tư ở nước ngoài và đầu tư trong nước tỉ lệ thuận với
nhau: cái này tăng thì cái kia cũng tăng. Theo đánh giá của McKinsey và
Công ty (McKinsey and Company) thì mỗi một dollar mà các công ty Mĩ thuê
gia công ở Ấn Độ sẽ mang về cho Mĩ 1,14 dollar. Nhà đầu tư và người
tiêu dùng được hưởng một nửa món lợi đó, phần lớn số còn lại được dùng
cho việc tạo công ăn việc làm mới. Ngược lại, ở Đức mỗi Euro đầu tư ra
nước ngoài chỉ mang về 80% lợi ích cho nền kinh tế trong nước, đấy chủ
yếu là do những công nhân Đức mất việc rất khó tìm việc làm vì chính phủ
ban hành quá nhiều luật lệ về vấn đề này.
Tôi
tin tưởng rằng khi Mĩ vẫn là nước giữ vị trí số một trên thế giới về
khả năng cải tiến thì chẳng có gì phải sợ việc tìm nguồn gia công ra
nước ngoài, mà chỉ sợ là các chính khách sẽ tìm cách ngăn chặn quá trình
này mà thôi. Theo Viện kinh tế thế giới (Institute for International
Economics), trong giai đoạn 1999-2003 đã có thêm hơn một trăm mười lăm
ngàn việc làm trong lĩnh vực phần mềm máy tính với mức lương cao, trong
khi đó chỉ có bảy mươi ngàn việc làm bị mất do tìm được nguồn gia công ở
nước ngoài mà thôi. Trong lĩnh vực dịch vụ tình hình cũng tương tự như
thế, ở đây đã có thêm mười hai triệu chỗ làm mới trong khi chỉ có mười
triệu chỗ làm cũ là bị xóa bỏ. Phát triển kinh tế chính là công nghệ
thay đổi nhanh chóng và công việc cũ được thay bằng những công việc mới,
tất cả chỉ có thế mà thôi.
Bằng
cách tìm nguồn gia công ở nước ngoài, các doanh nghiệp Mĩ tiết kiệm
được tiền để đầu tư cho những ngành công nghệ mới và chỗ làm việc mới
nhằm giữ được vị thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Đáng tiếc là
chúng ta không thể hưởng lợi mà không phải chịu đau do quá trình chuyển
đổi gây ra. Thay đổi bao giờ cũng gây đau đớn. Những người mất việc và
phải tìm việc mới bị đau. Những người mạo hiểm đầu tư vào những ngành
công nghệ mới và thua lỗ bị đau. Nhưng lợi nhuận mà những người chiến
thắng thu được lại tạo ra những khối tài sản to lớn đối với toàn bộ nền
kinh tế. Những khoản lợi nhuận này, đến lượt chúng, lại thông qua những
quá trình tìm kiếm và kinh nghiệm cạnh tranh học được mà trở thành vững
chắc thêm.
Toàn
cầu hóa không phải là hiện tượng mới. Nó là từ hiện đại nhằm mô tả quá
trình di chuyển của con người trong thời cổ đại, một từ thể hiện sự tìm
kiếm việc cải thiện điều kiện sống của con người thông qua trao đổi và
mở rộng sự chuyên môn hóa ra toàn thế giới. Đấy là một từ mang tinh thần
hòa bình. Ông Frederic Bastiat, một nhà kinh tế học vĩ đại người Pháp,
đã nói một câu đầy trí tuệ rằng nếu hàng hóa không đi qua biên giới thì
binh lính sẽ đi qua.
[1] The Foundation for Economic Education. www.fee.org.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét