Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014
Những quy định về kinh doanh tại Singapore
08:10
Hoàng Phong Nhã
No comments
Để tiến hành kinh doanh được thuận lợi, doanh nghiệp nên chú ý các quy định của Singapore về xuất nhập khẩu, thuế, kiểm dịch và một số quy định khác... doanh nghiệp khi có nhu cầu trao đổi thương mại với Singapore cần nắm rõ những quy định về xuất nhập khẩu, thuế và các quy định khác.
Singapore là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Đông Nam Á, với tốc độ tăng GDP quý 2/2010 là 26%, quý 1 là 45,9%.Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2010, Singapore tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại thị trường ASEAN, với tổng trị giá hàng hoá trao đổi giữa hai nước là 3,25 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu là 16,1%.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta vào Singapore gồm: dầu thô, gạo, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện... Trong đó 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu gạo là hơn 339 nghìn tấn đạt 138,8 triệu USD; dầu thô đạt 780 nghìn tấn tương đương 459,5 triệu USD.
Việt Nam nhập khẩu từ Singapore chủ yếu là xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ chiếm tới hơn 60% tổng kim ngạch hàng nhập khẩu từ nước này.Ngoài ra, chất dẻo nguyên liệu; máy vi tính và linh kiện điện tử; máy móc thiết bị, phụ tùng; và giấy cũng là các mặt hàng chiếm kim ngạch nhập khẩu lớn từ thị trường Singapore.
Để tiến hành kinh doanh được thuận lợi, doanh nghiệp nên chú ý các quy định của Singapore về xuất nhập khẩu, thuế, kiểm dịch và một số quy định khác.
Các quy định về xuất nhập khẩu của thị trường Singapore khá chặt chẽ.
Chứng từ yêu cầu xuất trình gồm: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn, các chứng từ liên quan khác (giấy phép nhập khẩu…).
Các thương nhân kinh doanh các sản phẩm thực phẩm tươi sống hoặc đã qua chế biến (bao gồm cả các thiết bị chế biến thực phẩm) ngoài việc đăng ký với Hải Quan, cần phải đăng ký với Cơ Quan Thú Y và Thực Phẩm Nông Nghiệp (AVA).
Các nhà nhập khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) sẽ được hưởng ưu đãi về thuế quan. Ô tô nhập khẩu vào Singapore, trước hết phải có được giấy cho phép thanh toán thuế hàng hóa dịch vụ.
Nhà nhập khẩu phải xin được giấy phép nhập khẩu thông qua TradeNet (hệ thống điện tử do Cục Hải quan Singapore quản lý) trước khi nhập bất kì một loại hàng hóa nào.
Việc nộp thuế hàng hóa và dịch vụ (GST), thuế hải quan và các phí khác sẽ được tự động khấu trừ vào tài khoản của thương nhân đó tại ngân hàng. Theo các nhà chức trách thì 90% các trường hợp, thời gian làm một thủ tục xin giấy phép qua TradeNet chỉ mất khoảng 10 phút.
Các hàng nhập khẩu có giấy phép tạm nhập ATA thì không cần phải có giấy phép nhập khẩu.
Một số mặt hàng Singapore cấm nhập khẩu gồm: rượu, thuốc lá (có đánh dấu “Singapore không trả thuế), kẹo cao su, bật lửa hình súng, thuốc và chất kích thích, pháo, nguyên liệu độc hại...
Một số mặt hàng thuộc diện kiểm soát gồm: máy móc giải trí, máy chiếu phim, mặt hàng có chứa a-mi-ăng, pin, dầu diesel, pháo hoa…
Đối với những mặt hàng nhập khẩu nhằm thu hút đơn đặt hàng nước ngoài; để trưng bày triển lãm tại Singapore để tạo điều kiện cho những nhà sản xuất Singapore sản xuất những sản phẩm tương tự phục vụ những đơn đặt hàng nước ngoài hay những phẩm của nhà sản xuất nhằm mục đích sao chép, kiểm tra hoặc thử nghiệm trước khi sản xuất hàng loạt ở Singapore thì sẽ không cần nộp thuế nếu được nhập khẩu.
Chính sách thuế và thuế suất
Hầu hết hàng hoá xuất nhập khẩu của Singapore không phải nộp thuế, trừ xe máy, rượu, xăng dầu và thuốc lá là bị đánh thuế nặng.
Thuế GST 3%, là thuế đánh vào tiêu dùng nội địa trong Singapore. Thuế sẽ áp dụng bất kì khi nào người tiêu dùng mua hàng hoá và dịch vụ từ kinh doanh đăng ký GST tại Singapore.
Tất cả hàng nhập khẩu (bất kể bán tại trong nước hay tái xuất khẩu) đều phải chịu thuế GST trừ khi hàng hoá được coi là ưu tiên đặc biệt của Cơ quan Thuế và Hải quan Singapore.
Nếu hàng hoá được giữ tại các khu mậu dịch tự do (FTZ) thì không bị coi là hàng nhập khẩu nên không áp dụng GST cho đến khi hàng hoá rời các FTZ để bán tại Singapore (hàng tái xuất từ FTZ được miễn thuế GST).
Nguyên liệu cho sản xuất được miễn thuế (3% GST) hoặc hoàn thuế khi tái xuất khẩu sản phẩm.
Qui định về kiểm dịch động thực vật
Luật kinh doanh thực phẩm (Sale of food Act) ban hành năm 1985 quy định cấm mọi hình thức hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nhãn mác.
Hàng hóa không đủ phẩm chất đều phải tiêu huỷ, nếu vi phạm phải sử lý theo luật pháp. Cơ quan AVA chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng của sản phẩm tươi sống.
AVA là cơ quan cấp Chứng chỉ về chất lượng, vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm hoa quả, rau… và chứng chỉ cho các trang trại sản xuất đủ tiêu chuẩn cung cấp sản phẩm vào thị trường Singapore.
Nhà nhập khẩu Singapore chỉ được nhập khẩu từ những cơ sở được chứng nhận và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm nhập khẩu. AVA sẽ kiểm tra lần cuối hàng nhập khẩu trước khi cho tiêu thụ tại thị trường Singapore.
Qui định về tiêu chuẩn đối với hàng hóa, dịch vụ
Singapore chưa áp đặt các loại sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, tuy nhiên Chính phủ Singapore đang khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm HACCP.
Riêng mặt hàng điện tử, thiết bị và linh kiện điện tử trong quy định về bảo vệ người tiêu dung, Cơ quan An toàn Singapore đã đưa ra danh mục 47 mặt hàng bị quản lý, và 35 yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Từng mặt hàng bị quản lý đều có qui định rõ số hiệu, loại tiêu chuẩn cụ thể của Singapore, hoặc của nước ngoài cùng với các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể.
Hàng thực phẩm và thuỷ sản phải tuân thủ các quy định đối với hàng thực phẩm trong Bộ luật "Sale of Food Act" và sẽ chịu kiểm dịch và kiểm tra chất lượng từ AVA.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét