Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Sự sụp đổ mô hình kinh tế tự do mới của Mỹ

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến việc mô hình kinh tế tư bản tự do bị lên án mạnh mẽ tại Mỹ và khắp nơi trên thế giới, kể cả những người từng ủng hộ mạnh mẽ nhất.


Chuyên gia kinh tế Francis Fykuyama giảng dạy tại đại học John Hopkins, xem đây là “sự sụp đổ của mô hình kinh tế Mỹ” và “sự cáo chung của các học thuyết Reagan và Thatcher”.
Một số nhà phân tích và dư luận Mỹ đang nói đến việc Mỹ quay trở lại học thuyết Keynes và mô hình kinh tế “tân chính sách” dưới thời Tổng thống F.D.Roosvelt thời kỳ 1933-1939, hoặc theo mô hình dân chủ xã hội giống như các nước Đức, Pháp hoặc tìm mô hình khác với tên gọi mới như “chủ nghĩa tư bản có kiểm soát”, hay “chủ nghĩa tư bản có phòng vệ”, hay “chủ nghĩa tư bản sáng tạo”. Theo George Soros “… đặc điểm nổi bật của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay là nó không xuất phát từ cú sốc bên ngoài nào đó…. Chính hệ thống hiện thời tự thân nó tạo ra cuộc khủng hoảng này”.
Tờ nhật báo Pháp Le Monde, đã trích dẫn quan điểm của nhà trí thức, triết gia người Slovania Slavoj Zizek, một người thường xuyên thuyết trình tại các đại học Mỹ về cuộc khủng hoảng hiện nay “chủ nghĩa tư bản cần được xét lại một cách triệt để” vì “người ta từng lên án sự can thiệp của Nhà nước, xem đó là trở ngại cho sự vận hành của một nền kinh tế thị trường, trừ phi sự can thiệp đó là để phục vụ cho hệ thống tư bản”.
1. Đặc trưng của mô hình:
Chỉ tính từ đầu thế kỷ XX đến nay, trên nền tảng của cùng một phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, thế giới đã trải qua 3 giai đoạn: chủ nghĩa tự do cổ điển trước đại khủng hoảng kinh tế giai đoạn 1929-1933, chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai; chủ nghĩa tư bản "nhân dân" của học thuyết Keynes từ năm 1950 đến 1975 và chủ nghĩa tự do mới từ cuối những năm 1970 đầu những năm 1980 cho đến nay. Tương ứng với ba hình thái đó là ba hình thức Nhà nước: Nhà nước mạnh; Nhà nước phúc lợi can thiệp và Nhà nước tối thiểu thu hẹp cả chức năng kinh tế lẫn chức năng xã hội.
Mặc dù, cuộc khủng hoảng năm 1974 do tăng trưởng thấp, lạm phát cao làm tiền đề cho thời cơ của chủ nghĩa tự do mới nhưng bước ngoặt chỉ đến từ năm 1979 khi ở Anh, bà Margaret Thatcher lên nắm quyền. Đây là chính phủ tư bản phát triển đầu tiên công khai cam kết áp dụng chủ nghĩa tự do mới trong hoạt động thực tiễn. Một năm sau (năm 1980), Ronald Reagan được bầu làm Tổng thống Mỹ thì thập kỷ tự do mới bắt đầu hình thành ở Mỹ. Kinh tế Mỹ đã trải qua một cuộc tái cơ cấu sâu sắc ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Tái cơ cấu tự do mới đó tập trung vào biến đổi vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế, kéo theo việc hạn chế sử dụng chi tiêu của Chính phủ và đánh thuế để điều hòa chu kỳ kinh doanh, nới lỏng hoặc hủy bỏ điều tiết của Chính phủ đối với hành vi của tư bản trong các lĩnh vực trong nước và quốc tế, tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước và tiện ích công, cắt giảm mạnh ngân sách cho các chương trình xã hội. Sự tái cơ cấu đó được gọi là “tự do mới” bởi nó là một hình thái được cập nhật và cực đoan hơn của lý thuyết kinh tế “tự do cổ điển” do Adam Smith và David Ricardo phát triển trong thế kỷ XVIII và XIX, với lập luận rằng nền kinh tế tư bản chủ yếu tự điều tiết thông qua hoạt động của các lực lượng thị trường.
Chủ nghĩa tự do mới ngày nay có quy mô rộng lớn hơn do sự tiến bộ của khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, đã làm cho các dân tộc gần với nhau hơn và do toàn cầu hóa cùng với hội nhập quốc tế đang diễn ra trên một phạm vi rộng hơn với cường độ mạnh mẽ hơn.
2. Những ưu điểm và nhược điểm của mô hình:
2.1. Ưu điểm:
Sự thắng lợi của nền kinh tế theo chủ nghĩa tự do mới được minh chứng bằng sự thăng hoa của kinh tế Mỹ nửa sau thập kỷ 90 với tăng trưởng kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp khá thấp và ít lạm phát, sản lượng và năng suất cao hơn.
Mô hình kinh tế tự do mới đề cao vai trò cá nhân. Thật vậy, một xã hội muốn phát triển thịnh vượng trước hết phải phát huy tính độc lập, sáng tạo của mọi cá nhân và muốn làm được như vậy phải có một môi trường xã hội tự do, thông thoáng. Sự can thiệp quá sâu của Nhà nước có thể dẫn đến tình trạng mất đi tự do và khả năng tự chủ, sáng tạo của cá nhân. Chính sách kinh tế dựa trên tư tưởng thị trường tự do với yếu tố chủ đạo của tư tưởng này là cần hạn chế vai trò của Chính phủ và thay thế bằng các lực lượng thị trường.
Mô hình kinh tế tự do mới giúp tăng tính cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp dẫn đến nền sản xuất sẽ hiệu quả hơn, hàng hóa sẽ đa dạng và phong phú hơn.
Mô hình kinh tế tự do mới giúp cho đồng vốn lưu thông dễ dàng hơn. Điều đó giúp cho các nước đang phát triển thu hút được nhiều vốn đầu tư từ đó hấp thu, tiếp cận nhanh hơn với khoa học – công nghệ cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho dân bản xứ đồng thời nâng cao thu nhập, mức sống người dân.
2.2. Nhược điểm
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, mô hình kinh tế tự do mới không thể tránh khỏi những hạn chế nghiêm trọng. Mô hình kinh tế tự do mới làm cho các nước dễ tổn thương trước việc đồng vốn bỏ đi nơi khác, đồng tiền không ổn định và do đó làm cho cả nền kinh tế cũng trở nên bấp bênh, nếu không có sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước.
Mô hình kinh tế tự do mới dẫn đến nền tài chính mong manh và khủng hoảng bằng cách tạo nên đầu cơ thay vì một nền kinh tế hướng mạnh vào sản xuất, làm cho kinh tế đình đốn và bất bình đẳng thêm trầm trọng.
Chủ nghĩa tự do mới tạo nên một tầng lớp tư sản rất giàu – một tầng lớp mại bản – có thu nhập, tài sản và quyền lực chính trị tại các nước đang phát triển. Chủ nghĩa tự do mới làm tăng vị thế mặc cả của tư bản đối với lao động. Cải cách tài chính tự do mới ngăn cản các chính sách tiến bộ. Các nước đang phát triển gặp khó khăn trong việc thi hành những chính sách kinh tế và xã hội độc lập.
Cụ thể, chủ nghĩa tự do mới áp dụng ở các nước châu Mỹ Latinh đã gây ra những hậu quả tiêu cực rõ rệt, như cắt giảm chi phí của Nhà nước cho phúc lợi xã hội, giảm thu nhập của công nhân; tư nhân hóa hàng nghìn doanh nghiệp nhà nước; làm hàng chục nghìn doanh nghiệp nhỏ phá sản; tài nguyên quốc gia lọt vào tay tư bản nước ngoài.
Theo VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN TPHCM / ASIANWEEK
________________________________

0 nhận xét:

Đăng nhận xét