Tiếp theo, trong phần 3 của chương mở đầu, Emmanuel
Derman sẽ hé lộ cuộc sống chốn công sở, những lĩnh vực mà các quants làm
việc. Quants làm việc với toán học và các khái niệm phức tạp, chính vì
thế, họ được tin tưởng giao cho những nhiệm vụ khó khăn tại Wall Street
Chương mở đầu: HAI THỨ VĂN HÓA (Promogue: Two Cultures)
Cuộc sống của một gã làm quant
Lịch sử của những chuyên gia quant trên
Wall Street là loại lịch sử được viết ra bởi những người, cả trong môi
trường thực tế và trong môi trường hàn lâm,tham gia vào việc tinh chỉnh
và mở rộng mô hình Black-Scholes. Trong 30 năm vừa qua, mô hình
Black-Scholes không chỉ áp dụng cho quyền chọn cổ phiếu mà còn cho quyền
chọn, dù nghe có vẻ điên khùng, của bất kỳ loại tài sản nào mà bạn có
thể nghĩ đến, từ trái phiếu kho bạc (Treasury bond) và tỷ giá cho đến cả
thời tiết nữa(?!). Dù áp dụng cho nhiều loại tài sản khác nhau, nhưng
chỉ có một nguyên lý chung nhất đứng đằng sau: thiết kế các loại chứng
khoán phái sinh với một mức rủi ro nhất định là một công việc khả thitừ
việc pha chế các loại nguyên liệu (các tài sản tài chính) và một công
thức xác định tỷ lệ hợp lý của từng loại tài sản tài chính đó.
Mô hình Black-Scholes có thể được dùng trong dự báo thời tiết?
(Nguồn: Internet)
Bởi vì giá trái
phiếu không hoạt động trong cùng cơ chế như cổ phiếu nên công thức
Black-Scholes áp dụng cho quyền chọn trái phiếu sẽ khác so với phiên bản
cổ điển. Từ đó, một cuộc chạy đua vũ trang hình thành giữa các quants,
ai cũng muốn mô hình cải tiến của mình dự đoán được chính xác nhất. Nói
“cải tiến” nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực sự để làm được điều đó các
quants phải lãnh hội đượckiến thức của nhiều ngành khác nhau: tài chính, toán và cả tin học nữa.
Bạn biết đấy, tài chính, toán và tin học đó là những tập hợp những kiến
thức cực kỳ lớn, và các chuyên gia quants là những người có kiến thức
tổng hợp từ hai hay cả ba chuyên ngành đó.
Các chuyên gia quants có kiến thức tổng hợp của cả 3 ngành: tài chính, toán học và công nghệ thông tin
(Nguồn: Internet)
Cuộc sống của một quant trong môi trường
doanh nghiệp khác rất xa so với cuộc sống của một nhà nghiên cứu vật
lý. Sau nhiều năm miệt mài trong phòng thí nghiệm, tôi bước vào Wall
Street vào năm 1985, khi đó, sếp của tôi đã yêu cầu tôi xem xét mô hình
định giá quyền chọn trái phiếu, một mô hình mở rộng của mô hình Black-Scholes.
Tôi bắt đầu công việc của mình như một chuyên gia lý thuyết vậy, chậm
rãi và cẩn thận. Tôi tìm hiểu các loại tài liệu liên quan, nghiền ngẫm
các lý thuyết xoay quanh nó, chẩn đoán vấn đề và viết phần mềm máy tính
chạy thử mô hình. Sau vài tuần gã sếp trở nên bớt kiên nhẫn hơn với cách
làm việc tuy khoa học nhưng chậm chạp của tôi. “Mày biết đó” – hắn bảo
tôi– “trong nghề này mày chỉ cần bốn phép tính: cộng, trừ, nhân và chia,
nhưng trong nhiều trường hợp mày có thể lờ luôn phép chia!”
Quên luôn phép chia?
(Nguồn: Internet)
Tôi hiểu điều hắn muốn nói. Dĩ nhiên,
xây dựng mấy thứ mô hình kiểu này sử dụng kiến thức toán cao cấp nhiều
hơn số học (cộng, trừ, nhân, chia). Tuy nhiên tôi phải công nhận rằng
cách nhìn của hắn không phải là không có lý. Đa số các tay môi giới hợp
đồng quyền chọn cho khách hàng kiếm sống bằng cách thiết kế các hợp đồng
thỏa mãn được nhu cầu của họ để kiếm phí môi giới. Với những nhà đầu tư
(khách hàng), một mô hình đơn giản và dễ hiểu sẽ tốt hơn một mô hình
phức tạp hơn nhưng tốt hơn. Nghiền ngẫm và suy nghĩ quá nhiều về các
thành tố của một mô hình để tạo ra một mô hình hoàn chỉnh sẽ làm chậm đi
việc ‘viết’ ra các hợp đồng rồi sau đó bán chúng để hưởng phí. Và đôi
khi, rất khó để xác định một mô hình tốt do việc kiểm định trong thực tế
thị trường thường rất hiếm. Dù mục đích chính yếu đã đạt được, tôi đã
cải tiến được mô hình định lượng, các giao dịch viên là những người
hưởng lợi lớn nhất khi sử dụng phần mềm có giao diện sử dụng cực thân
thiện mà tôi viết. Việc thay đổi đơn giản này (giao diện sử dụng), chứ
không phải việc dỡ bỏ những sai sót nhỏ, có ích lớn hơn đối với việc làm
ăn của các trader, bây giờ họ có thể xử lý nhiều yêu cầu hơn từ phía
khách hàng.
Dù hợp đồng quyền chọn ban đầu là dành
cho cổ phiếu, nó lại được ứng dụng nhiều hơn trong thế giới của các loại
chứng khoán có thu nhập cố định (fixed-income securities - FIS). Cổ
phiếu, dựa trên bản chất của nó, không có những biến số toán học phức
tạp như trái phiếu. Khi sở hữu cổ phiếu, bạn không được bảo đảm gì cả,
bạn chỉ cần biết giá lên khi nào và giá xuống khi nào, nhưng khi sở hữu
các loại FIS, ví dụ như trái phiếu, hàng loạt biến số cần phải được xem
xét: lợi suất được trả ở từng kỳ và lãi suất cuối cùng trên vốn bỏ ra,
những yếu tố đó lại được lượng hóa thông qua mối quan hệ với nhiều biến
khác nữa. Những biến số đó làm FIS trở nên “số” hơn so với cổ phiếu, một
chuyên gia phân tích trái phiếu sẽ cần nhiều kỹ năng toán học hơn những
chuyên gia phân tích cổ phiếu. Mọi loại FIS – trái phiếu, các khoản vay
mua nhà (mortgages), trái phiếu chuyển đổi (convertible bonds) và hợp
đồng hoán đổi (swaps) – đều có giá trị phụ thuộc vào lãi suất thị trường
và vì thế được gọi là chứng khoán phái sinh từ lãi suất (interest rates
security). Chứng khoán phái sinh từ lãi suất rất hấp dẫn đối với các
tập đoàn và các công ty lớn vì để đáp ứng nhu cầu vốncủa mình, họ sẽ
phải phát hành trái phiếu mà giá trị của chúng thay đổi theo lãi suất
hoặc tỷ giá. Tạo ra một mô hình thực tế để dự báo đường đi của lãi suất
vốn dĩ thay đổi khó lưởng hơn so với giá cổ phiếulà một thách thức lớn.
Vì lý do như thế mô hình hóa lãi suất là trọng tâm nghiên cứu lớn của
ngành tài chính trong vòng 20 năm trở lại đây, trong lĩnh vực này, sự
xuất hiện của các quants là rất phổ biến.
Ngược lại, trong lĩnh vực cổ phiếu,
quants xuất hiện hiếm hơn. Trong lĩnh vực đó, đa số các nhà đầu tư quan
tâm đến chuyện mua cổ phiếu nào, một vấn đề mà các phép toán cao cấp áp
dụng cho các loại chứng khoán phái sinh chỉ có thể giải thích được một
phần. Các FIS và cổ phiếu về cơ bản là khác nhau. Khi bạn đi vào sàn
giao dịch trái phiếu, bạn sẽ nghe người ta la hét các con số, còn khi
bước vào sàn giao dịch cổ phiếu, bạn sẽ nghe người ta gào thét tên công
ty. Một traderlà bạn của tôi tóm tắt vấn đề như sau, sau khi tôi nói
rằng những đứa đánh FIS dường như thông minh hơn những đứa chơi cổ
phiếu, hắn trả lời ngọt xớt, “thông minh không cho mày thêm sức mạnh khi
đánh cổ phiếu đâu.”
Dĩ nhiên tôi không có ý nói rằng tất cả
các quants đều làm việc với mô hình Black-Scholes hết. Họ còn làm việc
với giao dịch chênh lệch giá thống kê (statistical arbitrage), đại khái
là cố gắng mô hình hóa chuỗi dữ liệu quá khứ của giá cổ phiếu để dự đoán
giá tương lai, nôm na là “dùng quá khứ luận tương lai”. Các quỹ đầu cơ
(hedge fund) và quỹ đầu tư tư nhân liên tục dò tìm và khám phá những
hiện tượng chênh lệch giá ở mọi ngóc ngách của thị trường đã mọc lên rất
nhiều trong năm năm trở lại đây, và liên tục tuyển dụng quants để làm
phân tích stat-arb (viết tắt của statistical arbitrage – tạm dịch là
giao dịch chênh lệch giá thống kê).
Arbitrage là cách kiếm lợi trên thị trường tài chính không cần vốn
(Nguồn: Internet)
Quản trị rủi ro tài chính cũng là một
lĩnh vực hấp dẫn đối với các quants. Vào năm 1994, một đợt tăng bất ngờ
của lãi suất thị trường thế giới tạo ra những khoản lỗ khổng lồ. Sự kiện
này làm cho các ngân hàng đầu tư, những nhà đầu tư chủ yếu trên thị
trường trái phiếu, phải thiết lập bộ phận quản trị rủi ro chuyên nghiệp
và khiến những nhà lập pháp nhập cuộc và đưa vào thực thi những chính
sách hạn chế rủi ro. Từ lúc đó, nhiều quants làm việc trong các ngân
hàng đầu tư hoạt động thành những nhóm chuyên biệt, có trách nhiệm giám
sát rủi ro toàn hệ thống và dự báo một cách định lượng rủi ro hiện tại
và mức lỗ có thể xảy ra trong tương lai. Dù thế, xác suất (của các khả
năng thua lỗ) đều được ước lượng từ quá khứ và vì thế tôi nghĩ đây là
điều tồi tệ vì cách tính toán như vậy không thể dự báo được những sự đổ
vỡ thị trường trong tương lai. Những vụ khủng hoảng thị trường không thể
đơn thuần xuất hiện như sấm chớp, mà nó tích lũy âm thầm từ sự điên rồ
của đám đông đang vật lộn để tìm cách né tránh. Dù quả bom năm 1994 là
một bài học lớn, nhưng không phải ai cũng học được tính cẩn thận, vụ vỡ
nợ trái phiếu Nga vào năm 1998 là một ví dụkhác, hàng loạt các nhà đầu
tư tổ chức mất tiền do đã đặt cược vào khả năng xoay xở nợ nần của nước
Nga. Còn có nhiều ví dụ khác nữa, vì thế, giám sát và quản trị rủi ro là
một môi trường được nhiều quants chọn lựa để tham gia.
Tiếp theo:
Khuyến cáo sau khi đọc: Chia sẻ mà không trích nguồn làm tiêu tan động lực đóng góp của chúng tôi :)
Đăng Khoa
Posted in: Tài chính tiền tệ
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét