Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Cuộc đời của một gã làm quant (My Life as a Quant): Phần 1.5

Trong phần cuối của chương mở đầu, thay đổi hẳn phong cách dí dỏm thường thấy, chúng ta sẽ thấy một Derman sâu sắc hơn, triết lý hơn. Tài chính định lượng có phải là một ngành khoa học hay không? Bạn đọc sẽ phần nào hiểu được câu trả lời khi đọc phần 5
Chương mở đầu: HAI THỨ VĂN HÓA (Promogue: Two Cultures)
Những gã sùng đạo (sacred) và những tên vô thần (profane)
Bản thân ngành vật lý có một cái gì đó thần bí giống giống như tôn giáo vậy. Làm sao một hành tinh “biết” mình phải tuân theo các quy luật của Newton, hay làm sao một electron “biết” mình phải chuyển động dựa trên các quy luật vật lý lượng tử. Thật khó để không đặt câu hỏi tại sao những vật thể quanh ta lại chuyển động theo cách như thế, trí óc của chúng ta, với khả năng tưởng tượng và toán học, có thể giải thích được phần nào. Nhưng ở một mức độ đủ sâu, chỉ có Chúa mới trả lời được hết tất cả các câu hỏi.
Khi tôi vừa tốt nghiệp Đại học Columbia vào thập niên 70s, vật lý là một chuyên ngành hấp dẫn đối với nhiều nhà khoa học trên thế giới vào lúc đó. Làm chứng cho việc đó là những thùng tài liệu lớn đặt ở gần lối vào thư viện của khoa Vật lý. Hồi đó, chúng tôi gọi đó là “crank file” (người dịch: những tài liệu bất thường). Những thùng crank file đó chứa đầy những bức thư đánh máy từ những người lạ mặt, những bản thảo viết tay gửi đến chủ nhiệm khoa. Những tài liệu đó, nếu có thời gian đọc, thì dù lạ lùng và hơi “trên trời dưới bể”, chúng vẫn rất thú vị. Tác giả của những tài liệu đó hỏi đủ thứ về bản chất của không gian và thời gian, ngoài ra còn có những người dẫn ra hàng đống luận cứ bác bỏ thuyết tương đối và thuyết lượng tử, v.v. và v.v…Tuy nhiên tôi vẫn nhớ một bản ghi chép bác bỏ vai trò của Chúa trong hiện tượng góc khối giữa Mặt trời và Trái đất xấp xỉ bằng góc khối giữa Mặt trăng và Trái đất, một hiện tượng mà không có nó sẽ không có hiện tượng nhật thực.
Phochungkhoan.vn Tai-chinh-dinh-luong Cuoc-doi-cua-mot-ga-lam-quant
 
Vật lý là một ngành "hot" ở thập niên 70 của thế kỷ XX
(Nguồn: Internet)
Những “bài nghiên cứu” trong mớ crank file không có nhiều cơ hội để xuất hiện trên những tạp chí khoa học. Rất ít những tác giả của những tài liệu đó bày tỏ niềm mong muốn có một cơ hội được theo học ở khoa Vật lý trường Columbia. Có thể họ không muốn. Những tài liệu đó dường như đa số là những “tiếng lòng” tha thiết muốn tranh luận một vấn đề học thuật từ những nhà vật lý nghiên cứu độc lập tuyệt vọng ở khắp nơi trên thế giới.
Đa số các bạn học của tôi thường hay lấy sự ngây ngô trong đó làm trò cười, nhưng tôi khó mà có được cảm giác ngạo nghễ đó. Khi tôi lướt qua một số, dường như tôi thấy loáng thoáng đâu đó hình ảnh của mình. Ở thế giới rộng lớn ngoài kia, bên ngoài học thuật và nền công nghiệp, vẫn có những cá nhân như chúng ta, luôn cảm thấy sự bí ẩn của tự nhiên đằng sau những câu hỏi tại sao về những quy tắc vật lý, những câu hỏi mà đôi khi con người không thể trả lời nổi bằng trí tưởng tượng và những ký hiệu toán học. Họ, các tác giả của các crank files, theo tôi là những người đáng quý, dù ngây thơ, nhưng họ là những người tâm huyết với những điều mình nghiên cứu, là những người coi trọng sự thông thái và bị mê hoặc bởi niềm đam mê giải đáp những điều huyền bí hơn tiền bạc.
Phochungkhoan.vn Tai-chinh-dinh-luong Cuoc-doi-cua-mot-ga-lam-quant
Thế giới này đầy những con người tuy ngây ngô nhưng đầy tâm huyết với kiến thức
(Nguồn: Internet)
Trong thế giới tài chính, cũng có những người như vậy, nhưng động lực của họ mang tính kim tiền hơn, mà tại sao không chứ, đây là thế giới tài chính cơ mà? Tôi từng điều hành một nhóm nghiên cứu phân tích chiến lược định lượng (Quantitative Strategies) tại Goldman Sachs trong nhiều năm, và nhận được hàng đống thư đề gửi cho nhóm định lượng gì gì đó ở Goldman Sachs. Đâu đó khoảng vài tháng tôi nhận được thư của một người nào đó, nói rằng họ nghiên cứu ra được một bước đột phá mới trong lý thuyết tài chính. Thường thì họ hay đề nghị kiểu là nếu như anh sử dụng công thức hoặc phát minh của tôi, thì sau này phải có phần chia lại cho tôi. Tôi thì tôi cực kỳ thông cảm với họ. Cũng như chúng tôi, họ có niềm tin vô cùng mãnh liệt vào trí tưởng tượng.
Những nhà nghiên cứu vật lý lý thuyết đã quen với sự hữu hiệu của toán học khi áp dụng vào việc mô hình hóa các quy luật của vũ trụ và miêu tả những tác động của chúng. Cơ chế hoạt động của vũ trụ giống như một chiếc đồng hồ Thụy Sỹ vậy: chúng ta có thể dự báo trước quỹ đạo của một hành tinh hay tần số của ánh sáng tạo ra bởi một nguyên tử chính xác đến tám hay mười chữ số thập phân. Tuy nhiên, khi một tay chuyên nghiên cứu vật lý đọc thử một cuốn sách kinh tế và tài chính, hẳn hắn sẽ quay lại nghi ngờ chính mình. Những kiến thức toán sử dụng trong kinh tế khác hơn nhiều so với toán bên vật lý – đa số được phát biểu như tiên đề Euclid hoặc một tập hợp các giả thiết vậy, được bổ trợ bởi các tiên đề, định lý, bổ đề. Nhưng dù vậy, kinh tế và tài chính có vẻ như không “chắc chắn” như vật lý, mọi điều đều có thể nghi ngờ được, và không có điều gì là đúng hoàn toàn.
Phochungkhoan.vn Tai-chinh-dinh-luong Cuoc-doi-cua-mot-ga-lam-quant
Phải chăng toán học trong kinh tế quá mơ hồ đối với những cao nhân vật lý?
(Nguồn: Internet)
Khi một nhà vật lý theo đuổi công việc nghiên cứu thế giới tự nhiên, đó là một công việc không-vị-kỷ. Nhưng khi chứng kiến một quant làm việc, bạn sẽ thấy ngay, đây là công việc có mục đích lợi nhuận rõ rệt. Vì thế đôi khi tôi rất là khó xử với chính mình, đường đường là một nhà khoa học vật lý với niềm tin vững chắc vào tự nhiên, tôi chuyển sang làm quant, một ngành nghề đụng tới nhiều kiến thức đầy rẫy những sự nghi hoặc. Có nghĩa lý gì khi dùng ngôn ngữ của vật lý – toán học – để giải  thích những điều thuộc về thế giới của kinh tế? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra, có đúng khi chúng ta xem nền kinh tế như một cỗ máy cực kỳ phức tạp? Làm sao trader lại tin vào những quyết định của mình? Phải chăng giá trị của một tài sản tài chính được xác định bởi con người, hay yếu tố nào khác? Làm sao hành vi con người có thể được mô hình hóa thông qua các phương trình và quy luật? … Như nhà lịch sử kinh tế Robert Skidelsky từng đặt câu hỏi, phải chăng khoa học xã hội là một tập hợp những suy nghĩ lầm lạc được ngụy trang dưới lớp áo khoa học? Nếu toán học, như tôi đã nói ở phần trước, là Nữ hoàng của Khoa học, như thế tài chính định lượng là một ngành khoa học phải không? Và cuối cùng, quant là cái gì, là nhà khoa học hay chỉ là những tên ngây ngô viết những tài liệu trong thùng crank files như thời xưa tôi từng chứng kiến?
Cuốn sách này sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm của tôi dưới vai trò là một nhà khoa học, một gã làm quant, và đôi khi, là một tên ngốc viết một bức thư mà hắn không biết sẽ bị chuyển đến thùng crank files. 
Khuyến cáo sau khi đọc: Chia sẻ mà không trích nguồn làm tiêu tan động lực đóng góp của chúng tôi :)
Đăng Khoa


0 nhận xét:

Đăng nhận xét