- Giá mở (open)
- Giá đóng (close)
- Giá cao (high)
- Giá thấp (low)
Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014
Technical Analysis - Candlestick (Phần 1)
20:57
Hoàng Phong Nhã
No comments
Candlestick (hay còn được gọi là candle – nến Nhật)
được sử dụng bởi người Nhật từ thế kỉ 17. Nguyên tắc của Candle rất đơn
giản và được đúc kết từ những yếu tố sau:
- “Như thế nào” (Biến động giá) quan trọng hơn “Tại sao” (tin tức, tác
động của thị trường)
- Tất cả các thông tin đều được hiển thị trên giá
- Người mua và người bán trên thị trường dựa trên tác động của kì vọng
và cảm xúc (hay tham vọng và sự sợ hãi)
- Biến động giá không phản ánh giá trị thật .
Candestick được xây dựng bởi 4 yếu tố :
Khung candle hay còn gọi là thân candle có màu trắng hay đen tùy theo
vào mức giá. Nếu đóng mở cao hơn giá mở, ta có candle trắng (while
candle). Nếu giá đóng thấp hơn giá mở, ta có candle đen (black candle).
Đường kẻ phía trên và phía dưới thân candle thể hiện giá cao nhất / thấp
nhất của candle và còn được gọi là chân candle hay còn gọi là bóng của
candle (shadow). Phần thân thể hiện giá giao dịch mở đầu (open) và kết
thúc (close) trong 1 khung thời gian ( 1min, 5min, 15min… 1day, 1week)
trong khi phần chân (phần bóng) thể hiện phần giá giao dịch nằm ngoài
phạm vi giá mở và giá đóng.
Mua – Bán:
Thân candle càng dài, sức mua / sức bán càng mạnh. Ngược lại, thân candle ngắn thể hiện biến động giá thấp.
Candle trắng thể hiện sức mua. Thân càng dài, sức mua càng mạnh, là dấu
hiệu người mua kì vọng cao vào thị trường lên. Nếu nhìn vào tổng quan
hơn, khi thị trường đang trong xu hướng xuống, candle trắng dài cho thấy
người mua đang xác lập điều khiển thị trường và kì vọng giá lên trở
lại.
Candle đen thể hiện sức bán. Thân càng dài, sức bán càng mạnh, là dấu
hiệu người bán kì vọng cao vào thị trường xuống. Nếu nhìn vào tổng quan
hơn, khi thị trường đang trong xu hướng lên, candle đen dài cho thấy có
người bán đang xác lập điều khiển thị trường và kì vọng giá xuống.
Cuộc chiến giữa mua và bán:
Candle thể hiện cuộc chiến tranh giành vị thế giữa mua (người kì vọng
thị trường lên), và bán (người kì vọng thị trường xuống) trong 1 khoảng
thời gian xác định. Có thể so sánh cuộc chiến này với 1 trận đá bóng
giữa 2 đội bóng, mà chúng ta có thể gọi là đội MUA và đội BÁN. Điểm thấp
nhất của candle (bottom) cho thấy đội BÁN đã dồn bóng đến “cấm địa” của
đội MUA và điểm cao nhất của candle (top) cho thấy đội MUA đang áp đảo .
Càng gần điểm thấp nhất, đội BÁN càng chiếm ưu thế, và càng gần điểm
cao nhất, đội MUA càng tỏ ra áp đảo. Có rất nhiều lựa chọn khác nhau,
nhưng tôi muốn nhấn mạnh 6 tình huống của cuộc chơi (6 mô hình
candlestick):
1. Candle trắng dài (long white candle) cho thấy đội MUA kiểm soát bóng trong suốt trận đấu.
2. Candle đen dài (long black candle) cho thấy đội BÁN kiểm soát bóng trong suốt trận đấu.
3. Candle ngắn và không có chân (hoặc chân ngắn), cho thấy không đội
nào kiểm soát được bóng và giá hầu như không thay đổi so với lúc ban
đầu.
4. Candle với chân phía dưới dài cho thấy đội BÁN kiểm soát phần đầu
trận đấu, nhưng đã bị mất phần kiểm soát vào bên đội MUA vào cuối trận
và đội MUA giằng co trở lại.
5. Candle với chân phía trên dài cho thấy đội MUA kiểm soát phần đầu
trận đấu, nhưng đã bị mất phần kiểm soát vào bên đội BÁN vào cuối trận
và đội BÁN giằng co trở lại.
6. Candle với cả 2 phần chân đều dài cho thấy cả đội MUA và đội BÁN đều
có giai đoạn kiểm soát trận đấu, nhưng không ai áp đảo được đối phương,
và kết quả là vẫn giằng co nhau.
Công Trần
0 nhận xét:
Đăng nhận xét