Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Đạo đức kinh doanh trong cơ chế thị trường Việt Nam

Thức tỉnh đạo đức kinh doanh trong cơ chế thị trường là vấn đề cực khó. Bởi không hiếm trường hợp, chính các nhà sản xuất kinh doanh cũng phải đối diện với một nghịch lý: Làm ẩu, làm dối thường có lời, làm “ngay ngắn”, chân chính lại không có lợi nhuận. Mà không có lợi nhuận nghĩa là sẽ không có tiền để trả nợ ngân hàng, để trang trải hằng hà sa số những khoản chi phí to nhỏ phục vụ đời sống.


Xin được bắt đầu bài viết này bằng nỗi bất an trước tình hình chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm - Vấn đề “báo động đỏ” hiện nay. Có thể nói, chúng ta đang đứng trước một nghịch lý hài hước mà chua xót: Những thứ nuôi sống cơ thể lại tiềm ẩn nguy cơ trở thành thủ phạm tàn phá, huỷ hoại cơ thể !
Hầu như không ai có đủ niềm tin về cái gọi là “thực phẩm sạch”. Bởi nếu “bỏ phiếu” cho rau thì không ít loài rau đã nhiễm chì và “ngậm” thuốc trừ sâu trầm trọng, “bỏ phiếu” cho quả thì khá nhiều loại quả đã “ngấm” hoá chất bảo quản độc hại để tươi ngon lạ lùng hàng tháng trời. Thậm chí, đến lọ nước tương khiêm nhường cũng đe dọa gieo rắc mầm họa ung thư vì sự có mặt quá tiêu chuẩn cho phép của chất 3-MCPD trong đó...
Phải chăng, chúng ta đã, đang sống trong một thế giới mất an toàn xét từ cái ăn
Nhiều người tỏ ra hoài nghi về sự tồn tại của cái gọi là “đạo đức kinh doanh” trong cơ chế thị trường. Họ cho rằng làm sao có đạo đức kinh doanh khi mà bất kỳ ai tham gia thương trường cũng đều ham muốn lợi nhuận. Từ thế kỷ 19, một học giả tư sản người Anh đã chỉ ra sức cám dỗ không thể cưỡng lại của lợi nhuận đối với nhà tư bản: “Lợi nhuận mà thích đáng thì tư bản trở thành can đảm, lợi nhuận mà đảm bảo được 10% thì người ta có thể đụng được tư bản ở khắp nơi, đảm bảo được 20% thì nó hăng máu lên, đảm bảo được 50% thì nó táo bạo không biết sợ là gì, đảm bảo được 100% thì nó chà đạp lên tất cả mọi luật lệ của loài người, đảm bảo được 300% thì nó chẳng từ một tội ác nào mà không dám phạm, thậm chí bị treo cổ nó cũng không sợ”. Các Mác đã trích dẫn lại bình luận này nhằm nhấn mạnh thêm bản chất tham lam của tư bản. Song xét cho cùng, đâu phải chỉ nhà tư bản mới tham.
Dù vậy, các nhà quản lý cũng không nên bi quan. Chúng ta phải nhận thức rằng: Bản chất của kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận, mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là hoàn toàn chính đáng. Vấn đề là đừng tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi giá, bằng những thủ đoạn bất chính, gây phương hại cho người khác, cho cộng đồng, đặc biệt là những phương hại về sức khoẻ, tính mạng. Không còn cách nào khác, các nhà quản lý cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phải thông qua tuyên truyền giáo dục để làm cho các doanh nghiệp và những người sản xuất, kinh doanh có nhận thức đúng đắn hơn, đầy đủ hơn về đạo đức kinh doanh. Phải giúp họ “giác ngộ” một chân lý: Ngày nay muốn kinh doanh tốt phải có đạo đức tốt ; Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại bền vững và làm ăn phát đạt khi khẳng định được uy tín, thương hiệu dựa trên chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, người tiêu dùng đang có xu hướng ngày càng trở thành “người tiêu dùng thông thái”. Lừa mị họ hoặc chà đạp lên quyền lợi của họ chắc chắn sớm muộn sẽ bị họ tẩy chay. Nếu sai, hãy thành khẩn sửa sai, đừng biện minh hoặc ấm ớ đổ lỗi cho khách hàng theo cách bấy lâu nay một số doanh nghiệp vẫn làm: “vì các vị thích ăn rau tươi xanh mơn mởn nên tôi đành phải phun thuốc kích thích”, “vì các vị thích nước tương thơm ngon hấp dẫn chúng tôi đành chiều lòng bằng cách chế thêm chất 3-MCPD”... Kế “di họa Giang Đông” ấy khó mà cứu vãn danh dự và uy tín – những thứ vốn không thể mua được.
Tất nhiên, không thể chỉ bằng giáo dục đạo đức kinh doanh để giải quyết bài toán khó này. Pháp luật phải tỏ ra cứng rắn, nghiêm khắc với những hành vi sản xuất, kinh doanh bất chính. Các cơ quan có thẩm quyền phải tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh, kiên quyết những trường hợp vi phạm. Trên một nền tảng pháp luật chắc chắn, trong một môi trường pháp lý thuận lợi, kêu gọi đạo đức kinh doanh từ các doanh nghiệp và những người sản xuất kinh doanh khác là điều cần thiết, hoàn toàn không “cải lương”. Về điều này chúng ta cần học tập Nhật Bản. Sản phẩm “made in Japan” luôn dành được niềm tin tuyệt đối của khách hàng khắp nơi trên thế giới. Vì sao? Vì chất lượng hàng hoá tốt. Nhưng làm thế nào để chất lượng tốt ? Một sự thật là, bên cạnh trình độ khoa học tiên tiến, người Nhật không kinh doanh bằng mọi giá. Họ coi trọng nguyên tắc Giri (đạo đức buôn bán) do cha ông dời nối đời truyền lại. Người Nhật quan niệm: Sản xuất ra sản phẩm xấu không chỉ làm hỏng đi hình ảnh Nhật Bản mà còn là hành vi thiếu đạo đức.
Thức tỉnh đạo đức kinh doanh trong cơ chế thị trường là vấn đề cực khó. Bởi không hiếm trường hợp, chính các nhà sản xuất kinh doanh cũng phải đối diện với một nghịch lý: Làm ẩu, làm dối thường có lời, làm “ngay ngắn”, chân chính lại không có lợi nhuận. Mà không có lợi nhuận nghĩa là sẽ không có tiền để trả nợ ngân hàng, để trang trải hằng hà sa số những khoản chi phí to nhỏ phục vụ đời sống.
Vậy, bài toán sinh tồn và bài toán đạo đức – bài toán nào cần ưu tiên giải quyết ? Các nhà quản lý phải có mặt ở đây, phải tham gia xử lý mâu thuẫn này cùng họ. Nhưng dẫu giải quyết theo cách nào, chúng ta cũng không thể nhượng bộ trước một vấn đề có tính nguyên tắc: Không thể vì lợi ích của mình mà dẫm đạp lên lợi ích của người khác; không thể làm giàu cho những chủ thể riêng lẻ trên cơ sở bắt cả cộng đồng phải trả giá. Nền móng của “căn lầu lợi nhuận” phải là mồ hôi, nước mắt, công sức, tài năng của chính nhà sản xuất kinh doanh, tuyệt đối không thể là, không nên đánh đổi bằng sức khỏe, tính mạng và sự an toàn của khác hàng. “Không thể là” - thông điệp rõ ràng ấy phải đến từ pháp luật. “Không nên là” - sự giác ngộ mà đạo đức có dồi dào khả năng mang lại. Đạo đức kinh doanh - hãy bắt đầu, trước khi quá muộn!
Theo TRUONGCHINHTRIBRVT.EDU.VN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét