Quants giỏi, ai đọc những phần trước cũng biết điều
đó, nhưng trong thực tế họ có được sự tôn trọng từ các đồng nghiệp hay
không? Bằng lối viết dí dỏm của mình, tác giả Emmanuel Derman sẽ giải
đáp câu hỏi đó.
Chương mở đầu: HAI THỨ VĂN HÓA (Promogue: Two Cultures)
Những gã tay chân (traders) và những tên đầu óc (quants)
Tôi
chẳng nhận ra từ ‘quants’ có ý nghĩa chẳng mấy tốt đẹp mãi cho đến khi
tôi lướt qua vài trang của một cuốn từ điển tài chính vài năm trước và
thấy dòng chữ “quant – thường sử dụng với nghĩa tiêu cực”. “Thường” là
đúng. Khi tôi bắt đầu làm cho Goldman Sachs vào năm 1985, tôi nhận ra
ngay lập tức sự ‘xấu hổ’ của việc biết quá nhiều về số. Đôi khi nói
chuyện trong thang máy với một tay quant khác, bạn thường mở đầu câu
chuyện bằng cách nói về ‘duration’ và ‘convexity’ – hai thuật ngữ trong
lĩnh vực trái phiếu. Chúng là những khái niệm đơn giản để miêu tả mức độ
nhạy giữa lượng thay đổi của giá trái phiếu với lãi suất. Nếu như tên
kia vào công ty trước bạn một chút, hắn sẽ thoáng chút bối rối trên mặt
và cố gắng đổi chủ đề, “giá các hợp đồng tương lai giảm một chút hôm
nay” – đó là điều hắn có thể nói, bắt chước giọng điệu tự tin của một
tay trader trái phiếu lành nghề. Sớm thôi, bạn sẽ bắt đầu nhận ra, sẽ vô
cùng ‘chuối’ khi hai gã trưởng thành nói đủ thứ với nhau về toán học
hoặc ngôn ngữ lập trình UNIX hay C, trong khi vây xung quanh là hàng tá
những đứa trader, sale và banker. Chúng nó sẽ nhìn hai tên kia như sinh
vật lạ vậy, và nếu bạn là một trong hai tên đó, bạn sẽ hiểu cảm giác bị
cô lập như thế nào.
Quants thường bị đồng nghiệp cô lập và trêu chọc
(Nguồn: Internet)
Thậm
chí vào giữa thập niên 90, những tên đầu óc như chúng tôi vẫn thường bị
đem ra chế giễu. Một buổi chiều khi một đồng nghiệp và tôi đứng trên
hành lang, thằng trader trưởng đi ra, tay ôm đầu, la toáng lên
“Aaarrghh-hhh! Từ trường! Nó mạnh quá! Hãy kéo tôi ra khỏi đây, mau!”
Tôi cũng đã quên phéng đi tổng số lần mà khi chúng tôi đứng trong thang
máy, những tên trader đi ăn trưa cùng bước vào và thì thầm với nhau
“Dường như có luật không cho các tên này (chúng tôi) đi ra cùng một lúc
thì phải?”
Traders
và quants thật sự là hai loài khác biệt. Traders thường tự hào mình là
người mạnh mẽ và dứt khoát trong khi đó quants lại hay suy nghĩ, cân
nhắc kỹ lưỡng và ít nói. Sự khác nhau về mặt tính cách được phản ánh
trong môi trường làm việc của họ. Traders được trả tiền để hành động. Cả
ngày dài chúng nó căng mắt nhìn màn hình, tổng hợp mọi thông tin kinh
tế, lướt nhanh qua hàng loạt các bảng tính, chạy phần mềm tài chính định
lượng viết bởi các quants, đặt lệnh giao dịch, nói chuyện với sales và
môi giới, mà ấn nút. Rất khó để kéo dài cuộc nói chuyện với các traders
trong giờ làm việc, phải mất cả tiếng để có năm phút đối đáp thú vị. Đa
phần những gì trader làm giống như chơi điện tử vậy. Vì thế, chúng nó
học được cách trở nên cứng đầu, tư duy bằng cảm xúc nhiều hơn, suy nghĩ
và ra quyết định nhanh chóng, dù cho đôi khi không đúng lắm.
Traders là những đứa không chịu ngồi yên
(Nguồn: Internet)
Còn
quants thì không như vậy. Như những nhà học giả, họ thích thú tập trung
theo đuổi một thứ từ đầu đến kết thúc, sâu sắc và tốt đẹp. Đây là một
niềm hạnh phúc xa xỉ đối với dân làm ăn khi mà phải lo lắng đến quá
nhiều việc cùng một lúc. Khi tôi đến Wall Street, tôi gặp rất nhiều khó
khăn trong việc đáp ứng nhiều thứ cùng một lúc, dừng nghiên cứu một dự
án để tập trung vào một dự án áp lực hơn, hoàn thành nó và sau đó, quay
trở lại dự án ban đầu.
Không
chỉ khác nhau trong hành động, quants và traders còn khác nhau trong
suy nghĩ. Một tên trader tốt là một tên trader luôn cảnh giác với bất kỳ
sự thay đổi nào và những ảnh hưởng của sự thay đổi đó lên vị thế tài
chính (financial position) mà hắn đang nắm giữ. Còn quants ít nghĩ đến
giá trị tương lai mà quan tâm nhiều hơn đến giá trị hiện tại. Theo lý
thuyết tài chính, ở bất kỳ thời điểm nào, giá trị hợp lý (fair value)
của một loại chứng khoán nào đó là trung bình của tất cả các giá trị
tương lai có thể có (chú thích của người dịch: có nghĩa là một loại
chứng khoán có rất nhiều giá trị tương lai, ứng với mỗi giá trị đó là
một xác suất xảy ra khác nhau, giá trị hợp lý sẽ là giá trị trung bình
theo xác suất của các giá trị tương lai đó). Giá trị hợp lý và sự thay
đổi của nó thực ra là hai mặt của một vấn đề. Càng nhiều khả năng một
loại chứng khoán mất giá trị trong diễn biến tương lai của thị trường,
càng ít khả năng loại chứng khoán đó có giá trị ngày hôm nay. Quy luật
trên được tóm tắt trong một câu thần chú: nhiều rủi ro, nhiều lợi nhuận.
Chính góc nhìn khác nhau này giữa traders – quan tâm nhiều hơn về sự
thay đổi của giá trị của các vị thế tài chính – và quants – quan sát giá
trị hợp lý như là trung bình theo xác suất của các giá trị tương lai có
thể có – làm cho việc giao tiếp giữa quants và traders gặp nhiều khó
khăn.
Giống như trader, các tay đua tham dự Tour de France không cần biết những quy luật của Newton, họ chỉ cần biết đạp xe
(Nguồn: Internet)
Các
tay đua tham dự Tour de France không cần thiết phải giải quyết các quy
luật của Newton để quẹo vào một khúc cua. Thật ra, nghĩ quá nhiều về vật
lý khi đang đạp xe có thể làm tay đua đó kết thúc sự nghiệp của mình.
Cũng giống như vậy, traders không nhất thiết phải thông thạo nhiều thứ
như quants, chúng nó sẽ gạt qua một bên hết các biến số của mô hình định
giá quyền chọn, chúng nó chỉ quan tâm đến khi nào nên dùng, và khi nào
nên tin tưởng vào mô hình, vì chẳng có mô hình nào hoàn hảo hết cả. Một
tay trader tôi từng biết đã nói thế này “Anh chẳng thể đưa một người
công thức của mô hình Black-Scholes và biến hắn thành một trader được”,
và điều đó đúng. Bạn phải nghiên cứu, tìm hiểu, cảm nhận, và nắm bắt
được những giới hạn của mô hình để trade một cách sáng suốt. Nếu bạn là
một trader, bạn không thể nào tuân thủ chặt chẽ những công thức, dù nó
có vẻ đúng đắn đến đâu đi chăng nữa.
Một
chuyên giá quant tốt phải tổng hợp được nhiều kỹ năng khác nhau – trong
con người bạn phải dành những phần cho trader, salesperson, lập trình
viên, nhà toán học. Nhiều chuyên gia quant cũng muốn trở thành trader,
những họ lại gặp trở ngại do tính cách mô phạm được hình thành trong môi
trường học thuật, khả năng giao tiếp cũng như những kỹ năng xử lý đa
nhiệm vụ.
Trong
sách Sáng thế (The Genesis) của đạo Do Thái, người ta quan niệm rằng
đấng Tạo hóa tạo ra các sinh vật theo loài và theo môi trường sống của
chúng. Dĩ nhiên, có những loài gọi là “nonkosher”, tức là chúng sống
trong một môi trường nào đó nhưng không thuộc loài phổ biến trong môi
trường đó, ví dụ như tôm chẳng hạn, chúng sống ở biển nhưng không bơi
như cá. Đà điểu là chim, nhưng chúng lại không bay được. Cả tôm và đà
điểu theo cách miêu tả trong sách Genesis, đều là nonkosher cả. Và
quants cũng giống vậy
Quants
là những chuyên gia không có vai trò công việc rõ ràng cho lắm. Đối với
traders và những quản lý hệ thống công nghệ thông tin trong các ngân
hàng đầu tư, quants là những tên amateur hay làm rối trí người khác.
Trong khi bọn trader và programmer trong các ngân hàng đầu tư có con
đường sự nghiệp rất rõ ràng, nhưng quant thì không thế, nấc thang của
chúng tôi thường hay bị đứt giữa chừng khi chúng tôi leo lên đến giữa
trời.
Tuy
nhiên, bước sang thế kỷ 21, khi mà các trường đại học bắt đầu có những
chương trình đào tạo quant. Nghề quant dần dần được thừa nhận và trở nên
nghiêm túc hơn. Bong bóng cổ phiếu công nghệ vào cuối thập niên 90 đã
tạo cảm hứng cho dân geeks (người dịch: những tên trẻ tuổi tự kỷ ghiền
khoa học và công nghệ) và làm cho họ đến thi thố tài năng tại các quỹ
đầu cơ (hedge fund) cũng đang thích thú với các mô hình toán để nặn tiền
từ thị trường. Quỹ D.E Shaw & Co tại New York được tiếng là đã kiếm
bộn từ black box (người dịch: từ lóng chỉ giao dịch chứng khoán dựa
trên phần mềm và thuật toán, tham khảo thêm cuốn Inside the Black Box
của Tiến sỹ Rishi Narang). Tuy nhiên cũng có những thất bại khủng khiếp
như quỹ Long Term Capital Management. Điều đáng nói là những nhân vật
trong Long Term Capital Management đã chuyển sang nơi khác làm sau vụ
phá sản đó. Vì thế, tôi khuyên bạn, nếu làm quants, bạn phải cực kỳ tôn
trọng mô hình của bạn, vì nó có thể gây ra bất cứ vụ nổ hủy diệt nào.
Khuyến cáo sau khi đọc: Chia sẻ mà không trích nguồn làm tiêu tan động lực đóng góp của chúng tôi :)
Đăng Khoa
Posted in: Tài chính tiền tệ
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét