Công việc của những quant là thiết kế những mô hình
toán học để định giá các loại chứng khoán khác nhau. Trong phần này,
Derman cho các bạn biết trong ngành tài chính, mô hình nào là mô hình
mang tính bước ngoặt. Đó chính là mô hình định giá quyền chọn của
Black-Scholes
Chương mở đầu: HAI THỨ VĂN HÓA (Promogue: Two Cultures)
Kỳ 1: Vật lý và tài chính (Physics and Finance) (Tiếp theo)
Mô hình hoàn hảo nhất
Những nhà vật lý làm cái gì ở Wall Street? Hầu hết họ thiết kế các mô hình
để định giá các loại chứng khoán khác nhau. Giam mình trong bộ phận
nghiên cứu và phát triển của các ngân hàng đầu tư, các quỹ phòng vệ hoặc
trong các công ty phần mềm tài chính như Bloomberg và SunGard,
họ cải tiến các mô hình cũ và phát triển những mô hình mới. Và cho đến
bây giờ, mô hình tuyệt diệu nhất trong toàn bộ thế giới tài chính là mô
hình định giá quyền chọn của Black-Scholes. Steve Ross, một nhà kinh tế
học tài chính nổi tiếng, nhà nghiên cứu về quyền chọn và hiện giờ đang
làm giáo sư ở viện MIT, từng viết trong từ điển kinh tế Palgrave: “Lý
thuyết định giá quyền chọn là một trong những lý thuyết thành công nhất
không chỉ trong lĩnh vực tài chính, mà trong mọi lĩnh vực khác của kinh tế.”
Mô hình định giá quyền chọn của Black-Scholes là một ví dụ về sự áp dụng thành công của toán học vào tài chính
(Nguồn: Internet)
Mô
hình Black-Scholes cho phép chúng ta xác định được giá trị hợp lý của
một quyền chọn cổ phiếu. Cổ phiếu à, vâng, chúng chỉ là những chứng khoán
vô cùng căn bản, được giao dịch hàng ngày, nhưng một quyền chọn mới là
thứ tinh tế. Giả dụ bạn sở hữu một quyền chọn mua cổ phiếu của IBM có
thời hạn 1 năm, điều đó có nghĩa là bạn có “quyền” mua một cổ phiếu của
IBM trong vòng 1 năm kể từ hôm nay với một mức giá xác định trước, tôi
lấy ví dụ là 100 đô la nhé – nhớ nhé, bạn chỉ có quyền mua thôi nhé, chứ
bạn không sở hữu thực sự một cổ phiếu nào của IBM cả. Giá trị của quyền
chọn ở thời điểm đáo hạn sẽ phụ thuộc vào giá trị của cổ phiếu IBM. Lấy
ví dụ, nếu cổ phiếu của IBM có giá 105 đô la ngày hôm đó, quyền chọn có
giá bằng 5 đô la, nếu giá cổ phiếu của IBM rớt xuống dưới mức 100 đô
la, quyền chọn sẽ chẳng còn giá trị gì nữa cả. Nói theo ngôn ngữ của
Wall Street, quyền chọn mua là một vụ đặt cược vào khả năng giá cổ phiếu
sẽ tăng lên.
Quyền
chọn chỉ là một loại hình trong số các chứng khoán phái sinh (financial
derivatives), sở dĩ được gọi là chứng khoán phái sinh bởi vì giá trị
của nó phụ thuộc vào giá trị của loại tài sản mà từ đó nó “phái sinh”.
Mối quan hệ giữa thu nhập từ một loại chứng khoán phái sinh lúc đáo hạn
với giá trị của tài sản mà nó dựa vào là một mô hình toán học.
Mô hình này có thể rất đơn giản, như trong trường hợp quyền chọn mua cổ
phiếu IBM kể trên, hoặc có thể rất phức tạp, nếu như loại chứng khoán
phái sinh phụ thuộc vào giá trị của nhiều loại tài sản khác nhau. Trong
20 năm qua, các loại chứng khoán phái sinh ngày càng được áp dụng nhiều
trong việc giao dịch nhiều loại tài sản khác nhau: tiền tệ, hàng hóa,
trái phiếu, cổ phiếu, các khoản vay mua bất động sản, các khoản vay, và
thậm chí cả năng lượng nữa.
Mô hình định giá quyền chọn của Black-Scholes cực kỳ hữu ích trên thị trường chứng khoán phái sinh
(Nguồn: Internet)
Chứng
khoán phái sinh phức tạp và tinh tế hơn nhiều so với các loại tài sản.
Như vậy, tại sao chúng lại tồn tại? Bởi vì chứng khoán phái sinh cho
phép các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu tư, các tập đoàn, các nhà đầu tư
và đầu cơ khác nhau trên thị trường tự điều chỉnh mức độ rủi ro họ muốn
chấp nhận hay tránh né. Đối với một nhà đầu tư mua vào cổ phiếu IBM, nỗi
lo duy nhất của họ là giá cổ phiếu IBM có thể giảm, và niềm hy vọng duy
nhất của họ là giá cổ phiếu có thể tăng. Đối với một nhà đầu tư nắm
quyền chọn thì khác, niềm vui của họ có thể kéo dài bất tận khi họ nắm
giữ quyền chọn mua cổ phiếu IBM ở mức giá 100 đô la, trong khi giá cổ
phiếu có xu hướng tăng đến 150 đô la hay hơn nữa, còn nếu giá cổ phiếu
IBM quay đầu xuống dưới 100 đô la, họ cũng chỉ mất số tiền đã mua quyền
chọn mà thôi, dĩ nhiên, mức giá mua quyền chọn sẽ thấp hơn nhiều so với
mức giá mà bạn phải bỏ ra để mua cổ phiếu. Chính điều này làm cho các
loại chứng khoán phái sinh trở nên hấp dẫn hơn nhiều so với các loại tài
sản tài chính thuần túy.
Bạn
có thể giao dịch (mua và bán) các loại quyền chọn ở các sàn giao dịch,
bạn có thể mua bán chúng với các nhà môi giới (dealers) – những tay này
sẽ mua (bán) chứng khoán phái sinh của bạn, rồi sau đó bán (mua) chúng
với một người khác giống như bạn vậy. Bằng cách mua qua bán lại như vậy,
họ còn được gọi là những nhà tạo lập thị trường (market makers), như
vậy, họ có chịu rủi ro không?
Dealers
cũng giống như công ty bảo hiểm vậy, khi bạn mua bảo hiểm hỏa hoạn, các
công ty bảo hiểm như Allstate sẽ tính đến khả năng căn hộ của bạn bị
thiêu rụi (khả năng họ phải đền bù) sau khi họ bán cho bạn hợp đồng bảo
hiểm và tiến hành thu phí bạn hàng năm. Những tay dealers thì đối mặt
với rủi ro biến động giá, khi bạn mua một quyền chọn mua, họ sẽ phải
tính đến khả năng cổ phiếu IBM tăng giá (họ sẽ lỗ). Cả Allstate và những
tay dealers đều không chắc chắn về xác suất căn hộ của bạn bị “tạch”,
hay giá cổ phiếu của IBM tăng mạnh mẽ, cho nên họ sẽ tiến hành thu phí
bạn.
Trong
một thế giới hoàn hảo, những tay dealers có thể loại bỏ rủi ro ở trên
bằng cách mua một quyền chọn mua khác giống như cái họ đã bán cho bạn từ
một gã ngốc hơn (vì hắn ta ngốc nên giá quyền chọn mua mà họ mua từ gã
này có thể thấp hơn và do đó có thể kiếm chút ít lời). Tuy nhiên, thế
giới mà chúng ta sống hiện nay đầy rẫy những tên thông minh và do đó
những tay dealers không thể nào kiếm đủ số lượng những gã ngu để bù đắp
lại rủi ro mà họ đang gánh. Các dealers nghĩ ra một cách, họ sẽ tự “nhào
nặn” ra hợp đồng quyền chọn của họ, với thời kỳ đáo hạn do họ định
trước, với tài sản cũng do họ tự định trước, nhưng làm điều đó thế nào,
công thức định giá quyền chọn nổi tiếng của Black-Scholes sẽ giải quyết
vấn đề khó khăn đó.
Mô
hình Black-Scholes cho chúng ta biết, một cách cực kỳ ảo diệu, làm sao
để “sáng chế” ra các hợp đồng quyền chọn từ những loại chứng khoán sẵn
có và chi phí là bao nhiêu để làm điều đó. Theo mô hình Black-Scholes,
việc sáng chế ra quyền chọn giống như làm món trộn trái cây vậy, và
nguyên liệu để cho các bạn chọn là các loại cổ phiếu (trên thực tế không
chỉ có cổ phiếu, trái phiếu và các loại tài sản tài chính khác cũng là
nguyên liệu phù hợp).
Giả
dụ món trái cây trộn mà bạn muốn bán trong một hộp năng 1 pound chỉ có
hai thứ là táo và cam. Bạn ra giá bao nhiêu cho mỗi hộp? Bạn là người
làm kinh doanh, và vì thế bạn sẽ phải tham khảo giá thị trường của táo
và cam, cũng như chi phí đóng hộp và phân phối, để từ đó bạn hình dung
ra tổng chi phí sản xuất ra một hộp trái cây trộn, rồi bạn mới xác định
giá bán, hợp lý chứ?
Vào
năm 1973, Black và Scholes cho bạn biết bạn có thể viết ra một hợp đồng
quyền chọn dựa trên vài cổ phiếu của IBM và tiền mặt, giống như bạn làm
món trái cây trộn với táo và cam vậy. Dĩ nhiên, sáng chế ra một hợp
đồng quyền chọn phức tạp hơn nhiều so với làm trái cây trộn (nếu không
thì bất kỳ gã tay mơ nào cũng đã nghĩ ra cái này rồi).
Tỷ
lệ giữa các nguyên liệu trong món trái cây trộn thường giữ nguyên, 50%
táo và 50% cam chẳng hạn, tuy nhiên tỷ lệ giữa các nguyên liệu của một
quyền chọn (tiền mặt và cổ phiếu) lại biến động theo thời gian, do giá
cổ phiếu liên tục lên xuống. Giả sử giá trái cây cũng vậy nhé, tỷ lệ
50:50 giữa táo và cam như tôi nói lúc đầu có thể thay đổi thành 40% táo
và 60% cam do giá táo tăng, tương tự, khi giá cam tăng thì tỷ lệ có thể
là 70% táo và 30% cam. Nhưng làm sao để biết tỷ lệ nào là phù hợp, công
thức Black-Scholes cho bạn biết điều đó. Trước phát hiện thiên tài của
Black-Scholes, không ai biết được mối quan hệ giữa giá quyền chọn và giá cổ phiếu cả.
Derman nhận xét mô hình định giá quyền chọn của Black-Scholes là công cụ để làm món trái cây trộn hảo hạng
(Nguồn: Internet)
Phát
hiện thiên tài này đã cách mạng hóa ngành tài chính. Những tay dealers
giờ đây có thể nhào nặn ra các loại quyền chọn mà mọi người đều vui vẻ.
Điều này giống như chúng ta đang sống trong một thế giới chỉ có khí
hydro và oxy, đột nhiên có ai đó biết cách tổng hợp hai thứ đó thành
nước vậy.
Posted in: Tài chính tiền tệ
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét