Khi tổng thống Obama bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông phải đối mặt với đầy những thách thức chính sách to lớn chủ yếu đến từ những biến chuyển khôn lường bên trong cũng như quan hệ với bên ngoài của Trung Quốc. Mặc dù người ta chú ý nhiều đến tăng trưởng kinh tế mau lẹ và sức ảnh hưởng toàn cầu không ngừng cải thiện của Trung Quốc, nhưng đang tồn tại hai kịch bản có thể xảy ra với Trung Quốc mà vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức: nội biến trong nước và chiến tranh với bên ngoài.
Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014
Điều gì sẽ xảy ra khi Trung Quốc khủng hoảng?
23:23
Hoàng Phong Nhã
No comments
Khi
Trung Quốc phát triển cũng là lúc họ phải đối mặt với nhiều mối hiểm
họa khôn lường, từ nội biến cho tới chiến tranh với nước khác - Nhà Hán
học Cheng Li nhận định.
Khi tổng thống Obama bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông phải đối mặt với đầy những thách thức chính sách to lớn chủ yếu đến từ những biến chuyển khôn lường bên trong cũng như quan hệ với bên ngoài của Trung Quốc. Mặc dù người ta chú ý nhiều đến tăng trưởng kinh tế mau lẹ và sức ảnh hưởng toàn cầu không ngừng cải thiện của Trung Quốc, nhưng đang tồn tại hai kịch bản có thể xảy ra với Trung Quốc mà vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức: nội biến trong nước và chiến tranh với bên ngoài.
Có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng đang
tồn tại ở Trung Quốc có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng lớn, như tốc
độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, bất ổn xã hội lan rộng, nạn tham nhũng
tràn lan, sự tranh giành quyền lực giữa tầng lớp tinh hoa, và các phong
trào của chủ nghĩa dân tộc dâng cao trong bối cảnh căng thẳng leo thang
trước vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản và một số quốc
gia khu vực Đông Nam Á. Tất cả những yếu tố trên gây ảnh hưởng xấu tới
tình hình an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như làm suy giảm
nghiêm trọng tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu. Sự kết hợp giữa hai
yếu tố trên sẽ là một trong những thách thức khó khăn và phức tạp nhất
đối với nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama.
Đặc biệt, có hai kết cục không ai mong
muốn xảy đến. Một là, đại đa số người dân Trung Hoa vừa không đồng tình
với chính sách của giới lãnh đạo Trung Quốc, vừa phản đối Hoa Kỳ. Hai
là, tình huống lãnh đạo mới Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình muốn
lấy lòng dân chúng bằng cách thúc đẩy mạnh mẽ chủ nghĩa quân sự Trung
Quốc.
Kịch bản xảy ra trong nước gần đây đang
được tranh luận nhiều tại Trung Quốc. Một trong những cuốn sách nổi
tiếng nhất trong giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc hiện nay đó là bản
dịch cuốn sách kinh điển The Old Regime and the Revolution (Chế
độ cũ và cách mạng) của tác giả Alexis de Tocqueville viết năm 1856.
Trong bài phát biểu sau khi trở thành Tổng bí thư, ông Tập Cận Bình cảnh
báo rằng đảng Cộng sản Trung Quốc có thể sụp đổ nếu giới lãnh đạo không
biết nắm bắt cơ hội để cải cách và nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý.
Giới lãnh đạo mới được biết đến với ưu
thế nổi trội là xuất thân từ gia đình có dòng nhà nòi. Bốn trong số bảy
thành viên Ủy ban bộ chính trị, bao gồm cả ông Tập Cận Bình, đều là "con
nhà nòi" trong giới chính trị. Có vị có vai vế và gia đình của họ đã
dùng quyền lực biến tài sản quốc gia thành tài sản cá nhân, hay kể cả
chuyển nhượng số tài sản đó sang cho thân nhân đang sinh sống, học tập
và làm việc ở Mỹ hoặc các nước phương tây khác. Điều này không chỉ làm
ảnh hưởng tới sự gắn kết giữa các nhà lãnh đạo và sự cân bằng lợi ích,
quyền lực, mà còn làm gia tăng sự hoài nghi của người dân Trung Quốc
trước những lời hứa bài trừ nạn tham nhũng của nhà cầm quyền. Thêm vào
đó, điều này chẳng khác như đổ thêm dầu vào lửa trước những lời cáo buộc
rằng Mỹ đã tiếp tay cho hoạt động tham nhũng của các quan chức Trung
Quốc.
Nếu như kịch bản đầu tiên về cuộc cải
cách trong nước có thể được nhìn nhận như một sự thất bại về lãnh đạo
thông qua các cải cách chính trị hiệu quả để ngăn chặn khủng hoảng, thì
kịch bản thứ hai - Trung Quốc tham chiến - có thể được đánh giá là nỗ
lực "thành công" của giới lãnh đạo nhằm củng cố quyền lực.
Điều này không hẳn có nghĩa là giới lãnh
đạo Trung Quốc có ý định lấy xung đột bên ngoài để đánh lạc hướng những
bất ổn bên trong. Lịch sử Trung Quốc hiện đại đã chỉ ra rằng thói quen
đánh lạc hướng công chúng khỏi các vấn đề trong nước bằng cách chơi con
bài xung đột với nước ngoài thường kết thúc bằng sự thay đổi mạnh mẽ.
Nhưng có lẽ ông Tập Cận Bình cũng đang buộc phải dùng cách tiếp cận mang
tính đối đầu trong các chính sách ngoại giao để làm chệch hướng những
chỉ trích về các mối quan hệ của ông với bên ngoài.
Điều cấp bách hiện này là cần để mắt tới
sự xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt trong một số sĩ quan quân đội.
Các nhà phân tích Trung Quốc quan sát thấy một số vị trong quân đội đang
tập trung củng cố sức mạnh. Một động thái như vậy sẽ có khả năng làm
tăng nguy cơ can thiệp quân sự vào cả các vấn đề chính trị trong nước
cũng như xung đột quân sự trong quan hệ với nước ngoài.
Mỹ sẽ không có lợi gì nếu để Trung Quốc
chuyển biến sang một thể chế dân chủ hợp hiến theo một cách hết sức tiêu
cực đối với sự ổn định xã hội Trung Quốc hay đối với những mối quan hệ
tốt đẹp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, điều này sẽ có nguy cơ
kéo Mỹ vào cuộc chiến tranh.
TRÂM ANH (TUẦN VIỆT NAM) /THEDAILYBEAST.COM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét