Khi những người lính Mỹ đánh trận trở về sau cuộc chiến, họ bị khinh bỉ, họ bị sỉ nhục. Nước Mỹ bị mất hết thể diện đối với thế giới. Tại sao vấn đề lại được đưa lên giấy trắng mực đen thêm một lần nữa? Bởi vì Chiến Tranh Việt Nam thật ra là “Chiến Tranh Tôn Giáo”. Một cuộc chiến kích động do Vatican, một tên điếm trong sách Khải Huyền, chương 17 và 18. (Avro Manhattan (Vietnam: Why did we go?)
“Chiến Tranh Lạnh Là Chiến Tranh Của Giáo Hoàng”.
Và gần đây nhất, tại sao Vatican đã yên lặng để cho Đức Quốc Xã Hitler, một tín đồ Ca-tô giáo, tàn sát hơn sáu triệu dân Do Thái và nhiều triệu dân của các chủng tộc khác trong Thế Chiến II? (Nguồn: The Catholic Church and the Holocaust, 1930-1965 của tác giả Michael Phayer, ISBN 0-253-33725-9). Có phải Hitler là người đã mất hết lương tri, hay Hitler là một con chiên cuồng tín chỉ biết tuân hành theo mệnh lệnh của kẻ nấp trong bóng tối?
Giặc Ca-tô là một trận giặc đã một thời làm mưa làm gió trên khắp thế giới; đã tiêu diệt gần tuyệt chủng thổ dân da đỏ Mỹ Châu; đã bán làm nô lệ hàng triệu dân da đen Phi Châu; đã mở cuộc “Thập Tư Chinh” tiêu diệt hàng trăm ngàn người Hồi giáo và Do Thái giáo [31] ; đã gây kinh hoàng Âu Châu với đoàn “Quân Chữ Thập Ăn Thịt Người…” [10] Riêng tại Việt Nam, Giặc Ca-tô đã mở ra ba trận tấn công lớn nhất thế giới, gây ra không biết bao nhiêu thống khổ, bao nhiêu cảnh nhà tan cửa nát, đưa đến chết chóc cho hàng triệu dân Việt Nam, gây thương tích và chết chóc cho hàng trăm ngàn lính Pháp và hàng trăm ngàn lính Mỹ tại Việt Nam…
▪ PHONG TỎA ĐÔNG NAM Á VÀ MỞ TRẠM BUÔN BÁN NÔ LỆ QUỐC TẾ
Năm 1494, tòa thánh La Mã ký hiệp ước Treaty of Tordesillas [1] với hai đế quốc Ca-tô thực dân đầu tiên là Bồ Đào Nha và Tây ban Nha. Theo hiệp ước này, giáo hoàng Alexander VI sẽ phân định làn ranh cơ bản trên quả địa cầu, chỉ rõ nơi nào thuộc về Bồ Đào Nha đánh chiếm, và nơi nào thuộc về Tây Ban Nha đánh chiếm.
Hiệp ước nhấn mạnh:
“…Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có quyền đánh chiếm đất đai của bất cứ quốc gia nào nằm trong vùng phân chia của Vatican, ngoại trừ một ngoại lệ là quốc gia sắp bị đánh chiếm đó, đã có hơn phân nửa đất đai thuộc chủ quyền của Ca-tô giáo La Mã”[2].
Điều này có nghĩa là bất cứ nơi đâu trên quả địa cầu, mà hai đế quốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cắm được lá cờ của họ, thì nơi đó Vatican cắm được cây thánh giá của Vatican.
Năm 1510, Bồ Đào Nha, dưới sự chỉ huy của đô đốc Afonso de Albuquerque, đánh chiếm được Goa (một phần của Ấn Độ)[3] . Sau khi chiếm được Goa, tên giáo gian St. Francis Xavier đã lạy lục vua Bồ Đào Nha, xin lập “Tòa Án Dị Giáo Goa” giết hàng ngàn người đạo “Hindu”, hàng ngàn người “Thờ Cúng Ông Bà”, người Do Thái giáo và người Hồi giáo bị cưỡng bức cải đạo... Những người bị cãi đạo nầy trốn từ Âu Châu sang Ấn Độ để thực tập đạo củ của họ.
Năm sau, 1511, Albuquerque từ Goa tới Đông Nam Á, đánh chiếm được Malacca[4] . Cùng năm đó, Tây Ban Nha bắt đầu thám hiểm Philippines. Năm 1571, họ hoàn toàn chiếm được Philippines. Đánh chiếm và bình định xong Philippines, Vatican cùng với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, bắt đầu soạn thảo kế hoạch Ca-tô hóa toàn cỏi châu Á.
Ngay sau khi chiếm được Malacca, Albuquerque bắt tất cả dân cư ngụ trên bán đảo Malacca phải tới khai lý lịch với hắn. Sau khi kiểm soát lý lịch từng người, Albuquerque cho tống giam chờ bán làm nô lệ tất cả những người đạo Hồi, ngoại trừ người đạo Hồi yếu đuối, già cả thì giết bỏ[5] , còn lại những người thuộc tôn giáo khác thì được tha bổng.
Đây không phải là một chuyện lạ? Năm 1520, Tomé Pires, một đại sứ chính thức của Bồ Đào Nha được gởi tới Trung Quốc. Pires, cùng với nhiều người khác bị Hoàng Đế Minh Thành Tổ bắt giam vào ngục tối, chờ ngày đem ra chém đầu. Pires đã viết lời trăn trối:
“Sự nghiệp của tôi là cuộc Thập Tự Chinh của Ca-tô giáo chống lại Hồi giáo và giá trị sự nghiệp của tôi là chết dưới bàn tay của người Trung Quốc” (My cause was that of the Catholic religion's Crusade against Islam and it was worth dying at the hands of the Chinese for my cause)[4] .
Lá thư của Tomé Pires làm cho Trung Quốc bừng tỉnh. Hồi giáo Ottoman phát xuất từ Thổ Nhĩ Kỳ, tràn ngập Ấn Độ, rồi tràn lan qua Đông Nam Á, bị Vatican đặt ba tiền đồn ngăn chận. Tiền đồn thứ nhất là Goa tại Ấn Độ để trừng phạt tất cả các tôn giáo không phải là Ca-tô giáo qua “Tòa Án Dị Giáo”. Tiền đồn thứ hai tại Philippines để án ngữ bành trướng Hồi giáo, chuẩn bị xâm nhập tôn giáo quy mô vào Đông Dương. Tiền đồn thứ ba là Malacca, một pháo đài kiên cố ngăn chận lưu thông Hồi giáo giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đồng thời cũng để làm một nhà kho tồn trử nô lệ. Malacca đã trở thành một “trung tâm buôn bán nô lệ quốc tế”.
Để trừng phạt những kẻ dám chống lại Vatican, người Hồi giáo là mục tiêu đầu tiên làm con dê tế thần cho Vatican về nhu cầu nô lệ trên khắp thế giới. Khi nô lệ Hồi giáo trở nên khan hiếm, Vatican phải bước thêm một bước nữa, là “buôn bán nô lệ Phi châu”. Hầu hết người Phi châu là những người vô tội trong cuộc chiến của Vatican. Goa cũng là một địa điểm rất thuận lợi cho Albuquerque từ Ấn Độ tới lui Phi châu để săn bắt hoặc mua nô lệ về bán lẻ.
Trước khi đặt ba tiền đồn tại châu Á, giáo hoàng Nicholas V đã tung ra hai giáo chỉ: Dum Diversas (1452), và Romanus Pontifex (1454), để mở đường cho Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
[Chúng tôi cho phép quý vị (vua Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) qua các tài liệu này, với sự đồng ý của Cơ Quan Tông Đồ của chúng tôi, quý vị được toàn quyền và được tự do xâm lược, được tự do tìm kiếm, bắt giữ, và chinh phục tất cả các dân tộc Man Di Mọi Rợ (Saracens), các dân tộc Dị giáo (Pagans), những người không tin Chúa và những kẻ thù của Chúa, ở bất cứ nơi nào, cũng như tại đế quốc của họ, tại lãnh địa công tước của họ, tại lãnh địa quận, công thổ và tại các tài sản khác của họ (...) và quý vị được phép tướt đoạt quyền làm người của họ và biến họ thành những người nô lệ vĩnh viễn.
We grant you (Kings of Spain and Portugal) by these present documents, with our Apostolic Authority, full and free permission to invade, search out, capture, and subjugate the Saracens and Pagans and any other unbelievers and enemies of Christ wherever they may be, as well as their kingdoms, duchies, counties, principalities, and other property (...) and to reduce their persons into perpetual servitude (slavery)][6]
Giáo chỉ Romanus Pontifex là giáo chỉ theo sau giáo chỉ Dum Diversas, để xác nhận thêm một lần nữa với chính phủ Bồ Đào Nha về đất đai họ đánh chiếm trong thời kỳ khám phá (Age of Discovery); cho phép Bồ Đào Nha bắt nô lệ và đánh chiếm đất đai phía Nam đảo Cape Bojador tại Phi châu; cùng lúc khuyến khích Bồ Đào Nha đánh chiếm đất đai của người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ (Sacracen Turks) và đất đai của người không phải đạo Chúa (non-Christians); cấm các quốc gia Thiên Chúa giáo khác xen vào quyền lợi buôn bán nô lệ của Vatican; làm nổi bật thắng lợi của Bồ Đào Nha đối với Hồi giáo Bắc Phi; lập lại huấn lệnh không được cung cấp vũ khí chiến tranh, hoặc các kim loại chế tạo vũ khí cho người Hồi giáo và người ngoại giáo…
Sau khi ổn định tình hình tại Goa, Malacca, và Philippines, Vatican, cùng với Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, bước thêm bước kế tiếp, là dòm ngó Trung Quốc và Việt Nam.
▪ DỰNG ĐỨNG CÂU CHUYỆN ĐỂ VU KHỐNG ĐỨC PHẬT THÍCH CA
Chiến thuật của người Âu châu khi muốn đánh chiếm Á châu, trước nhất là họ phải thôn tính Trung Quốc. Muốn thôn tính Trung Quốc thì họ phải tìm một cửa ngỏ. Tại của ngỏ đó, họ sẽ xây dựng thành lũy làm căn cứ chính yểm trợ hậu cần. Vì thời Trung Cổ, người ta không thể dùng thuyền buồm làm căn cứ từ ngoài biển như Hạm Đội 7 của Mỹ ngày nay. Cửa ngỏ vào Trung Quốc thuận tiện nhất ở trên bộ là Đông Dương gồm ba nước Việt, Miên, Lào. Cố vấn Lầu Năm Góc, Tiến Sĩ George C. Herring đã cho biết như vậy trong quyển America’s Longest War, với một dự án của Mỹ mang tên “Open-door policy in China” hồi Thế Chiến II [34].
Tương tự như vậy, muốn thống trị châu Á, Vatican chọn Việt Nam làm bàn đạp.
Năm 1614, có một người Bồ Đào Nha tên là Jao Da Cruz lập một xưởng đúc súng tại Thợ Đúc gần Huế. Ông được chúa Nguyễn cấp giấy phép để xây một ngôi nhà thờ, và nhà thờ bắt đầu tiếp nhận các nhà truyền giáo ngoại quốc. Tháng Giêng năm 1615, có một linh mục người Ý tên là Francesco Buzomi tới cửa Hàn. Vị linh mục này tháp tùng một số người khác tới từ Nhật. Họ ở lại Thợ Đúc một thời gian, rồi rời khỏi cửa Hàn, chỉ để lại linh mục Buzomi.
Ở lại cửa Hàn một mình, linh mục Buzomi đã tìm mọi cách học nói tiếng Việt trực tiếp với các thiếu nhi. Mỗi khi ông đi đâu thì con nít đi theo ông một dọc dài nhằng… Tuy nhiên, thay vì bực mình, ông lại vui vẻ tiếp xúc bọn trẻ. Một thời gian sau ông được trẻ em dạy nói một số tiếng “bồi”, và trẻ em cũng học được từ ông một vài tiếng Ý. Chỉ một thời gian ngắn, ông đã dám đi dạy đạo tới tận Quảng Nam và Bình Định. Con chiên thuộc hạng dân quê cũng theo ông khá đông. Họ không cần giáo lý gì cả, họ chỉ cần có một ông râu trắng, tóc trắng, giống như ông “tiên trên trời”, là họ thích lắm.
Thuở ấy, người Việt Nam rất mê tín. Cả làng thường đánh chiên đánh trống om sòm để hỗ trợ cho mặt trăng hoặc mặt trời khỏi bị nuốt hoàn toàn mỗi khi có hiện tượng nhật thực hoặc nguyệt thực. Họ nói nếu mặt trăng hoặc mặt trời bị nuốt hoàn toàn, thì năm đó sẽ bị thất mùa, không đủ lúa gạo để ăn. Tiếng Hán Việt: Mặt trăng nuốt (che lấp hoặc “ăn”) mặt trời, gọi là “nguyệt thực”, và mặt trời nuốt (che lấp hoặc “ăn”) mặt trăng, gọi là “nhật thực”.
Mỗi lần sắp có hiện tượng nhật thực hoặc nguyệt thực, các nhà truyền giáo thường lợi dụng sự mê tín của người dân để “cấy” vào đầu óc họ đạo Thiên Chúa. Các nhà truyền giáo xem lịch Tây để biết trước ngày tháng nhật thực, nguyệt thực, rồi thách thức các quan lại Việt Nam mở cuộc “đánh cá”. Nếu họ nói đúng ít nhất 8 ngày trước khi nhật thực hoặc nguyệt thực xảy ra, thì ông quan Việt Nam phải trả giá bằng cách “học một khóa kinh thánh”. Đây là một lối truyền đạo “rẽ mạt”, nhưng kết quả rất thu hút người mê tín. Sau khi thắng cuộc, họ chẳng những được coi là một chiêm tinh tài ba, mà còn được coi là một “ông tiên từ trên trời bay xuống”, biết trước được quá khứ vị lai. “Đức tin” được bắt đầu bằng sự lường gạt là như vậy!
Việc lợi dụng sự chất phác của người dân đã xảy ra trước khi Alexandre de Rhodes tới Việt Nam, tuy nhiên mối hiểm họa Ca-tô giáo chưa trở thành trầm trọng cho đến khi Alexandre de Rhodes tới Việt Nam. Lúc này đất nước đang chia đôi: Chúa Trịnh cai trị xứ đàng Ngoài (Tonkin), Từ sông Gianh ra Bắc; chúa Nguyễn cai trị xứ đàng Trong (Annam), từ sông Gianh trở vào Nam (Annam từ sông Gianh trở vào Nam chỉ tới khoảng Bình Định).
Khoảng năm 1610, nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes tới Đàng Trong. Ký giả người Mỹ, Stanley Karnow, viết về cuộc hành trình của Alexandre de Rhodes như sau:
Stanley Karnow rất rõ ràng. Ca-tô giáo đi tới đâu, là họ mang đầy tham vọng đánh chiếm thuộc địa tới đó. Tới Việt Nam, Dòng Tên đã nhanh chóng tuyển dụng người giúp Alexander de Rhodes làm việc gấp đôi, cố gắng chuyển hai tiểu quốc Annam và Tonkin thành hai quốc gia Ca-tô giáo, cùng lúc khám phá tiềm năng và tài nguyên của họ. Đó là những bước quan trọng nhất của Vatican trong sự thôn tính bằng quân sự lẫn chính trị Đông Dương sau này.
Dòng Tên không giống như các họ đạo khác, chỉ đặc biệt làm công việc cải đạo. Nỗ lực trước tiên của Dòng Tên là in ấn “Phép Giảng Tám Ngày,” một văn bản tiếng Việt đầu tiên.
Năm 1620, Rhodes tới Hà Nội. Tuy nhiên hội truyền giáo dòng tên đã được thành lập tại Hà Nội từ năm 1615. Trong thời gian Alexandre de Rhodes ở Hà Nội, Đàng Ngoài đang dưới sự cầm quyền của chúa Trịnh Tùng và Trịnh Tráng. Năm 1624 ông được Vatican gởi tới East Indies cho tới năm 1627 thì lại được trở về Đàng Ngoài, và lưu lại Đàng Ngoài cho tới năm 1630. Năm 1630, ông bị Trịnh Tráng trục xuất. Tráng nói: “Ca-tô giáo là một hiểm họa”[8] .
Bị trục xuất, Alexandre de Rhodes sang sinh sống tại Macau cho tới năm 1640, thì tới Đàng Trong. Tại Đàng Trong, ông dạy đạo cho tới năm 1649, thì bị Chúa Nguyễn Phúc Lan kết án tử hình. Chúa Nguyễn Phúc Lan cũng nói giống như Chúa Trịnh Tráng: “Ca-tô giáo là một hiểm họa”. Tuy nhiên sau đó Rhodes được giảm bản án tử hình. Rhodes bị trục xuất thay gì bị giết.
Thái độ và tư cách của Rhodes không xứng đáng làm một người truyền bá phúc âm của Chúa Jesus Christ. Mặc dù được đặc ân cho truyền đạo tại Đàng Trong, Rhodes đã kích động người dân chống lại chúa Nguyễn. Giáo sư tiến sĩ sử học Đông Nam Á, Mark McLeod, viết:
Một trong những bằng chứng mà cả hai, Chúa Trịnh Tráng và Chúa Nguyễn Phúc Lan, đã diễn tả Ca-tô giáo là một hiểm họa, vì Ca-tô giáo là đạo của “chiến tranh”, của “thù hận”, và của “xảo quyệt…” Trong suốt hai ngàn năm lịch sử tôn giáo của họ, họ có rất nhiều cuộc “Thập Tự Chinh”, đã tham gia vào việc buôn bán nô lệ với Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đã ăn thịt người[10] , đã giết người một cách tàn nhẫn bằng tòa án dị giáo, đã giết người cùng tôn thờ chung Chúa là Tin Lành giáo[11] … Chiến tranh, thù hận, xảo quyệt… đối với luân lý đạo giáo Á châu, người Á châu không thể chấp nhận sự hiện diện đó trong tôn giáo. Một đoạn “Kinh Thánh Cựu Ước” (Isaiah 13:15-18) đã viết những gì họ đã và đang làm:
▪Tìm thấy người nào thì đâm người đó, tất cả ai bị bắt sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm.
▪Trẻ sơ sinh của họ sẽ bị bằm nát trước mặt họ, nhà của họ sẽ bị cướp, vợ của họ sẽ bị hãm.
▪Nghe này, ta khuấy động Medes, là người không cần bạc, là kẻ chẳng thích vàng.
▪Cung tên của họ sẽ tiêu diệt bọn trẻ, không tha trẻ trong tử cung, không chừa trẻ ngoài tử cung.
Để chứng minh cho sự khơi động chiến tranh, thù hận, và xảo quyệt trong đạo Ca-tô giáo, giáo sĩ Alexandre de Rhodes đã thể hiện một cách rõ ràng trong bài giảng đầu tiên của ông được viết bằng chữ quốc ngữ, là “Phép Giảng Tám Ngày”. Trong Phép Giảng Tám Ngày, Alexandre de Rhodes đã dựng đứng ra câu chuyện không có thật trong bất cứ kinh sách nào của Phật Giáo, để xuyên tạc, bôi bẩn, vu khống, và đòi “đốn ngã” Đức Phật Thích Ca. Đoạn văn nầy được ghi lại trong sách “Hoa Sen Trong Biển Lửa” của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh:
[Chúng ta hãy bắt đầu nói đến đạo này mà nguồn gốc ở Ấn Độ. Sự sai lầm của đạo này biểu lộ ra ngay tức khắc từ chính nguồn gốc của nó.
Vào khoảng 3 ngàn năm sau khi tạo thiên lập địa, ở Ấn Độ có một ông vua tên là Timphan có một người con rất thông minh, nhưng rất kiêu ngạo, người này lấy con gái độc nhất của một ông vua lân bang, rồi một mình đi tu, không được vợ con chấp thuận. Ông ta tu theo ma thuật, không biết để được người ta khen ngợi hay để có thể tranh luận dễ dàng hơn với các lão tà đạo. Ông học theo các lão Alala và Calala và đứng giữa hai lão này. Hai lão bèn dạy cho ông đạo Vô Thần và đặt tên là Thích Ca.
Khi ông ta muốn đem cái đạo Vô Thần ấy, cái đạo nghịch thường ấy dạy cho người ta ai cũng xa lánh ông. Thấy vậy, ông ta cùng với hai lão kia dạy một thứ đạo mới đầy rẫy những chuyện hoang đường để níu kéo một ít đệ tử. Ông ta dạy thuyết luân hồi và sự thờ cúng các thần tượng, cho mình là thần tượng cao nhất trong các thần tượng, làm như ông ta là đấng tạo hoá, là chúa tể trời đất... Bằng những câu hoang đường và những câu phù chú, ấn quyết, ông ta bắt thiên hạ phải điên cuồng đến độ buộc họ phải chấp nhận sự thờ cúng các thần tượng, hứa hẹn cho kẻ nào thờ cúng thần tượng, dù kẻ đó ngày hôm nay là kẻ hạ tiện nhất sẽ được tái sanh làm con vua nhờ luân hồi... Còn đối với các đồ đệ thân tín, ông dẩn họ đến vực thẳm của vô thần... Tất cả đều từ hư không mà ra, rồi trở lại về hư không.
Đạo ấy có hai mặt. Mặt ngoài là sự thờ cúng vô luân các thần tượng, với vô số những câu chuyện hão huyền, các bài hát phù chú, nó lôi kéo dân chúng vào sự thờ cúng thần tượng nhảm nhí, phạm vào vô lượng tội ác. Mặt thứ hai, mặt trong, còn tệ hại hơn nhiều, đó là nọc độc. Cho nên Khổng Tử, người thông thái nhất của dân Tàu, gọi sự thờ cúng thần tượng là đạo của bọn mọi rợ...]
Về Phật giáo ở Trung Hoa, Alexandre de Rhodes viết:
[Các người có thể hỏi: tại sao sự thờ cúng thần tượng đó có thể truyền bá ở Trung Hoa, bởi vì sự thờ cúng đó phát sinh ở Ấn Độ, xứ mà người Trung Hoa coi như là một xứ thô lỗ dã man? Người ta trả lời rằng người Trung Hoa dĩ nhiên văn minh hơn các bộ lạc Ấn Độ nhiều về lĩnh vực khoa học và tâm linh cũng như về lĩnh vực thể xác. Trước hết, người Ấn Độ rất ngu dốt về khoa học, sau đó về sự chăm sóc thể xác. Họ thường ở trần, ở lỗ (...) Khổng Tử có báo trước trong sách của ông ta rằng phải đi tìm một vị thánh tại đất phương Tây. Vua Trung Hoa Hán Minh Đế đọc được sách đó đã nghe được lời khuyên của Thượng Đế đi tìm đạo chân chính tại miền Đại Tây. Chính vì vậy mà nhà vua mới sai một ông quan lớn nhất triều đình đi tìm. Sau một cuộc hành trình dài mấy tháng, ông quan này đến Ấn Độ, xứ mà người Trung Hoa cho là phương Tây. Nhưng mà đây chưa tới được nửa đường của Đại Tây. Vì quá mệt mỏi và vì đường đi quá khó khăn, ông ta không muốn đi xa hơn nữa. Ông ta bèn hỏi thăm xem ở Ấn Độ có một thứ đạo nào để mang về cho vua Trung Hoa chăng. Người ta mới nói với ông quan đó về thứ đạo vô luân của Thích Ca. Ông quan sung sướng mang đạo đó về từ phương Tây vĩ đại].
Tuy nhiên, Ca-tô giáo vẫn được dung nạp. Sau đó chúa Nguyễn xác nhập vùng đất Sài Gòn Gia Định vào Đàng Trong; và kế đến là Nguyễn Huệ khởi nghĩa đánh tan bốn đạo quân của chúa Trịnh, chúa Nguyễn, quân Xiêm, và đội quân nổi tiếng của tướng Sầm Nghi Đống Nhà Thanh, rồi lên ngôi hoàng đế và thống nhất đất nước… Không được bao lâu thì Nguyễn Huệ chết vì bệnh, truyền ngôi lại cho con là Nguyễn Quang Toản. Toản lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh.
Sau đó chúa Nguyễn Phúc Ánh cấu kết với các nhà truyền giáo Tây Phương, trong đó có giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine). Sự cấu kết với các linh mục Ca-tô giáo đã mang tới một đại nạn mà tiên đế Nguyễn Phúc Lan đã cảnh cáo: “Ca-tô giáo là một hiểm họa”.
Tên giáo gian Bá Đa Lộc, thay vì tới Pháp viện binh để đánh vua Cảnh Thịnh, ông đã thuyết phục vua Pháp, Louis XVI, đánh chiếm Việt Nam!.. Lúc đó vua Louis XVI từ chối đánh chiếm Việt Nam, nhưng bằng lòng cho quân Pháp đang đóng tại Ấn Độ đến giúp chúa Nguyễn với điều kiện là Pháp ký kết với Bá Lộc: Chúa Nguyễn phải nhường đứt đảo Côn Sơn và cảng Hội An cho Pháp. Pháp được tự do buôn bán trên toàn cỏi Việt Nam. Bá Đa Lộc đã ký hiệp định đó.
Khi Bá Đa Lộc từ Paris về tới Goa (Ấn Độ), đại diện vua Louis XVI của Pháp tại Goa đơn phương hũy bỏ hiệp ước. Tại Goa, Bá Đa Lộc tuyển mộ được một số lính Pháp đào ngủ, và mua được một số súng đạn Tây phương. Nhờ số súng đạn và lính Pháp đào ngũ, Nguyễn Phúc Ánh đã tiêu diệt được vua Cảnh Thịnh, rồi lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long.
Tuy nhiên Ca-tô giáo vẫn chưa làm gì được vua Gia Long cho tới khi Gia Long chết, truyền ngôi lại cho Minh Mạng. Tới thời vua Minh Mạng, thì Ca-tô giáo mới có cơ hội lần đầu tiên để ra tay… Do đó, giặc Ca-tô thật sự đã bí mật xảy ra dưới thời vua Minh Mạng, không phải dưới thời vua Thiệu Trị hoặc Tự Đức, như nhiều người đã lầm.
Khi đang viết bài này, một nhà báo Ca-tô giáo người Mỹ, tên là James Foley bị người Hồi giáo Isis cắt đầu bằng một con dao găm, khi Foley bị bắt làm con tin. Điều này đối với người Ca-tô giáo và Hồi giáo không có gì lạ. Họ từng giết nhau cho tới máu ngập lên tới đầu gối (nguồn: Crusades của Terry Jones và Alan Ereira, BBC Books Enterprises, 1995). Chỉ cách đây hơn 100 năm, tòa án dị giáo của Vatican tại Ấn Độ còn tàn nhẫn nhiều hơn… Người đạo Chúa, đặc biệt là người Ca-tô giáo và Hồi giáo không có khả năng cảm hóa con người bằng bằng giáo lý của Chúa, nhưng họ rất xảo quyệt dùng chiến thuật xâm nhập tôn giáo vào bộ máy chính quyền nạn nhân. Họ đã lập đi lập lại nhiều lần tại nhiều quốc gia Đông Nam Á.
Lịch sử Việt Nam sẽ ghi nhớ “đời đời” ba lần âm mưu xâm nhập tôn giáo vào bộ máy chính quyền Việt Nam của Ca-tô giáo.
▪ XÂM NHẬP TÔN GIÁO VÀO BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN VN LẦN THỨ I (1802-1835)
Sau khi thống nhất đất nước, Nguyễn Huệ sửa soạn cưới con gái của vua Càng Long làm một thứ phi (Công Chúa Ngọc Hân là đương kim hoàng hậu). Sự thống nhất đất nước của Nguyễn Huệ làm cho Vatican rất tiếc. Mặc dù tiếc, Vatican không dám đụng tới Nguyễn Huệ.
Qua báo cáo của các nhà truyền giáo, Vatican biết rất rõ vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh, trên danh nghĩa thuộc về Campuchia, nhưng trong thời gian nầy gần như còn hoang vu. Vùng này sẽ trở thành một vựa lúa phì nhiêu của nhiều giống dân tạp chủng như Ấn, Thái, Mã Lai, Việt, Miên, Lào, Tàu… Nhất là mỗi khi có một tàu “Minh Hương” tới xin tị nạn, Chúa Nguyễn luôn chỉ đường cho họ tới vùng Sài Gòn, Gia Định để định cư và lập nghiệp, vì trong thời gian này cọp beo, voi, trâu rừng, heo rừng… còn đầy rẫy, rất cần được khai phá trước khi đặt bộ máy chính quyền vĩnh viễn. Thấy trước mối lợi, Vatican đã dốc toàn lực truyền giáo tại đây.
Vì bất thình lình bị Nguyễn Huệ thống nhất lãnh thổ, phỏng tay trên, Vatican trở thành thù oán Nguyễn Huệ. Vì biết không lợi dụng được Nguyễn Huệ, Vatican đã âm thầm nhờ Bá Đa Lộc tìm đủ mọi cách để giúp Chúa Nguyễn Phúc Ánh tiêu diệt vua Cảnh Thịnh, trước là để lấy lòng chúa Nguyễn Phúc Ánh, sau là để tạo một cơ hội mới, tách rời Miền Nam ra khỏi Việt Nam.
Trước khi sang Pháp, thế tử Cảnh đã bị Bá Đa Lộc “dụ” vào đạo Ca-tô, vì chính sách xâm nhập tôn giáo của người Ca-tô rất rõ ràng. Họ đã lập đi lập lại nhiều lần, như tại Thái Lan, tại Trung Quốc… xâm nhập tôn giáo vào bộ máy cai trị là một đòn thâm độc, mà Chúa Nguyễn Phúc Ánh quá thờ ơ vì thế tử Cảnh bị mắc bẫy quá sớm khi Nguyễn Phúc Ánh vẫn còn là Chúa.
[Giám Mục (Bá Đa Lộc) lợi dụng sự dễ dãi đối với đạo Thiên Chúa trong vùng kiểm soát của chúa Nguyễn Phúc Ánh để cải đạo Thế Tử Cảnh, con trưởng của Ánh; và Tống Phúc Đảm, một ông quan lớn của triều đình, thành người đạo Ca-tô giáo. Cả triều đình chúa Nguyễn Phúc Ánh bị “shock” khi thế tử Cảnh từ chối các nghi lễ truyền thống trước bàn thờ tổ tiên][12] .
Khi Bá Đa Lộc mang thế tử Cảnh theo làm con tin, sang Pháp xin cứu viện. Dã tâm của Vatican được chứng minh qua tên “giáo gian” Bá Đa Lộc. Bá Đa Lộc đã thuyết phục thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam vì tham vọng thuộc địa, được các nhà viết sử Tây Phương ghi lại:
[Giám Mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) đến Verseilles đầu năm 1787, cung cách ngoại lai của ngài làm mọi người luôn chú ý… Lúc đó Pháp đang trong thời kỳ gần sụp đổ hệ thống tiền tệ. Trước tiên, vua Louis XVI bác bỏ ý kiến mạo hiểm và hao tốn, nhưng Bá Đa Lộc cảnh cáo là Anh Quốc sẽ vồ lấy Việt Nam nếu Pháp tiếp tục chần chờ. Ngay lúc đó, Bá Đa Lộc liền đưa ra một kế hoạch đánh chiếm Việt Nam, ngay cả việc phát hoạ chính xác kế hoạch tổ chức quân đội cần thiết để Pháp có thể đánh chiếm một cách dễ dàng đến vua Louis XVI][13] .
[Mặc dầu được tiếp đón như một đặc ân, Bá Đa Lộc có một mục đích sâu sắc riêng. Ông đi Pháp với mục đích vận động hành lang cho một chương trình đầy tham vọng – đó là một điềm tốt về Một Đế Quốc Thiên Chúa tại Châu Á cho Thuyết Tạo Hoá. Ông chết trước khi giấc mộng thành tựu, nhưng với những lời thẳng thắn, ông đã vận động Pháp đánh chiếm Việt Nam một trăm năm sau][13] .
[Đã từ lâu, giám mục Bá Đa Lộc luôn nuôi nấng tư tưởng dựng lên một Đế Quốc Thiên Chúa (Catolic Empire) tại Á Châu, và lý luận rằng sự thắng thế một cách từ từ của chúa Nguyễn, với sự trợ giúp của ông là một giám mục Ca-tô giáo, sẽ đóng một vai trò quan trọng đem lại nhiều lợi ích cho đạo Ca-tô][14] .
Khi sắp chết, vua Gia Long quyết định lập Hoàng Tử Đởm, là con của một thứ phi lên làm vua. Tuy nhiên quan đại thần Lê Văn Duyệt can gián, cho rằng Hoàng Tử Cảnh là người có công lớn đối với hoàng tộc, và đề nghị lập con của Hoàng Tử Cảnh là Nguyễn Phúc An Hoà. Đề nghị này đã làm Hoàng Tử Đởm, sau này là vua Minh Mạng, nuôi mối thù trong lòng. Nhưng Minh Mạng không làm gì được Lê Văn Duyệt khi uy thế của Lê Văn Duyệt quá lớn. Năm 1832, Lê Văn Duyệt chết, Minh Mạng xuống chiếu cho bãi chức tổng trấn thành Gia Định, chia Miền Nam thành 6 tỉnh (Nam Kỳ Lục Tỉnh) rồi cắt quan lại vào cai trị. Mỗi tỉnh đều có Tổng Đốc, Bố Chính, và Án Sát. Thành Gia Định được đổi ra Thành Phiên An thuộc tỉnh Gia Định. Các quan mới trấn thủ thành Phiên An gồm có: Nguyễn Văn Quế làm Tổng Đốc, Bạch Xuân Nguyên làm Bố Chính, và Nguyễn Chương Đạt làm Án Sát.
Bố Chính Bạch Xuân Nguyên nói ông phụng mật chỉ của vua Minh Mạng truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt. Rồi Bạch Xuân Nguyên hạch hỏi nhiều người trong gia tộc Lê Văn Duyệt, lập thành một hồ sơ dày cộm trình lên Minh Mạng kể rất nhiều tội của Lê Văn Duyệt và viết sớ xin Minh Mạng chém đầu 16 người trong gia tộc và trừng trị cố Tổng Trấn Lê Văn Duyệt. Trong lúc hạch hỏi, Nguyên và Quế còn dùng những lời lẽ xấc xược, chẳng kiêng nể một bậc đại công thần của tiên đế… Không thể dằn được, Lê Văn Khôi bắt đầu lớn tiếng, rồi toàn thể gia tộc Lê Văn Duyệt đều bị bắt giam vào ngục. Trong ngục thất, Khôi gặp lại 27 người bạn từng làm loạn với Khôi ở Bắc Kỳ, bị phát vãng vô Nam. Những người này có bí mật liên lạc với bên ngoài, là quân giải phóng, đang tổ chức một trận đánh cướp ngục.
Một cuộc cách mạng bùng nổ. Đêm 10.05.1833 (có nơi ghi là 05.07.1833), ngục thất bị phá tan. Sau đó Khôi và phó vệ Nguyễn Văn Bột, ấm tập Tân Bảo, vệ uý Thái Công Triều, phó vệ uý Lê Đắc Lực, phó quản Đặng Vĩnh Ưng, cùng với một số đồng chí khác, đột nhập dinh Bố Chánh bắt cả nhà Bạch Xuân Nguyên, nhưng Nguyên trốn thoát. Khi đoàn quân của Khôi ra tới cửa dinh gặp đoàn quân đến cứu Nguyên, đoàn quân này cũng bị Khôi đánh tan. Tổng Đốc Nguyễn Văn Quế đang có mặt trong đoàn quân cũng bị giết. Cũng đêm hôm đó, quân của Khôi tập nã bắt sống được Bạch Xuân Nguyên và Nguyễn Chương Đạt.
Hôm sau, xác chết của Nguyễn Văn Quế và hai xác sống của Bạch Xuân Nguyên và Nguyễn Chương Đạt được bó thành 3 cây đuốc, dựng đứng và đốt trước bàn thờ của cố Tổng Trấn Tả Quân Lê Văn Duyệt. Một buổi lễ tế cáo Trời Đất và thệ nguyện trước bà thờ của ngài tả quân gồm có Đại Nguyên Soái Lê Văn Khôi, Quản Trung Quân Thái Công Triều và Lê Đắc Lực, Quản Tiền Quân Nguyễn Văn Đà và Nguyễn Văn Tông, Quản Tả Quân Dương Văn Nhã và Hoàng Nghĩa Thư, Quản Hữu Quân Võ Vĩnh Tiền và Võ Vĩnh Tài, Quản Hậu Quân Võ Vĩnh Lộc và Nguyễn Hữu Bột, Quản Thuỷ Quân Lưu Tính và Trần Văn Tha, Quản Tượng Quân Nguyễn Văn Tâm và Nguyễn Văn Chân… cùng với nhiều quan chức được đặt ra để trông nom các địa hạt hành chính và quân sự ở các nơi.
Để biểu dương chính nghĩa, Lê Văn Khôi tuyên bố lật đổ triều đại Minh Mạng, lập lại dòng con trưởng Hoàng Tử Cảnh, đưa con của Hoàng Tử Cảnh là Nguyễn Phúc An Hoà lên làm vua.
Về phía vua Minh Mạng, sau khi nghe tuyên bố của Lê Văn Khôi, Minh Mạng đem Nguyễn Phúc An Hoà và bà mẹ của An Hoà ra chém đầu, rồi cấm truyền đạo Ca-tô còn gắt gao hơn.
Sau lời tuyên bố cuộc khởi nghĩa, Khôi được dân chúng ủng hộ đông đảo. Chỉ vài ngày sau cuộc khởi nghĩa, quân dân Miền Nam hưởng ứng khắp nơi, chỉ trong vòng một tháng, Nam Kỳ Lục Tỉnh hoàn toàn vào tay của Khôi.
Về tôn giáo, Khôi còn mời các linh mục Ca-tô đến trú ngụ trong thành Phiên An để được che chở, và tuyên bố Ca-tô giáo sẽ được bảo vệ. Các nhà truyền giáo Ca-tô trước đó cũng đã kêu gọi ủng hộ chi hệ Hoàng Tử Cảnh, lời kêu gọi cũng được sự hỗ trợ của tổng trấn Lê Văn Duyệt.
Khôi cũng kêu gọi hỗ trợ của vua Thái Lan là Rama III và được ủng hộ. Rama III cho quân sang đánh Hà Tiên, An Giang, và các toán quân của Minh Mạng đóng rải rác tại Lào và Miên.
Sau hai năm chiến tranh, quân triều đình có vẻ không thắng được quân của Khôi. Bộ tham mưu chỉ huy mặt trận của triều đình Huế thay đổi chiến lược. Sử gia Phạm Văn Sơn viết:
[Bộ tham mưu hành quân của Minh Mạng đưa ra mưu kế thâu dụng các binh sĩ đầu hàng còn khoẻ mạnh, ưu đãi các giáo dân (cho tiền và gạo) để họ trở lại Phiên An dụ dỗ các người đồng giáo với họ và tung ra một số người bí mật vào thành trong đêm tối][15] .
Sau đó Lê Văn Khôi chết. Theo sử gia M. Gaultier, Khôi chết vì bị đầu độc. Quân cách mạng đưa con trai của Khôi là Lê Văn Cu, 8 tuổi, lên thay. Phụ tá của Cu là Nguyễn Văn Chân, làm tổng chỉ huy quân cách mạng.
Tuy vậy quân của vua Minh Mạng vẫn còn phải gian nan vất vả thêm suốt một năm nữa mới dẹp yên được cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi.
Ngày 08.09.1835, quân của Minh Mạng tấn công ồ ạt các cửa thành với các tướng tài ba như Trần Văn Năng, Trương Minh Giảng… Trưa hôm đó thành Phiên An thất thủ. Trong số những người chiến bại, là 6 lãnh tụ bị bắt có Lê Văn Cu 8 tuổi và Cố Du tức Marchand. Họ bị nhốt vào cũi và đem về dâng cho vua Minh Mạng để xử vào tội lăng trì. Quân dân trong thành bị giết tất cả là 1831 người hợp táng vào một nơi gọi là “mã ngụy”. Thành Phiên An bị sang thành bình địa.
Bàn về sự tham gia của đạo Ca-tô vào việc nổi dậy của Lê Văn Khôi, Phạm Văn Sơn viết:
…cũng như với các người ngoại quốc, họ Lê không để mất lòng ai, do đó uy tín của nước Việt Nam vang dội ra ngoài khá xa. Như vậy thì họ Lê bị “minh tru”, giới Thiên Chúa có lẽ nào vô tình? Nhiều người đã mang thư của Khôi đi tìm Giám Mục Taberd lúc đó ở Chantaboun có ý mời Giám Mục về Phiên An tiếp tay cho quân khởi nghĩa. Mưu đồ này bị chận đứng ở ngoài khơi Phú Quốc, nhưng sự kiện trên đây đã làm cho Minh Mạng hoảng sợ, và từ đó đã thi hành mọi biện pháp quyết liệt với các giáo sĩ và tín đồ. Có điều khiến ta ngạc nhiên trước vấn đề giáo dân Gia Định tham gia cuộc cách mạng ở thành Phiên An, là một số đại diện Thiên Chúa Giáo thuở ấy cũng như gần đây, đã cực lực phủ nhận. Họ nói Cố Du bị ép buộc và cả giáo dân cũng bị lôi cuốn theo phong trào khởi nghĩa, Thiên Chúa có bao giờ chủ trương đánh đổ vua chúa! Vô tình hay hữu ý, họ quên rằng trong các chính cương hay lý tưởng của đạo Thiên Chúa đã có thực chất cách mạng vì phải có chiến đấu cho công bằng và bác ái của loài người, thì cái đức công bằng và bác ái đó dung hoà thế nào được với cái gì là độc tài, phong kiến, chuyên chế? Đạo Thiên Chúa ngót 20 thế kỷ trước đã bị vua chúa Tây Phương đàn áp cũng vì nó cấp tiến, vì nó muốn dẹp những mối bất bình và bất công trong xã hội loài người cũng như lý thuyết Khổng Mạnh ở Á Đông đã chủ trương Nhân Trị, Đức Trị, và Dân vi quý, quân vi khinh, khiến những lãnh tụ của nó là Chúa Gia-Tô, là Khổng Khâu đã bị chà đạp thảm bại lúc sinh thời và đều chỉ thành công với thế hệ hậu sinh… Giáo dân Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử đã bị ngược đãi trong đức tin của mình, lại có ân nhân bị sỉ nhục quá đáng, luôn luôn bị chánh quyền đoe doạ đàn áp, sao có thể bó gối ngậm tăm được? Trước phong trào nổi dậy này, sử gia M. Gaultier cương quyết nói rằng các giáo sĩ và đồng bào Thiên Chúa ở Nam Phần thuở đó dám dự vào cuộc cách mạng của Lê Văn Khôi và sau khi lý luận về tôn chỉ của Thiên Chúa Giáo, M. Gaultier nhìn vào thực tế mà đặt ra câu hỏi này:
…Ngoài ra liệu ta có thể tưởng tượng rằng, giữa những giông tố làm rung động toàn quốc hồi đó, giáo dân và các giáo sĩ của họ có thể bàng quan toạ thị, có thể yên lặng mà nghiền ngẫm đạo Chúa là đạo nhất thể, hoặc Thượng Đế với Chúa chỉ là một để đừng nghĩ rằng còn có một vấn đề quan trọng hơn và những ưu tư về chiến tranh chẳng khuấy động sự bình thản của họ sao? Và theo ý chúng tôi ngày nay, nếu giáo đường Miền Nam bây giờ phải chối cãi sự tham gia vào cuộc khởi nghĩa không khỏi là muốn tránh sự hận thù và khủng bố của chánh quyền thuở ấy. Như vậy những giấy tờ cực lực cải chính việc trên đây, trong khi Minh Mạng thẳng tay đàn áp Thiên Chúa, nếu dùng vào việc viết sử ắt phải hết sức thận trọng[16] .
Trong trận đánh tại An Giang, sử gia Phạm Văn Sơn viết:
[Trong đám hải quân này có 2 ngàn giáo dân người Việt dưới quyền một linh mục tên là Nguyễn Văn Tâm tham gia trận An Giang. Họ chiến đấu rất hăng bên cạnh người Tàu, Tim, và Mã Lai nhưng khi quân của Trương Minh Giảng đánh mạnh quá thì nhiều quân Tim ra hàng. Cuộc chiến thắng của quân Việt nhờ vậy được mau lẹ. Đối với tù binh là giáo dân hai tướng của Minh Mạng đã tàn sát dã man không sao tưởng tượng được][17] .
Tiến Sĩ Sử Học Đông Nam Á Mark McLeod đã nghiên cứu và viết:
[Tháp tùng với quân của Thái Lan có 2 ngàn quân “Thập Tự Chinh”, dưới sự chỉ huy của Linh Mục Nguyễn Văn Tâm. Quân của linh mục Nguyễn Văn Tâm bị cánh quân của Trương Minh Giảng đánh bại vào mùa Hè năm 1834][18] .
Và sau cùng Mark McLeod cũng viết lời kết luận. Có lẽ lời kết luận của McLeod đã làm các nhà bình luận Ca-tô Việt Nam không còn có ai chối cãi nữa:
[Mặc dù không có tài liệu nói thẳng về sự tham gia của các nhà truyền giáo Thiên Chúa về cuộc khởi quân của Lê Văn Khôi, nhưng với sự có mặt của Cố Du vào lúc quân Minh Mạng chiếm được thành; với 2 ngàn “Quân Chữ Thập” của Linh Mục Nguyễn Văn Tâm; với sự kiện các nhà truyền giáo bản xứ làm việc dưới sự cố vấn của các nhà truyền giáo Âu Châu; với cuộc điều tra cho thấy trong 499 người nổi dậy có 66 người Thiên Chúa bản xứ; cộng với bức thư kêu cứu gởi cho Monsignor Tabert tại Thái Lan, vì vậy sự tham gia của các giáo sĩ cũng như người Ca-tô giáo địa phương là một điều không thể chối cãi được][18] .
Lần thứ nhất, Ca-tô giáo thành công cải đạo Hoàng Tử Cảnh, nhưng thất bại đưa Hoàng Tử Cảnh lên ngôi vua. Họ cũng thất bại như vậy đối với Nguyễn Phúc An Hòa. Nhìn sâu vào cuộc khởi nghĩa, nếu Lê Văn Khôi không chết sớm, chuyện gì sẽ xảy ra nếu quân của vua Minh Mạng không thắng được quân của Lê Văn Khôi? Có phải Miền Nam đã bị tách rời ra khỏi Việt Nam, thành một quốc gia Ca-tô giáo cha truyền con nối, vì hoàng tử Cảnh đã là một người Ca-tô giáo Dòng Tên từ lâu? Nếu giữ được Miền Nam, họ sẽ dùng Miền Nam làm bàn đạp đánh chiếm Miền Bắc, và cuối cùng Vatican sẽ dùng Việt Nam làm bàn đạp đánh chiếm Trung Quốc theo kế hoạch “Open-door policy in China”, rồi cưỡng bức cải đạo trên toàn cỏi châu Á!
▪ XÂM NHẬP TÔN GIÁO VÀO BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN VN LẦN THỨ II (1884-1955)
Giống như tại Thái Lan[20] và Trung Quốc[19] , Pháp và Vatican tranh thủ lập vua Ca-tô giáo nối ngôi khi vua Tự Đức chết. Trước khi chết năm 1883, vua Tự Đức di chiếu phong ba ông quan lớn nhất triều đình là Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, và Trần Tiễn Thành làm ba ông “Quan Phụ Chính Đại Thần”. Ba ông được vua Tự Đức trao quyền “Tam Ban Triều Điển”, xử tử bất cứ vua nào, con cháu của Tự Đức, thông đồng với giặc Pháp và giặc Ca-tô. Tam ban triều điển là một ân huệ để nhà vua tự xử bằng một trong ba cái chết: thanh gươm (tự đâm vào cổ); mãnh lụa đào (tự thắt cổ); và chén thuốc độc (tự cầm chén thuốc độc mà uống).
Chuyện bốn tháng ba vua xảy ra sau khi Tự Đức Chết. Sau khi vua Tự Đức chết, ba ông quan phụ chính cho họp triều đình, lập Dục Đức, 31 tuổi, lên ngôi.
Sau khi hay tin Dục Đức lên ngôi, Pháp và các giám mục Ca-tô tìm đủ mọi cách để can thiệp nhưng đã quá muộn. Tuy nhiên, sau đó Pháp sắp xếp để giám mục Ca-tô lén vào nội cung rửa tội cho vua Dục Đức.
Vì có đề phòng trước, ông Tôn Thất Thuyết, quan phụ chính đại thần thứ nhất, cho người theo dõi và thâu thập tất cả các dữ kiện. Trong một buổi chầu, ông Thuyết đưa ra đầy đủ chứng cớ. Vua Dục Đức nhận tội, ông Thuyết đưa ra tam ban triều điển, Dục Đức không còn cách nào từ chối, buộc lòng phải chọn chén thuốc độc, chỉ làm vua được vài ngày.
Dục Đức chết, triều đình lập Hiệp Hoà, 36 tuổi, lên thay. Hiệp Hoà làm vua được đôi ba tháng thì cũng bị vướng vào con đường của Dục Đức.
Tuy chọn chén thuốc độc, nhưng vào phút cuối, Hiệp Hoà từ chối uống thuốc. Nhiều người phải đè Hiệp Hoà xuống rồi cạy miệng để đổ thuốc nhưng Hiệp Hoà lại phun bỏ. Rốt cuộc người ta phải bóp cổ và đổ thuốc thêm một lần nữa rồi chờ cho Hiệp Hoà gần tắt thở mới buông tay ra. Lúc đó Hiệp Hoà mới chịu “ực” vào!..
Trần Tiển Thành, ông quan phụ chính thứ ba, vì bị Pháp và các linh mục mua chuộc trong vụ Hiệp Hoà, bị ông Thuyết cho đâm chết tại nhà.
Với tình thế nầy, các linh mục bàn với Pháp, buộc triều đình Huế phải để cho Pháp tham dự và quyết định mỗi khi có việc tôn lập vua mới. Triều đình Huế lại lập Kiến Phúc, 15 tuổi, lên thay. Không bao lâu Kiến Phúc cũng chết. Triều đình Huế nói Kiến Phúc chết bất đắc kỳ tử vì một cơn bạo bệnh mà không rõ chứng bệnh.
Chỉ trong vòng 4 tháng mà hai ông quan phụ chính, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường, đã giết ba ông vua của nhà Nguyễn, do đó có cái tên “Bốn Tháng Ba Vua”.
Sau đó triều đình “lén” lập Hàm Nghi, 13 tuổi, là em ruột của Kiến Phúc lên thay. Pháp buộc tội triều đình tôn lập mà không thông báo. Ông Tường và ông Thuyết nan nỉ, Pháp và các linh mục tạm ngừng chờ giải quyết sau. Trong khi chờ đợi, ông Thuyết thấy không thể sống nổi dưới bàn tay của Pháp và Vatican, hai ông liều mạng làm một cuộc tấn công đồn Mang Cá. Cuộc tấn công bị thất bại, hai ông phải đem vua Hàm Nghi chạy về chiến khu Tân Sở...
Câu chuyện kể trên được tóm tắc từ sách “Việt Sử Tân Biên” của Phạm Văn Sơn, vì sách này căn cứ vào sử liệu Tây Phương làm sáng tỏ rất nhiều nghi vấn mà sử liệu Việt Nam dưới thời Pháp thuộc đã bị bóp méo bởi người Ca-tô giáo nằm vùng trong các triều đình “bù nhìn”. Do sự kinh nghiệm ngày nay, cố gắng của người Ca-tô giáo là tìm đủ mọi cách để sửa đổi lịch sử, nhất là để đánh lạc sự hiểu biết của các thế hệ sau.
Hai câu đối thời đó, không biết ai đã dán lên cổng bộ lại. Hai câu đối này được dân Huế truyền miệng, làm cản trở rất nhiều “mưu mô bẻ cong lịch sử” của người Ca-tô giáo.
Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết, - [Một sông hai nước làm sao nói].
Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường. - [Bốn tháng ba vua hiểu đặng nào].
Một sông là chỉ con sông “Hương”. Hai nước có ý nói kinh thành Huế (Việt Nam) ở phía bên kia con sông, mặt đối mặt với bên này sông là Đồn Mang Cá (trại đóng quân của Pháp).
Vì kêu gọi Hàm Nghi trở về với Pháp không được, Pháp buộc lòng phải đưa “vua Ca-tô giáo” đầu tiên của họ là Đồng Khánh lên làm vua “bù nhìn”. Một loạt các vua Ca-tô giáo bù nhìn được tiếp nối theo sau là Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, và Bảo Đại, cùng với các quan Ca-tô giáo bù nhìn là Nguyễn Thân (tên Việt gian đốt xác cụ Phan Đình Phùng, trộn với thuốc súng bắn xuông Song La); Nguyễn Hữu Bài, trưởng Hội Đồng Giám Mục Ca-tô giáo, cha vợ của Ngô Đình Khôi (Khôi làm Tổng Đốc Quảng Nam cho Pháp); và Ngô Đình Khả (thân sinh của Ngô Đình Diệm) cũng được Đồng Khánh tiến cử vào. Đồng Khánh là ông cố ngoại của Trần Lệ Xuân (vợ của Ngô Đình Nhu), toàn bộ là một lũ Ca-tô phản quốc làm tay sai cho Pháp…
Tóm lại, một vòng rào Ca-tô giáo được thành lập bao quanh ông vua Ca-tô giáo, giống hệt như họ đã từng làm tại Thái Lan và Trung Quốc trước đây. Tất cả các ông vua Ca-tô giáo đều sống nhờ “lãnh lương” của Pháp.
Để dễ nhận diện: Từ Hàm Nghi trở về trước là các vua thật sự của triều đình nhà Nguyễn. Từ Đồng Khánh trở về sau là các ông “vua lãnh lương”, do Pháp và các linh mục lập ra…
Mãi cho tới năm 1933, Franklin D. Roosevelt đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Ông là tổng thống thứ 32, làm việc liên tục bốn nhiệm kỳ. Khi phó tổng thống Henry Agard Wallace chết, Harry S. Truman được tổng giám mục Francis Spellman (lúc này chưa thăng chức Hồng Y) giới thiệu, và được tổng thống Roosevelt chấp nhận cho làm phó tổng thống, thay thế phó tổng thống Henry Agard Wallace đã chết. Phó tổng thống Harry Truman là một người Ca-tô giáo dòng Đền (American Freemason). Nhìn bằng con mắt trí tuệ, người hiểu biết sẽ thấy được sắp xếp của Vatican khi Thế Chiến II bắt đầu.
Trong một phiên họp tại Potsdam, tổng thống Franklin Roosevelt đã tuyên bố trả độc lập cho Đông Dương, gồm ba nước Việt, Miên, và Lào! Nên nhớ lúc này Cộng Sản còn rất yếu. Cộng Sản chỉ là một đảng phái như bao nhiêu đảng phái khác; Tưởng Giới Thạch (Quốc Gia) vẫn đang làm chủ Hoa Lục.
Tuyên bố của Tổng Thống Franklin Roosevelt không làm cho Vatican hài lòng. Trong một bài diễn văn trước quốc hội ngày 01.03.1945, tổng thống Roosevelt đọc:
[Buổi họp Crimean phải tuyên bố chấm dứt hệ thống hành động độc quyền, chia rẽ đồng minh, phân chia ảnh hưởng, cân bằng quyền lực, và tất cả các thứ khác, đã cố gắng hàng thế kỷ qua – nhưng luôn thất bại. Chúng ta phải đề nghị để thay thế những thứ này, bằng một tổ chức quốc tế, mà tất cả các quốc gia yêu chuộng hòa bình, đều được một cơ hội tham dự].
Sau bài diễn văn, Tổng Thống Franklin Roosevelt đột ngột chết mà không tìm ra được nguyên nhân chính xác. Và dĩ nhiên phó tổng thống Harry Truman, một “Ca-tô giáo dòng Đền” lên thay. Sau khi lên làm tổng thống, Harry Truman đảo ngược tất cả những dự định của Tổng Thống Franklin Roosevelt, tức là hỗ trợ thực dân Pháp tiếp tục chính sách thuộc địa tại Đông Dương. Sự hỗ trợ được ký giả Stanley Karnow viết trong quyển “Vietnam a History”:
[Tháng 5.1945, không bao lâu sau khi Tổng Thống Franklin D. Roosevelt chết, Phó Tổng Thống Harry Truman lên thay. Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Edward R. Stettinius xác nhận với Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Pháp Georges Bidault là Mỹ nhìn nhận chủ quyền của Pháp trên bán đảo Đông Dương][21] .
Tại sao Mỹ vừa mới tuyên bố trả độc lập cho Đông Dương chỉ được vài ngày, rồi lại xoay qua ủng hộ chính sách thuộc địa của Pháp tại Đông Dương? Chỉ cần là một người bình thường, không cần một kiến thức chính trị gì cả, ai cũng có thể thấy ngay tức khắc Vatican đã xâm nhập vào chính quyền Mỹ. Đã thay thế Franklin Roosevelt bằng Harry Truman. Truman sẽ ủng hộ Vatican tàn sát dị giáo châu Á…
Lý do Vatican không thể từ bỏ ý định Ca-tô hóa Việt Nam là do sự bắt nguồn từ trước Thế Chiến II. Ngay sau khi hòa ước Patenôtre được ký kết năm 1884 giữa Việt Nam và Pháp, Vatican đã dốc toàn lực Ca-tô hóa toàn cỏi Đông Dương. Nỗ lực này là lý do Vatican đứng ngồi không yên sau khi tình hình chính trị Đông Dương đột ngột thay đổi.
Khởi đầu Thế Chiến II, Đức đánh bại Pháp, lập chánh phủ bù nhìn Vichy thân Đức. Nhật yêu cầu Đức thương thuyết với Pháp cho Nhật vào Đông Dương. Kết quả là Pháp buộc lòng phải chấp nhận. Nhật vào Đông Dương năm 1941. Năm 1945, Nhật bất thần đảo chánh và bắt nhốt tất cả người Pháp vào khám, đưa tới “chương trình Ca-tô hóa Đông Dương của của Vatican nửa chừng bị gãy đổ”. Kế đến là Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 làm Vatican hoảng hốt bám chặc vào chủ thuyết “chụp mũ Hồ Chí Minh là Cộng Sản” (lúc đó Hồ Chí Minh đã “dứt khoát” ngã theo phe Tự Do của Mỹ), trong khi hầu hết những người Quốc Gia khác ngã theo Nhật để chống Mỹ. Tiến sĩ George C. Herring diễn tả buổi lễ chào cờ trong ngày tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945 như sau:
Lập trường ngã theo Mỹ để giãi phóng đất nước của Hồ Chí Minh rất rõ ràng:
[Tất cả người Quốc Gia tại Đông Nam Á đều ngã về phía Nhật, nhưng Hồ Chí Minh thì sợ con Chó Sói Nhật cũng giống như đã sợ con Cọp Pháp. Hồ Chí Minh đã ngã về phía Đồng Minh, hy vọng Đồng Minh đánh bại Nhật, lật đổ chính phủ không uy tín Pháp mang lại độc lập cho Việt Nam. Quyết định của Hồ đã gây căng thẳng với Liên Xô, ngăn cản Cộng Sản Liên Xô chống bành trướng Khối Trục. Mặc dầu căng thẳng với Liên Xô, Hồ Chí Minh vẫn đặt nền độc lập của Việt Nam lên trên tất cả][35].
Liên Xô đối với Việt Nam thì sao? Vietnam a History viết:
[Hồ Chí Minh đã bị mắc mưu. Mỹ, mặc dầu nhận được kêu gọi liên tục của Hồ, vẫn một mực ủng hộ Pháp trở lại Đông Dương. Liên Xô chẳng những không tán thành nền độc lập của Việt Nam, mà còn ra vẻ lãnh đạm, không gởi một quan sát viên nào tới Hà Nội. Họ cũng không liên lạc với đảng Cộng Sản Pháp, mà người lãnh đạo là Maurice Thorez. Phó tổng thống chính phủ de Gaulle, sau này nói: “Tôi không có ý định dứt khoát vị thế của Pháp tại Đông Dương”[33].
Tướng Leclerc lớn tiếng xác nhận “chống Cộng là một công cụ chính trị”:
[Tướng Leclerc, quay trở lại Paris từ Việt Nam, bây giờ mới cảnh cáo rằng “Chống Cộng” sẽ là một công cụ (tool) vô dụng trừ khi các vấn đề của Chủ Nghĩa Quốc Gia (Chủ Nghĩa Dân Tộc) phải được giải quyết][36].
Kết luận về những trích đoạn trên đây cho thấy “chống Cộng là một công cụ chính trị” để Mỹ và Liên Xô che đậy chính sách thực dân kiểu mới; để kích động sự cuồng tín của các con chiên Ca-tô giáo; để “chụp mũ Hồ Chí Minh là Cộng Sản”, để biến Hồ Chí Minh thành phe đối lập để mà chống đối, tạo lý do cho mưu đồ và tham vọng Ca-tô hóa toàn cỏi Đông Dương, mà Avro Manhattan đã viết trong sách “The Vatican-Moscow-Washington Alliance”; cũng là lý do sách Vatican assassins gọi Chiến Tranh Lạnh là “Chiến Tranh Của Giáo Hoàng”; và đây cũng là lý do Avro Manhattan gọi Vatican là tên “điếm” trong sách Khải Huyền chương 17 và 18.
Giáo sư tiến sĩ sử học J. P. Daughton viết về tên điếm Vatican:
[Các quan chức Đông Dương có lý do để tin rằng các nhà truyền giáo và các con chiên cải đạo hài lòng với kế hoạch của họ. Năm 1884, khi Pháp cộng thêm vào hai lãnh thổ bảo hộ là Annam (Trung Kỳ) và Tonkin (Bắc kỳ) vào sở hữu của Pháp tại Nam Kỳ và Campuchia, không những chỉ có các nhà truyền giáo Pháp được đưa vào Việt Nam, mà họ còn vận động đến các ngôi làng Ca-tô giáo đã có sẳn tại địa phương, đẩy mạnh phong trào Ca-tô hóa. Theo dự đoán, hội Société des ètrangères de Paris địa phương đã có hơn 350 ngàn người Ca-tô giáo Đông Dương, phần lớn tại Việt Nam. Thêm vào, các mục vụ truyền giáo còn tạo thành một mạng lưới hành chính sâu rộng, bao gồm 6 đoàn tông đồ (apostolic vicars), hơn 150 nhà truyền giáo Pháp, cộng với hơn 225 linh mục bản địa có thể rao giảng tại hơn 700 nhà thờ hay nhà nguyện (chapels). Để chuẩn bị cho kế hoạch Ca-tô hóa thế hệ tương lai, họ đã điều động 9 chủng viện (seminaries), hơn 600 trường học và trại trẻ em mồ côi, dạy hơn 10 ngàn học viên. Ngoại trừ Philippines, Đông Dương thuộc Pháp lúc đó là khu vực Ca-tô giáo đông nhất Đông Nam Á][22] .
Với một số lượng đầu tư to lớn như vậy vào Đông Dương, thì làm sao Vatican có thể từ bỏ Đông Dương một cách dễ dàng?..
Tuy nhiên, Vatican đã hết thời… Như Đức Phật Thích Ca thường thuyết giảng cho các đệ tử:
“Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, ngay cả các chế độ. Chế độ nào cũng cũng vô thường, cũng được sinh ra, cũng lớn lên, cũng trở thành băng hoại, rồi cũng sẽ đi tới chỗ diệt vong (Sinh, Trụ, Hoại, Diệt)”.
Đạo Ca-tô giáo cũng sẽ không thoát khỏi quy luật đó. Và đạo Phật cũng vậy. Đạo Phật cũng sẽ không thoát khỏi quy luật đó. Tuy nhiên sự tồn tại trong một thời gian ngắn hay trong một thời gian dài, là tùy thuộc vào nhân duyên và quả báo mà tôn giáo đó đã vay, đã gieo trồng trong suốt thời gian “trụ” của luật “Sinh, Trụ, Hoại, Diệt”.
Vatican đã không tiên đoán nổi sự hợp lực của người Cộng Sản và người Quốc Gia trong trận Điện Biên Phủ (Nguyễn Tường Tam chỉ là một bộ phận của người Quốc Gia rời bỏ hàng ngủ chạy về Miền Nam. Một bộ phận lớn người Quốc Gia vẫn còn ở lại và đã hợp tác chặc chẽ với Cộng Sản trong trận Điện Biên Phủ, cho tới ngày Pháp tuyên bố đầu hàng vô điều kiện).
Vì Pháp đầu hàng vô điều kiện trận Điện Biên Phủ, cơ hội Ca-tô hóa Đông Dương lần thứ II của Vatican bị đổ vỡ hoàn toàn. Vatican lại phải xắp xếp kế hoạch mới, với mục đích tách rời Miền Nam ra khỏi Việt Nam trong một cuộc chiến mới, mang tên “Chiến Tranh Lạnh”.
Ca-tô giáo, lần II đã thành công xâm nhập và chiếm toàn bộ đầu não bộ máy chính quyền Việt Nam trong một thời gian khá lâu. Rất may mắn cho Việt Nam, nhờ Thế Chiến II và cuộc đảo chánh của Nhật Bản mà cuộc xâm nhập tôn giáo của Vatican, một lần nữa bị thất bại. Tuy bị thất bại, họ vẫn chưa chịu buông tha nhân dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam vẫn còn phải chịu thêm một lần xâm nhập tôn giáo lần thứ ba nữa, dưới hai chế độ Việt Nam Cộng Hòa I và VNCH II của Ngô Đình Diệm và Nguyễn Thiệu.
▪ XÂM NHẬP TÔN GIÁO VÀO BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN VN LẦN THỨ III (1955-1965)
Bắt đầu từ năm 1946, với sự yểm trợ của Mỹ và Vatican, Pháp âm mưu trở lại Đông Dương, lập ra một loạt các thủ tướng bù nhìn gồm: Nguyễn Văn Thinh, Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Xuân… nhưng các thủ tướng bù nhìn này chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
Trong giai đoạn này, Vatican hoàn toàn bỏ rơi Pháp để chạy theo Mỹ, và buộc phải thu hẹp địa bàn hoạt động. thay vì đánh chiếm toàn thể nước Việt Nam để thành lập một quốc gia Ca-tô giáo, Vatican chỉ còn có thể nổ lực Ca-tô hóa Miền Nam Việt Nam.
Trong cơn hấp hối của Pháp trong trận Điện Biên Phủ, Mỹ và Vatican xúc tiến thành lập chánh phủ Ngô Đình Diệm từ Mỹ rồi gởi về Việt Nam. Những bằng chứng được gi lại một cách chi tiết của nhà viết tiểu sử Ca-tô giáo, John Cooney, trong quyển “The American Pope”:
[Tháng 10 năm 1950, anh em Diệm gặp nhau tại Washington DC, dự một phiên họp tại khách sạn Mayflower Hotel với các quan chức Bộ Ngoại Giao Mỹ, gồm có Dean Rusk, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Thục. Đi kèm với Diệm và Thục là Cha Fred McGuire. Ngoài ra còn có ba nhà chính trị tôn giáo làm việc ngăn chận Chủ Nghĩa Cộng Sản, cũng có mặt ngày hôm đó, gồm Cha Emmanuel Jacque, Giám Mục Howard Carroll, và Giám Mục Georgetown Edmund Walsh. Mục đích của buổi họp là để yêu cầu anh em Diệm trả lời về tình hình Việt Nam, và xác định niềm tin chính trị của họ. Sau một hồi đàm luận, cả hai Thục và Diệm rất rõ ràng, Diệm có mục đích “xin” Mỹ cho phép Diệm được cai trị “xứ sở Ca-tô giáo” của ông. Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam có dưới 10% dân Ca-tô giáo, con số này quá thấp. Ngoài ra trước Thế Chiến Thứ II, Diệm làm việc cho triều đình Huế, rất ít tiếp xúc với người Quốc Gia. Sau này Diệm cũng đã nhiều lần từ chối làm việc cho Bảo Đại. Diệm không muốn nhận bất cứ chức vụ gì do Bảo Đại yêu cầu, ngoại trừ chức Thủ Tướng][24].
Ngoài việc lập chính phủ Ca-tô giáo Ngô Đình Diệm từ ngoại quốc rồi gởi về Việt Nam, Vatican còn xúi giục Ngô Đình Diệm từ chối tổng tuyển cử thống nhất đất nước; giáo hoàng Pius XII lèo lái chiến tranh chông mũi nhọn vào Đại Hàn và Việt Nam; sử dụng tượng Fatima để cổ động hận thù với Cộng Sản; kêu gọi chống Cộng Sản Liên-Xô để khơi dậy Chiến Tranh Lạnh; cả hai, Mỹ và Vatican, nỗ lực ngăn chận Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo quy ước hiệp định Geneva 1954… Sự xuất hiện của thuyết Tiến Hóa (Darwinism) và thuyết vô thần của Cộng Sản là hai mối lo ngại hàng đầu của Vatican. Vatican đã vận động các con chiên chống lại hai chủ thuyết này một cách điên cuồng, bất chấp phân biệt giữa đức tin thật sự và mê tín. Chẳng hạn như năm 1959, Ngô Đình Diệm đã tổ chức ngày lễ “Marian Congress cống hiến toàn bộ Miền Nam cho Đức Mẹ Đồng Trinh Maria”.
Sau di cư năm 1954, Vatican đã tạo được một hàng rào đạo Ca-tô giáo rất vững chắc bao quanh tổng thống Ca-tô Ngô Đinh Diệm. Ngô Đình Diệm, với hỗ trợ của Vatican, qua Hồng Y Francis Spellman, cũng đã hứa hẹn một cuộc “Thập Tự Chinh” khủng khiếp, mà đối tượng là “Phật Giáo,” vì Phật Giáo là một lực lượng yêu nước, luôn đứng về phía kháng chiến chống lại cuộc chiến “Tái Lập Thuộc Địa của Pháp.” Năm 1956, Ngô Đình Diệm chính thức từ chối tổng tuyển cử toàn quốc thống nhất Việt Nam theo quy ước Geneva 1954, mặc dù bầu cử dưới giám sát quốc tế, vì Vatican biết chắc là Ngô Đình Diệm sẽ thua cuộc. Từ chối tổng tuyển cử thống nhất đất nước là bước đầu trong âm mưu chia cắt vĩnh viễn Miền Nam ra khỏi Việt Nam.
Với Vatican đứng sau lưng ba cường quốc là Mỹ, Liên Xô, và Trung Quốc, hiệp định Geneva 1954 đã bị Vatican biến thành hiệp định chia đôi đất nước một cách vĩnh viễn năm 1955. Năm 1957, Liên Xô còn đề nghị cả hai, Miền Bắc và Miền Nam cùng lúc gia nhật Liên Hiệp Quốc để vĩnh viễn thành hai quốc gia riêng biệt. Biết tổng tuyển cử thống nhất không thể xảy ra, Hồ Chí Minh cho sát nhập đảng Liên Việt vào Đảng Cộng Sản, nhiều người Quốc Gia khác hợp tác với Việt Minh cũng gia nhập đảng Cộng Sản thành một đảng duy nhất, dốc toàn lực vào cuộc giải phóng đất nước. Cho tới thời điểm này, Hồ Chí Minh mới thật sự tham gia đảng Cộng Sản. Ông lợi dụng sự hục hặc giữa Liên Xô và Trung Cộng để nhận vũ khí đánh Mỹ.
Dưới sự đàn áp mãnh liệt mở đầu kế hoạch “tàn sát dị giáo của Ngô Đình Diệm”, Phật giáo đã vùng lên, dẫn tới phong trào đấu tranh cho sự sống còn của Phật giáo trước “hiểm họa Ca-tô giáo” (lời của chúa Trịnh Tráng và chúa Nguyễn Phúc Lan).
Ước vọng thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh được ký giả Stanley Karnow diễn tả một đoạn trong quyển “Vietnam a History” về việc ông Hồ dẫn phái đoàn của ông sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau về vấn đề thống nhất Việt Nam. Mặc dù đây chỉ là một đoạn ngắn, nhưng sự tranh thủ thống nhất đất nước của ông Hồ và sự tranh thủ tách rời Miền Nam ra khỏi Việt Nam của ông Thiệu nói lên tư cách của ông Hồ và ông Thiệu là một trời một vực:
[Sau tám tuần tranh cãi, hội nghị Fontainebleau chỉ đạt tới dự thảo tăng cường đặc quyền kinh tế của Pháp ở Miền Bắc Việt Nam mà “không giải quyết gì cảvề Miền Nam”. Hồ gửi phái đoàn của ông về nước, còn ông thì tiếp tục ở lại Paris một mình trong đau khổ, với nỗ lực cuối cùng để giải quyết những gì ông gọi là “tranh chấp gia đình”.
Lúc nửa đêm ngày 19.09.1946, Hồ mặc áo mỏng, chạy ra khỏi khách sạn cùng với một cận vệ Pháp lái xe đến một binh đinh không xa. Ông chạy riết vào thang máy lên căn phòng của Marius Moutet, Bộ Trưởng Bộ Hải Ngoại Pháp, một tên mới của chế độ thực dân Pháp sau Thế Chiến II. Trong hồ sơ của Moutet, Hồ đã ký tắt (initial) một thỏa ướctừng phần, để được hưởng“Vivendi modus”, một sự hiểu biết tạm thời. Khi ra về, Hồ nói một cách “hổn hển” với người cận vệ của ông,“Tôi đã ký giấy khai tửcho tôi”.
Quyết định của Hồ trì hoãn với Pháp về vấn đề Miền Nam làm ám ảnh phần còn lại cuộc đời của ôngvề sự tha thiết thống nhất Việt Nam. Cộng Sản nói cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 là một chiến dịch cố gắng "Giải Phóng Miền Nam” trước khiHồ chết. Cũng tương tự như vậy, Cộng Sản cuối cùng chiếm lại Sài Gòn năm 1975, đã nhanh chóng đặt tên mới cho thành phố này là “Thành Phố Hồ Chí Minh”][26] .
Trước sự tiến bộ về khoa học và kỹ thuật trên thế giới, những giáo điều cuồng tín, như tòa án dị giáo, như kỳ thị các tôn giáo… dần dà trở thành lỗi thời, không còn thuyết phục được quần chúng. Năm 1965 là năm kết thúc các phiên họp “Cộng Đồng Vatican II”, đã mở mắt cho Vatican không còn dám mang ý đồ đen tối đối với các tôn giáo khác như thời Trung Cổ nữa. Giờ đây Vatican chỉ còn nghĩ tới làm thế để đừng bị sụp đổ, dừng lại, và giữ gìn thể diện.
Tuy nhiên sự dừng lại của Vatican không thể thực hiện tức khắc. Vatican có thể ví như một đoàn xe lửa khổng lồ đang chạy dưới một tốc độ cao tốc. Đoàn xe lửa nầy phải cần một thời gian thích hợp để chạy chậm lại trước khi nó dừng hẳn. Đó là lý do Nguyễn Văn Thiệu bị “hố” một cách nhục nhã khi nhiều người đã nghĩ Vatican lại bỏ rơi Thiệu trong những ngày tháng cuối cùng của Chiến Tranh Việt Nam, giống như Vatican đã bỏ rơi Ngô Đình Diệm trước đây.
Cuối tháng 12.1972, sau khi Hội Đàm Paris bị bế tắc. Liên tục trong 12 ngày đêm, các Pháo Đài B‐52 đã ném hơn 36 ngàn tấn bom xuống Hà Nội, Hải Phòng, và Thái Nguyên. Một trận ném bom khủng khiếp nhất từ trước tới nay. Sự chống lại tổng tuyển cử thống nhất đất nước và đòi lập khu phi quân sự, vĩnh viễn tách rời Miền Nam ra khỏi Việt Nam của Nguyễn Văn Thiệu, là lý do chính của trận thả bom Miền Bắc khốc liệt này. Sau 3 năm thương thuyết, Mỹ và Bắc Việt đã đồng ý ký vào hiệp định Paris, ngoại trừ Thiệu. Để dằn mặt cả hai trước khi Mỹ đơn phương ký với Bắc Việt nếu Thiệu tiếp tục từ chối, Mỹ đã dội bom trận cuối cùng Linebacker II. Linebacker II là chiến dịch thả bom từ ngày 18.12.1972 cho tới 30.12.1972.
(He [Thiệu] went further, demanding that the Demilitarized Zone separating the two Vietnams be recognized as a true international border and not as a “provisional military demarcation line” (as had been stipulated in the Geneva Accords) and that South Vietnam be recognized as a sovereign state… That the DMZ be accepted as a true international boundary; that a token withdrawal of North Vietnamese troops take place; that the North Vietnamese guarantee an Indochina-wide cease fire; and that a strong international peace-keeping force [the ICCS] be created for supervising and enforcing the cease-fire) [27] .
Người ta có thể không ưa ông Hồ, nhưng người ta không thể phủ nhận tinh thần toàn vẹn lãnh thổ của ông Hồ. Thống nhất đất nước là một ước muốn thiêng liêng của mỗi con người Việt Nam, không ai có quyền tách rời Miền Nam ra khỏi Việt Nam, ngoại trừ bọn vong bản nô lệ cho tôn giáo, nô lệ cho thực dân: Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu. Việc ông Diệm và ông Thiệu cố tình tách rời vĩnh viễn Miền Nam ra khỏi Việt Nam là một sự thật hiễn nhiên bất khả phản biện.
Với trợ giúp của Mỹ và Vatican, Ngô Đình Diệm đã thành công xâm nhập tôn giáo vào đầu nảo bộ máy chính quyền Miền Nam, dựng trở lại bộ máy chính quyền Ca-tô giáo giống như trước Thế Chiến II. Tuy nhiên Diệm không đủ kích thước và nhân cách để gìn giữ bộ máy đầu não đó. Và bộ máy đầu nảo đó đã bị tan vỡ trong cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963.
Năm 1965, Vatican họp đại hội Cộng Đồng Vatican II thay đổi đường lối chính trị, và hiện tượng xâm nhập tôn giáo vào đầu nảo bộ máy chính quyền Việt Nam không còn thấy tái diễn.
Tuy nhiên, sang thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu, một Ca-tô giáo cải đạo làm tổng thống Miền Nam, đã áp dụng chính sách tiêu diệt Phật giáo một cách rất rõ ràng.
Nhà tranh đấu hòa bình người Mỹ, Alfred Hassler, cho biết Nguyễn Văn Thiệu bắt giữ hơn 5 ngàn nam, nữ Phật tử cùng với các nhà sư Phật Giáo sau khi càn quét phong trào Phật giáo nỗi dậy tại Huế và Đà Nẳng năm 1966. Nhà sử học tôn giáo Sallie King cho biết năm 1968, 1870 tù nhân khám Chí Hòa và 1665 tù nhân tại Sài Gòn được liệt kê là tù Phật giáo, trong khi gom chung tù nhân khám Chí Hòa và Sài Gòn, chỉ có 50 người được liệt kê tù Cộng Sản [37]. Ký giả Stanley Karnow cho biết VNCH giam hàng trăm người hoạt động hòa bình đã nhiều năm không hề xét xử, trong khi nhà khoa học chính trị Á châu George Kahin khẳng định nhiều người hoạt động Phật Giáo bị giam liên tiếp nhiều năm cho tới năm 1975. Cơ quan Ân Xá Quốc Tế tiên đoán hơn 200 ngàn tù nhân bị giam cho tới cuối năm 1972, hầu hết là thường dân.
Những tin tức từ các cựu chiến binh Mỹ, nhất là từ hội “Winter Soldier Investigation”, cho thấy đây là tổ chức tòa án dị giáo của Vatican được thi hành một cách bí mật [38].
Người Ca-tô giáo Miền Nam, ngoài miệng họ nói chống Cộng, nhưng trong thâm tâm, chống Cộng không phải là mục tiêu của họ. Mong muốn của họ chỉ là làm thế nào tách rời Miền Nam ra khỏi Việt Nam để thành lập một quốc gia Ca-tô giáo. Để Giáo Hoàng dùng quốc gia Ca-tô giáo đó làm bàn đạp, Ca-tô hóa hoặc tiêu diệt tất cả các tôn giáo khác trên toàn cỏi châu Á. Đó cũng là câu tôn chỉ của họ: “Chỉ có Ca-tô giáo là một chánh đạo duy nhất. Tất cả các tôn giáo khác đều là tà đạo, là đạo thờ ma thờ quỷ”.
Thật sự Vatican đã chịu thua và bắt đầu rút lui từ năm 1965 sau khi các buổi họp “Cộng Đồng Vatican II” chánh thức được thông qua. Sự cố gắng của Nguyễn Văn Thiệu chỉ là đoạn cuối khi chuyến xe lửa khổng lồ Vatican bắt đầu giảm vận tốc (1965), từ từ chậm lại và dừng hẳn ngày 30.04.1975, đánh dấu 3 lần âm mưu Ca-tô hóa Việt Nam, ba lần Vatican bị thất bại.
▪ KẾT LUẬN
Năm 1968, ba cường quốc Mỹ, Liên Xô, và Trung Quốc mở phiên họp đầu tiên bàn về việc chấm dứt Chiến Tranh Việt Nam. Nội dung phiên họp được dấu kín nhiều năm cho đến ngày hồ sơ Chiến Tranh Việt Nam được giải mật, và được Tiến Sĩ Sử Học George C. Herring, từng là cố vấn Nhà Trắng, ghi lại trong sách của ông có tên là America’s Longest War:
“Kissinger bí mật họp với thủ tướng Liên Xô Leonid Brezhnev. Lần đầu tiên, Kissinger dứt khoát là Mỹ sẵn sàng để cho lực lượng Bắc Việt đồn trú tại Miền Nam sau khi hiệp định được ký kết. Ông cũng dứt khoát buộc tội Liên Xô trách nhiệm về việc Bắc Việt xâm nhập Miền Nam, và ông cũng cảnh cáo sự tiếp tục chiến tranh có thể gây hư hại trầm trọng liên hệ ngoại giao giữa Mỹ và Liên Xô, cũng như hậu quả là Bắc Việt sẽ trở thành bình địa vì bị dội bom. Đề nghị và hăm dọa cũng được lập lại đối với Lê Đức Thọ ngày 01.05.1968… Brezhnev và các cộng tác viên của ông cũng phản đối, buộc tội Mỹ thẳng thừng tấn công Bắc Việt, và ngay cả so sánh với tấn công của Đức Quốc Xã. Nhưng cuộc thương thuyết lại xảy ra rất thân thiện giống như một trao đổi thương mại, và các điểm đồng ý chính cũng đã được đúc kết: Liên Xô đồng ý tiếp tục viện trợ kinh tế cho Bắc Việt, cùng lúc gởi các nhà thông thái cao cấp thúc đẩy Hà Nội phải chấp nhận thương thuyết hòa bình. Viện trợ của Trung Quốc cho Bắc Việt cũng bị cắt giảm nặng nề sau năm 1968, và mặc dầu lên án phản đối Nixon leo thang chiến tranh, Bắc Kinh cũng đồng ý thầm lặng áp lực Hà Nội phải sắp xếp giải quyết với Mỹ. Cả hai cường quốc Liên Xô và Trung Quốc cùng lúc nhìn nhận Việt Nam chỉ là một sân khấu. Việt Nam không có quyền xen vào sắp xếp của ba cường quốc”[28] .
Sau khi Miền Nam rơi vào tay Bắc Việt năm 1975, Tiến Sĩ Sử Học Đông Nam Á, Alfred McCoy, cũng tu chỉnh lại quyển “The Politics of Heroin”, thêm vào đoạn cuối. Ông viết:
Với câu nói trên, Alfred McCoy đã chỉ thẳng vào mặt những người Ca-tô giáo chạy theo thực dân Pháp và bị Pháp bỏ rơi sau khi Pháp đầu hàng trận Điện Biên Phủ năm 1954. Họ chính là những người cổ vũ chống Cộng một cách điên cuồng cho mục tiêu của Vatican nhưng họ không bao giờ hay biết, trong khi Chiến Tranh Lạnh chống Cộng giống như đóng kịch trên sân khấu. Họ chống Cộng một cách điên cuồng mà không hay biết Cộng Sản và Tư Bản đã bắt tay chung sống hoà bình. Họ chống Cộng một cách điên cuồng mà không hay biết chế độ Cộng Sản không còn một quốc gia nào trên thế giới theo đuổi. Họ chống Cộng một cách điên cuồng cho đến khi cái gốc của Cộng Sản là Cộng Sản Liên Xô sụp đổ mà họ vẫn không hay. Họ chống Cộng một cách điên cuồng cho cho đến khi bị Mỹ bỏ rơi năm 1975, giống như họ đã bị Pháp bỏ rơi năm 1954, mà vẫn không biết… Những đức tin mù quáng đã biến họ thành những tên mất trí, làm những con người máy, chỉ còn biết phục vụ cho thủ đoạn chính trị của Vatican!
Nếu ý thức, người ta sẽ thấy “Chiến Tranh Lạnh” không có ý nghĩa gì cả, mà đúng hơn là một sự lường gạt. Lường gạt vì Liên Xô và Mỹ không phải là những con người điên, đưa nhau vào hố thẩm của nguyên tử, mà thật ra là họ đóng kịch trên sân khấu. Họ đóng kịch khéo cho đến nỗi đã đưa cả hai, là Mỹ và Liên Xô, tiến đến một nền văn minh cao tột bằng chạy đua trong không gian. Họ đóng kịch khéo cho đến nỗi đã đưa các quốc gia hậu tiến, trong đó có Việt Nam, phải thụt lùi trở lại kiếp sống của người thượng cổ.
Một thực tế không thể chối cãi được là Vatican muốn tiêu diệt tất cả các tôn giáo không phải Ca-tô giáo. Họ đã cố gắng trong suốt thời kỳ các đế quốc thực dân đổ xô đi xâm lược các quốc gia không theo đạo Ca-tô giáo; trong suốt thời kỳ họ đổ xô đi tìm và đánh chiếm thuộc địa; suốt hai thời kỳ Thế Chiến I và Thế Chiến II, và trong suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh…
Khi tới Mỹ châu, họ nói người thổ dân da đỏ không có hồn, họ là những con vật biết nói tiếng người. Họ săn bắt người thổ dân da đỏ như săn bắt con thú…
Khi tới Phi châu, họ nói người thổ dân da đen là con khỉ, con đười ươi. Họ bắt và buôn bán người da đen để làm nô lệ như con ngựa, con trâu…
Lần đầu tiên tới Philippines tại châu Á, người Ca-tô giáo Tây Ban Nha nói tất cả người châu Á là Pagan, là người thờ thần tượng, là người thờ ma thờ quỷ. Họ vu khống và sĩ nhục ngay cả Đức Phật Thích Ca…
Họ thiêu sống và trừng phạt hàng ngàn người không chịu bỏ đạo để vô đạo Chúa của họ. Họ công khai tiêu diệt hàng triệu người qua các cuộc “Thập Tự Chinh”, qua các “Tòa Án Dị Giáo”, và qua nhiều hình thức bí mật khác.
Đối với nền văn minh nhân loại, họ phản lại khoa học một cách u tối đần độn. Galileo Galilei dám cả gan nói quả đất hình tròn nên bị quản thúc cho tới chết, trong khi kinh thánh nói quả đất hình vuông (Ezekiel 7:1-2), và cho rằng quả đất hình vuông là chân lý, là sự thật.
Hiện tượng hàng ngàn linh mục hiếp dâm con nít, hiện tượng ăn thịt người, hiện tượng kinh thánh có chứa đầy dẫy những câu quái đản về hãm dâm, cha ăn thịt con, con ăn thịt cha, cúng tế con đầu lòng cho Gót… là những dấu hiệu của “hoại” và “diệt” của một tôn giáo trong tiến trình của “Sinh, Trụ, Hoại, Diệt”, mà không có một pháp hữu vi nào có thể tránh khỏi.
Những hiện tượng ấy cũng là nhũng biểu tượng cho hình ảnh những con trùng độc sống chui rút trong cơ thể của con sư tử. Một ngày nào đó nó sẽ đụt thấu tim gan con sư tử chúa sơn lâm, và con sư tử chúa sơn lâm, sớm muộn gì cũng sẽ ngã lăn ra mà chết…
Đối với giáo lý đạo Phật, tha thứ cho một tên tướng cướp Angulimala, kẻ đã giết gần một trăm mạng người, nhưng kẻ ấy đã tỉnh ngộ, đã sám hối trước công chúng tất cả tội lỗi của mình và cầu khẩn được tha thứ, là một việc tha thứ rất được tán thán. Nhưng tha thứ cho một tên tướng cướp, mà cho tới lúc bị lột trần tất cả sự thật, tên tướng cướp vẫn còn bướng bỉnh và xảo trá… thì chuyện tha thứ ấy có phải là chuyện thả hổ về rừng hay không?
Viết bài này, tôi mong ước các bậc lảnh đạo đất nước luôn nhớ nằm lòng câu nói của Chúa Trịnh Tráng (xứ Đàng Ngoài), và của Chúa Nguyễn Phúc Lan (xứ Đàng Trong). Xin quý vị khắc ghi vào lòng câu nói của tổ tiên người Việt Nam, một câu nói lịch sử, một câu nói để đời cho các thế hệ con cháu, mỗi khi quý vị tiếp xúc với bất cứ một người Ca-tô giáo nào, bất cứ một phái đoàn Ca-tô giáo nào, bất cứ một tổ chức Ca-tô giáo nào, mặc dù trên đầu môi chót lưỡi họ nói hòa bình, nói tình thương, nói tự do tôn giáo!… Câu để nhớ đời đời đó là:
“CA-TÔ GIÁO LÀ MỘT HIỂM HỌA!..”
12-Oct-2014
GHI CHÚ:
[1] http://en.wikipedia.org/wiki/Treaty_of_Tordesillas
[2] A History of Philippines, Luis H. Francia, Peter Mayer Pub, Inc., NY (2010), trang 51.
[3] XAM NHAP TON GIAO VAO GOA
[4] XAM NHAP TON GIAO VAO MALACCA
[5] http://en.wikipedia.org/wiki/Capture_of_Malacca_(1511)
[6] http://en.wikipedia.org/wiki/Dum_Diversas
[7] Vietnam a History, Stanley Karnow, Penguin Books (1997), trang 76.
[8] http://en.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes
[9] The Vietnamese response to French intervention 1862-1874, Mark McLeod, Praeger Publishers, New York (1991), trang 6.
[10] ĐOÀN QUÂN CHỮ THẬP ĂN THỊT NGƯỜI
[11] CHIẾN TRANH TRUNG ÂU BA MƯƠI NĂM
[12] The Vietnamese response to French intervention 1862-1874, Mark McLeod, Praeger
Publishers, New York (1991), trang 14.
[13] Vietnam a History, Stanley Karnow, Penguin Books (1997), trang 76.
[14] The Vietnamese response to French intervention 1862-1874, Mark McLeod, Praeger
Publishers, New York (1991), trang 9.
[15] Việt Sử Tân Biên, IV, Phạm Văn Sơn, Khai Trí Xuất bản 1956, trang 356.
[16] Việt Sử Tân Biên, IV, Phạm Văn Sơn, Khai Trí Xuất bản 1956, trang 359-361.
[17] Việt Sử Tân Biên, IV, Phạm Văn Sơn, Khai Trí Xuất bản 1956, trang 367.
[18] The Vietnamese response to French intervention 1862-1874, Mark McLeod, Praeger
[19] XAM NHAP TON GIAO VAO TRUNG QUOC
[20] XAM NHAP TON GIAO VAO AYUTTHAYA
[21] Vietnam a History, Stanley Karnow, Penguin Books (1997), trang 18.
[22] An Empire Divided,J.P.Daughton, Oxford University Press, NY, NY (2006),trg 65-66.
[23] The American Pope, John Cooney, Dell Pub Co., Inc. NY, NY (1984), trang 309.
[24] The American Pope, John Cooney, Dell Pub Co., Inc. NY, NY (1984), trang 308-310.
[25] Vietnam: why did we go, Avro Manhattan, Chick Pubs, Chino, CA 91710, trang 62.
[26] Vietnam a History, Stanley Karnow, Penguin Books (1997), trang 170.
[27] http://en.wikipedia.org/wiki/Linebacker_II
[28] America’s Longest War, 3rd edition, George C. Herring McGraw-Hill,Inc., (1996), trang 274.
[29] The Politics of Heroin, Revised Edition, Alfred McCoy, Lawrence Hill Books (2003), trang 202.
[30] Bài thuyết giảng của Martin Luther King Jr.,“Why I am opposed to the war in Vietnam”.
[31] CHIẾN TRANH CA-TÔ GIÁO VÀ HỒI GIÁO
[32] America’s Longest War, 3rd edition, George C. Herring, McGraw-Hill, Inc., (1996), trang 3.
[33] Vietnam a History, Stanley Karnow, Penguin Books (1997), trang 168.
[34] America’s Longest War, 3rd edition, George C. Herring, McGraw-Hill, Inc., (1996), trang 8.
[35] Vietnam a History, Stanley Karnow, Penguin Books (1997), trang 138.
[36] Vietnam a History, Stanley Karnow, Penguin Books (1997), trang 175.
[37] The Lotus Unleashed, Robert J. Topmiller, PhD. University Press of Kentucky, trang 147.
[38] BÍ MẬT TÒA ÁN DỊ GIÁO VIỆT NAM CỘNG HÒA
0 nhận xét:
Đăng nhận xét