Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014
Mô hình doanh nghiệp không có người quản lý - điên rồ hay sáng tạo?
23:22
Hoàng Phong Nhã
No comments
Một công ty không có sếp trưởng,
sếp phó, không có phòng nhân sự, mọi quyết định đều do nhân viên tự
thống nhất với nhau, từ tuyển dụng, sa thải, cho đến khen thưởng… Ấy thế
mà công ty ấy lại cực kỳ thành công.
Nghe như đùa phải không? Nhưng đây là
chuyện có thật 100%. Valve Corporation, một công ty xây dựng và phát
hành game video, là một công ty như thế.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo giới
cựu kinh tế gia của Valve, ông Yanis Varoufakis đã miêu tả về mô hình
“quản trị phẳng” tại công ty có trụ sở tại Seattle, Mỹ với trị giá gần 4
tỷ USD này.
“Khía cạnh thú vị nhất của Valve là hoàn
toàn không có ai là sếp” - Varoufakis, một nhà kinh tế học nổi tiếng
với các tác phẩm về khủng hoảng tại châu Âu cho biết. “Công ty không hề
có một hệ thống cấp bậc rõ ràng nào. Nó vận hành dựa trên thứ mà nhiều
thành viên công ty miêu tả cho tôi là những nguyên tắc của một chủ nghĩa
công đoàn vô chính phủ. Chính xác nó là sự liên kết tự nhiên giữa những
người làm việc với nhau”.
Chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ
(anarcho-syndicalism) là một lý thuyết kinh tế học bắt nguồn từ đầu thế
kỷ 19 bao gồm một dạng chính quyền trong đó những nhóm lao động tự tổ
chức làm việc cùng nhau để trực tiếp đạt được các mục tiêu.
Tại Valve, điều này được thể hiện ở chỗ,
sau khi được tuyển dụng bởi một ủy ban do các thành viên công ty tự
hình thành, nhân viên mới có thể tự do gia nhập và tự do luân chuyển tới
bất kỳ bộ phận nào trong số vô vàn dự án của công ty. Trong khi tại
Google, nhân viên của “gã khổng lồ” tìm kiếm này có 20% thời gian tự do
thì ở Valve, tỷ lệ này là 100%.
“Sự luân chuyển bên trong doanh nghiệp
là một tài sản lớn và mọi người đều công nhận điều đó”, Varoufakis khẳng
định. “Bàn làm việc của mọi người đều có bánh xe và họ chỉ cần rút một
hoặc hai phích cắm là có thể chuyển từ nhóm này sang làm cho nhóm khác”.
Nhà kinh tế học này cũng cho biết việc
tuyển dụng hay sa thải có thể bắt nguồn từ những thứ đơn giản nhất như
một cuộc trò chuyện giữa hai nhân viên trong hội trường. Còn chuyện tiền
thưởng, dù có lên tới 10 lần lương cơ bản của mỗi người, đều tùy thuộc
vào sự xem xét của chính những người cùng địa vị.
Ai đó có thể cho rằng mô hình tổ chức
này có thể dẫn tới những sự lạm dụng, nhưng với Varoufakis, ông chưa
từng thấy có vấn đề gì thực sự lớn với công ty này. “Điều quan trọng mọi
người cần phải hiểu đó là những doanh nghiệp tự sinh như vậy phụ thuộc
lớn vào các cá nhân, những người thực sự tin vào các chuẩn mực xã hội
điều chỉnh sự tồn tại của họ” - ông Varoufakis nói tiếp.
“Xét về bản chất, tại đó không có những
người cố tạo ra một màn khói mờ ảo, che đậy sự thật rằng họ không thực
sự giỏi công việc họ làm. Tất cả những người tại đó đều được tuyển lựa
kỹ lưỡng để thực sự là người xuất sắc trong lĩnh vực của họ”.
Valve được thành lập năm 1996 bởi các
cựu nhân viên phát triển phần mềm của Microsoft là Gabe Newell và Mike
Harrington. Và kể từ đó đến nay nhân viên công ty chưa một ngày có
“sếp”. Hiện doanh thu lớn nhất của Valve đến từ nền tảng Steam, một dịch
vụ trực tuyến tương tự như iTunes toàn cầu dành cho các trò chơi điện
tử.
Theo Varoufakis, 70% các trò chơi điện
tử trên thế giới được bán qua Steam với khoảng 55 triệu người dùng.
Doanh thu mỗi năm của dịch vụ này vào khoảng 1 tỷ USD.
Theo HOCLAMGIAU
0 nhận xét:
Đăng nhận xét