Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Đồng nghiệp - Họ là người như thế nào?



Cách ứng xử với đồng nghiệp trong công ty chắc hẳn cũng là một trong những vướng mắc của bạn khi đi làm. Bài viết này sẽ đem đến một cái nhìn sơ bộ về từng nhóm người và cá nhân khác nhau trong một cơ quan.

Một khi bạn hoà mình vào tập thể, bạn cần phải hiểu rõ nội quy, luật lệ của nơi đó. Không chỉ có thế, bạn nên tìm hiểu những tổ chức cao hơn lẫn những cá nhân đang sống và làm việc trong tập thể. Dù với mục đích thiện chí hay đối đầu, cộng sự luôn được xem như ngòi nổ của những cuộc mâu thuẫn trong công việc. Trong công việc ta không thể chọn đồng nghiệp như chúng ta chọn một người bạn. Vì thế cư xử đúng mực với đồng nghiệp không chỉ giúp bạn bớt căng thẳng, hứng thú trong công việc, mà còn được đánh giá cao về năng lực.

Thế nhưng trong công việc không thể tránh khỏi những bất đồng. Con người ta đã ganh đua, cạnh tranh với nhau trong công việc từ rất lâu. Sự cạnh tranh có thể không lộ rõ ra nhưng nó diễn ra không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống hằng ngày. Con người dường như là sinh vật nực cười nhất hành tinh. Dù ghét cãi vã nhưng chính chúng ta lại là người gây ra mâu thuẫn. Vì chúng ta là những cá thể khác nhau, có những nhu cầu và mục đích khác nhau nên những bất đồng cũng được cảm nhận và diễn ra ở những góc độ khác nhau. Văn hoá của doanh nghiệp được tạo dựng bởi những tích cách và ý tưởng khác nhau. Bạn phải nhận biết được sự tác động qua lại này để có cách ứng xử cho phù hợp.

Một công ty hay một tổ chức luôn gồm những cá nhân và tập thể với những quan điểm khác nhau. Chính điều này tạo nên sự va chạm giữa các thành viên rồi từ đó đưa ra những nguyên tắc chung cho tổ chức. Trong phạm vi một công ty, ta có thể chia các cộng sự thành những nhóm người như sau.



1. Những người thông minh

Đó là những có năng lực và biết rõ những gì cần làm. Họ luôn là những đối thủ đáng ghờm trong công việc vì thực tài và năng lực của họ. Họ hay bị gạt ra rìa nhưng khi cần các tổ chức lại mời họ tham gia. Các nhà quản lý luôn cần những người như vậy vì khả năng làm việc rất tốt nên họ luôn được giữ tránh xa khỏi những cuộc cãi vã.

2. Những người thờ ơ với công việc

Những người này chỉ đến công sở để chờ lãnh lương. Họ thường than phiền về mọi thứ và làm đúng những gì được yêu cầu không hơn không kém. Nhìn bề ngoài đây họ có vẻ rất an nhàn nhưng thực ra họ rất cần một thứ: sự nỗ lực và sự hăng say chứ không phải chỉ đơn giản là làm việc. Họ thường được giao những công việc đơn giản, nhàm chán để khỏi phải ăn không ngồi rồi đến khi nản và đưa đơn xin nghỉ việc.

3. Những người chỉ biết có công việc

Họ là những người chăm chỉ và chú tâm vào công việc. Tuýp người này luôn hạn chế tối đa những xung đột. Tuy nhiên họ thường rất chân thật nên dễ bị lung lạc, rối trí nếu gặp phải những thủ đoạn hay mấy trò lừa gạt. Cấp trên coi họ như những chú ong chăm chỉ, chỉ biết đến công sở làm việc rồi về nhà. Nếu không có ai quan tâm , giám sát công việc hay cất nhắc họ sang những dự án khác, chẳng mấy chốc họ sẽ có thái độ tiêu cực, chán nản công việc.

4. Những kẻ thế thân

Là những người làm việc với nhịp độ chóng mặt và thường không biết mình đang làm gì nhưng lại không muốn cho ai biết điều đó. Hó rất vô tổ chức nên hay bị stress. Họ thấy thoải mái và thân thiện khi tán chuyện với người khác. Họ rất giỏi "ngồi lê đôi mách". Cấp trên hay các phe phái sử dụng như những công cụ để gây chiến và là vật thế thân cho họ. Nhưng dù sao thì họ cũng tìm mọi cách đổ tội cho người khác.

5. Những kẻ hay bắt nạt người khác

Đó là những kẻ không biết thân biết phận, đã thế lại hay bắt nạt, lấn lướt người khác. Họ rất giống những kẻ bị làm vật thế thân trừ một điều là họ biết cách thể hiện bản thân ấn tượng hơn. Họ tỏ ra biết giải quyết mọi vấn đề và thật dại dột nếu bạn cản trở họ. Trong hầu hết các trường hợp, họ là những con bài trong tay các nhà quản lý.

6. Những người thích làm theo ý mình

Nhóm này bao gồm những nhân viên chăm chỉ, có tay nghề, có mục tiêu và định hướng rõ ràng. Họ có ganh đua trong công việc, khác hẳn với những mâu thuẫn hay va chạm cá nhân. Nếu mục tiêu của họ không đi ngược lại lợi ích của công ty thi họ được trọng dụng. Ngược lại họ sẽ khó đạt được điều gì và trở nên bất mãn hoặc bị buộc phải nghỉ việc.

7. Những người chờ... nghỉ hưu

Là những người có thâm niên làm việc, biết rõ mọi thủ đoạn và thực sự không quan tâm đến bất cứ điều gì ngoại trừ khả năng làm việc cho đến khi về hưu cũng như tiền hưu và những trợ cấp vì làm việc thâm niên. Tuy nhiên đừng xem thường những gì họ làm vì họ là những người giàu kinh nghiệm và luôn sẵn sàng cung cấp những thông tin quý giá. Nếu bạn có bất cứ khúc mắc hay những vấn đề liên quan đến công ty, công việc, hãy hỏi họ.

8. Những kẻ... làm tay chân cho sếp

Nhóm này bao gồm những mật thám công ty. Đối với công ty họ không đóng góp gì nhiều, nhưng họ lại rất giỏi nịnh bợ các sếp và leo lên những vị trí cao trong công ty. Họ chỉ có thể làm những công việc con con nhưng lại đi rêu rao với mọi người là cấp trên đáng giá rất cao công việc đó. Họ thường lảng vảng khắp nơi gây rắc rối, sau đó lại xuất hiện như những người hùng để giải quyết những vấn đề do họ gây ra. Cách tốt nhất để ứng phó với những người này là hạn chế tiếp xúc với họ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét