Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Văn hóa EVN là sự nghiệp của tất cả mọi thành viên EVN



Kể từ thập niên 90 của thế kỷ XX cho đến nay, văn hóa doanh nghiệp (VHDN) đã thực sự ảnh hưởng mạnh đến phương pháp quản lý trong các doanh nghiệp, đóng vai trò quyết định đối với sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường toàn cầu.


Lựa chọn hệ thống giá trị phù hợp
Do đặc điểm về phát triển kinh tế và doanh nghiệp khác nhau, VHDN thường được hiểu theo hai cách khác nhau. Những người theo cách tiếp cận phương Tây, thường bắt đầu với việc nghiên cứu ở cấp vĩ mô, định nghĩa VHDN là lĩnh vực nghiên cứu tác động của văn hóa đến sự phát triển kinh tế và kinh doanh. Ở phạm vi doanh nghiệp, họ cũng nghiên cứu những biện pháp quản lý để có thể đáp ứng được yêu cầu hoạt động trong “môi trường đa văn hóa” (khách hàng, người lao động).
Trong khi đó những người theo cách tiếp cận phương Đông (mà tiêu biểu là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), thường bắt đầu từ doanh nghiệp, định nghĩa VHDN là một công cụ quản lý doanh nghiệp hiện đại mang đậm sắc thái triết lý phương Đông. Cho dù cách tiếp cận như thế nào, VHDN vẫn được khẳng định là “biện pháp xây dựng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bằng thương hiệu để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường toàn cầu” bởi “để có chỗ đứng và được thừa nhận, chúng ta phải đại diện cho một giá trị nào đó”.
Văn hóa EVN là sự nghiệp của tất cả mọi thành viên EVN
Từ những năm 2000, trong kinh doanh đã có nhiều thay đổi căn bản về khái niệm và nhận thức. Ngày nay, kinh doanh có nghĩa là tham gia vào “bàn tiệc xã hội”, trong đó doanh nghiệp sẽ phải “ngồi cùng bàn với 6 vị khách”: khách hàng – người lao động  – chủ sở hữu – đối tác/đối thủ – cộng đồng – cơ quan quản lý nhà nước. Bạn có nghĩ rằng doanh nghiệp nên kiếm lợi nhuận bằng cách “tiết kiệm” của khách hàng một vài tiện ích, của người lao động đôi găng bảo hộ, của người góp vốn một vài khoản nghĩa vụ, thải ra môi trường những thứ chưa được xử lý hay “lách luật” để né tránh một vài nghĩa vụ đóng góp tối thiểu đối với xã hội?
Bạn có nghĩ rằng để đạt được hiệu quả, doanh nghiệp nên “bỏ vào phong bì mừng” (đóng góp) ít thôi trong khi cố “thu hoạch được nhiều nhất những gì có thể trên bàn tiệc”? Doanh nghiệp có nên “bôi xấu” hay “tìm cách hạ thấp” doanh nghiệp khác, khi họ đang chứng tỏ họ “xứng đáng ngồi vào chỗ” của mình trong “bàn tiệc xã hội” – cạnh tranh? Và liệu những người ngồi cùng “bàn tiệc xã hội” với doanh nghiệp – những người hữu quan – sẽ nghĩ gì và họ sẽ phản ứng như thế nào?
Hiển nhiên là, để có được một vị trí vững chắc, doanh nghiệp cần có “cách ứng xử” phù hợp đối với cả “6 vị khách” này. Sự khác nhau trong hành vi của các doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở chỗ đảm bảo lợi ích vật chất (giá cả, chất lượng, cách thức phục vụ chuyên nghiệp…) mà còn ở việc họ thực hiện điều đó như thế nào (phong cách, bản sắc riêng).
VHDN giúp doanh nghiệp trả lời 3 câu hỏi cơ bản: (1) hình ảnh/ấn tượng mong muốn tạo ra “trong mắt” những người hữu quan là gì? Có thể tạo ra hình ảnh/ấn tượng mong muốn bằng cái gì? Làm thế nào hay điều gì sẽ khiến cho mọi thành viên trong doanh nghiệp tự nguyện, nhiệt tình và nỗ lực xây dựng hình ảnh/ấn tượng mong muốn bằng cách thức đó?
Điểm mấu chốt trong VHDN nói chung là các doanh nghiệp phải lựa chọn được một hệ thống giá trị, triết lý có thể “làm hài lòng những vị khách trong bàn tiệc xã hội” của mình và xây dựng được một phương pháp hành động độc đáo, nhất quán được mọi thành viên tổ chức sẵn sàng, tự giác thực hiện. Tài liệu Văn hóa EVN đã xác định những giá trị cốt lõi và nguyên tắc ứng xử chủ đạo. Đó là những chuẩn mực, nguyên tắc cơ bản để các đơn vị thành viên, các tổ chức và cá nhân trong tập đoàn lấy đó làm căn cứ để xây dựng cho mình một phương pháp hành động nhất quán và những chương trình hành động phong phú mang đậm bản sắc Văn hóa EVN.
Không phải là một phong trào
Để triển khai thành công Văn hóa EVN, trước hết, tất cả mọi người lao động, mọi tổ chức, doanh nghiệp trong Tập đoàn cần có nhận thức đúng đắn. Xây dựng VHDN không phải là một phong trào, mà thực sự là một bước phát triển quan trọng về mặt phương pháp quản lý và tổ chức. Trong phương pháp này, con người và cùng với nó là mối quan hệ con người là đối tượng và trọng tâm của quản lý. Cần chuẩn bị sẵn sàng và quyết tâm thực hiện.
Thứ hai, xây dựng VHDN là xây dựng con người mới, tác phong mới, nề nếp mới. Vì vậy, cần có thời gian và do đó phải kiên trì. Thứ ba, xây dựng VHDN là một quá trình hệ thống. Vì vậy, cần xây dựng những phương án cụ thể, chi tiết và triển khai một cách hệ thống. Thứ tư, triển khai VHDN là xây dựng hình ảnh/ấn tượng cho EVN bằng phong cách, hành vi đặc trưng các thành viên EVN. Vì vậy, xây dựng Văn hóa EVN là sự nghiệp của tất cả mọi thành viên EVN. Thứ năm, để triển khai thành công Văn hóa EVN, cần có sự thay đổi/điều chỉnh về tổ chức, trong đó lấy con người và việc hình thành nhân cách con người làm trung tâm.
1 Triết lý hành động Quản lý bằng giá trị
2 Phương châm quan hệ với khách hàng, đối tác, cộng đồng, chính phủ Quản lý bằng lời hứa
3 Phương châm quan hệ với người lao động, đồng nghiệp, chủ sở hữu Quản lý bằng sự cam kết
4 Phương châm “tự quản lý” Quản lý bằng sự tử tế
5 Phương châm điều hành tổ chức Quản lý bằng nề nếp

Nguyễn Mạnh Quân

0 nhận xét:

Đăng nhận xét