Lấy con người làm gốc là trọng tâm trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp (Ảnh minh họa) |
Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Vì sao phải lấy con người làm gốc?
12:24
Hoàng Phong Nhã
No comments
Konosuke Matsushita người sáng lập tập đoàn Matsushita Electric
Industrial đã rất có lý khi cho rằng: “Tại sao tôn giáo lại phồn vinh mà
nhiều ngành sản xuất lại phá sản mặc dù những sản phẩm họ làm ra đáp
ứng được các nhu cầu thiết yếu của con người. Phải chăng sự khác nhau ở
chỗ, tôn giáo tồn tại dựa vào niềm tin và bằng mọi cố gắng cứu vớt con
người còn nhiều doanh nghiệp kinh doanh chỉ vì lợi ích của riêng doanh
nghiệp đó”.
Từ quan điểm này, cho thấy rằng doanh nghiệp nếu biết dựa trên cơ sở
đóng góp cho phát triển xã hội thì mới có cơ hội đứng vững và phát triển
bền vững. Vì vậy, lấy con người làm gốc là trọng tâm trong xây dựng văn
hóa doanh nghiệp. Con người ở đây không ai khác chính là những người
lao động trong doanh nghiệp, là khách hàng và cộng đồng xã hội. Một số
điểm lưu ý để có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công với trọng
tâm là lấy con người làm gốc, theo Tiến sỹ Nguyễn Minh Phụng - Tạp chí
Cộng sản đó là:
- Với người lao động, doanh nghiệp cần lấy việc bồi dưỡng tinh thần
trách nhiệm của người lao động để kích thích lòng say mê, tính chủ động,
sáng tạo của họ. Cần giáo dục ý thức cho người lao động, để người lao
động coi doanh nghiệp thực sự là “tổ ấm” của cá nhân mình, từ đó trở
thành nhận thức chung của cả tập thể và tạo nội lực để phát triển cho
doanh nghiệp. Để người lao động thực sự gắn bó với doanh nghiệp, lãnh
đạo doanh nghiệp cần có cơ chế quản trị hợp lý đảm bảo những người có
cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp đều được tôn trọng và được
hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra.
- Với khách hàng, doanh nghiệp cần xuất phát từ quan niệm khách hàng là
trên hết vì suy cho cùng doanh nghiệp hướng ra thị trường là hướng đến
khách hàng. Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là yếu tố
tiên quyết sau đó mới là doanh lợi.
- Hướng đến cộng đồng xã hội là một thách thức lớn đối với tất cả các
doanh nghiệp. Bởi đằng sau sự phát triển nhanh chóng là những tác động
làm biến đổi môi trường, là lãng phí tài nguyên và nhiều hệ lụy khác.
Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm giải quyết các vấn đề về môi
trường. Xây dựng VHDN cũng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm
đến các vấn đề xã hội, nhân đạo, quan tâm đến việc đổi mới hoạt động
kinh doanh, tích cực ứng dụng những công nghệ tiên tiến trong sản xuất.
Từ đó, doanh nghiệp mới có thể để đem đến cho khách hàng và xã hội những
sản phẩm thực sự giá trị, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc
sống của con người và góp phần tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng
đồng xã hội.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét