Các ngân hàng trung ương đã đa dạng dự trữ ngoại hối bao gồm cả vàng.
Các ngân hàng trung ương toàn cầu đã mua 534.6 tấn vàng vào năm ngoái.
Hội đồng vàng thế giới cho hay lượng vàng dự trữ chính thức toàn cầu đã tăng lên đến 31,671.4 tấn vào tháng ba.
Chúng tôi đã đưa ra những con số về 10 nước dự trữ chính thức lớn nhất.
Lưu ý: CBGA thay thế cho Thỏa thuận vàng của các ngân hàng trung ương.
Thỏa thuận đầu tiên (CBGA 1) bắt đầu từ 27/9/1999 đến 26/9/2004. Thỏa
thuận thứ hai (CBGA 2) bắt đầu từ 27/9/2004 đến 26/9/2009. Thỏa thuận
thứ ba (CBGA 3) thực hiện trong 5 năm từ tháng 9 năm 2009.
10. Ấn Độ
Lượng vàng dự trữ chính thức: 557.7 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 9.9%
Ngân hàng trung ương Ấn Độ (Reserve Bank of India) mua vàng của IMF và
xem vàng là khoản đầu tư an toàn, nhưng hiếm khi lên tiếng về kế hoạch
mua nó. Trong khi đó, chính phủ đã cố gắng làm nản lòng người dân mua
kim loại quý này. Nhập khẩu vàng được đổ lỗi để bù đắp thâm hụt quốc
gia.
9. Hà Lan
Lượng vàng dự trữ chính thức: 612.5 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 59.2 %
Trở lại năm 1999, Hà Lan công bố sẽ bán 300 tấn vàng trong 5 năm tới
chiếu theo Thỏa thuận vàng của các ngân hàng trung ương (CBGA1), nhưng
nó đã chỉ bán được 235 tấn.
Theo CBGA2 (2004/2005 đến 2008/2009) quốc gia này cho biết sẽ bán tổng
cộng 165 tấn (bao gồm 65 tấn còn lại từ CBGA1) và tuyên bố sẽ không bán
vàng theo CBGA3 (từ 2008/2009 đến 2013/2014)
8. Nhật Bản
Lượng vàng dự trữ chính thức: 765.2 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 3.2%
Dự trữ vàng của Nhật Bản chỉ ở mức 6 tấn năm 1950 và ngân hàng trung
ương nước này đã ghi nhận bước nhảy khủng trong dự trữ vàng vào năm 1959
với việc mua làm tăng 169 tấn so với năm trước đó.
Năm 2011, Ngân hàng Nhật Bản bán vàng để bơm 20.000 tỷ Yên vào nền kinh
tế để trấn an nhà đầu tư sau thản họa sóng thần và hạt nhân.
7. Nga
Lượng vàng dự trữ chính thức: 969.9 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng 9.8 %
Nga đã gia tăng dự trữ vàng từ năm 2006 để đa dạng dự trữ ngoại hối và
hỗ trợ xây dựng đồng Rúp trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế. Năm 2012,
Nga đã tăng thêm khoảng 75 tấn vàng vào lượng dự trữ, chủ yếu từ việc
mua vàng được sản xuất trong nước.
6. Thụy Sĩ
Lượng vàng dự trữ chính thức: 1,040.1 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 10.5 %
Năm 1997 đề xuất bán một phần dự trữ vàng của quốc gia được đưa ra vì
chúng không còn được xem là “cần thiết cho các mục tiêu của chính sách
tiền tệ” , theo Hội đồng vàng thế giới.
1,300 tấn vàng thặng dư được xem xét bán và quốc gia này đã bắt đầu bán
chúng vào tháng 5 năm 2000. 1,170 tấn đã được bán theo CBGA 1 và 130
tấn được bán theo CBDA 2. Thụy Sĩ cho hay không có kế hoạch bán vàng nào
theo CBGA 3.
5. Trung Quốc
Lượng vàng dự trữ chính thức: 1,054.1 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 1.7 %
Vàng vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong 3,200 tỷ USD dự trữ ngoại hối nếu so sánh với tỷ lệ trung bình quốc tế là 10%
Gia tăng dự trữ vàng sẽ giữ vai trò quyết định đối với Trung Quốc khi
muốn quốc tế hóa đồng tiền và kỳ vọng trở thành đồng tiền dự trữ theo
Financial Times.
4. Pháp
Lượng vàng dự trữ chính thức: 2,435.4 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 69.2 %
Pháp đã bán 572 tấn vàng chiếu theo CBGA 2 và đã chuyển thêm khoảng 17
tấn vào Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for International Settlements
– BIS ) cuối năm 2004 để mua lại cổ phần của BIS. Pháp khẳng định không
có kế hoạch mua vàng nào theo CBGA 3.
3. Ý
Lượng vàng dự trữ chính thức: 2,451.8 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 72.2 %
Ý đã không bán bất kỳ lượng vàng nào theo CBGA 1 cũng như CBGA 2 và
cũng công bố không bán theo CBGA3. Nhưng trong năm 2011, các ngân hàng ở
Ý cũng đang quan sát động thái của Ngân hàng Trung ương (Bank of Italy)
để mua vàng nhằm hỗ trợ cho bảng cân đối kế toán trước áp lực các cuộc
kiểm tra.
2. Đức
Lượng vàng dự trữ chính thức: 3,391.3 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 72.7 %
Đức đã bán vàng ra theo CBGA 1 và 2 nhằm mục đích đúc những đồng tiền
vàng kỷ niệm. Trong năm đầu của CBGA 3 (2008-2009), ngân hàng trung ương
Đức (Bundesbank) bán xấp xỉ 6 tấn vàng và đã bán 4.7 tấn vàng từ
7/9/2011. Đã không có bất kỳ sự thay đổi nào trong dự trữ vàng của Đước
những năm sau đó, nhưng vào tháng 1 Ngân hàng
Trung ương cho hay sẽ đem về nước tất cả dự trữ vàng vật chất ở Paris và Ngân hàng dự trữ liên bang New York.
1. Mỹ
Lượng vàng dự trữ chính thức: 8,133.5 tấn
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 75.6 %
Mỹ từng có lượng vàng dự trữ lớn nhất vào năm 1952 khi tổng dự trữ đạt
20,663 tấn. Lượng dự trữ lần đầu tiên rơi xuống dưới mốc 10,000 vào năm
1968
Source : Businessinsider
Posted in: Tài chính tiền tệ
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét