Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

BRICS thách thức nỗ lực của phương Tây

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) diễn ra trong tuần này là một sự thách thức đối với các nỗ lực của phương Tây trong việc cô lập Nga. Đây cũng là dấu hiệu mới nhất về một trật tự thế giới đa cực ngày càng tăng mà khối này mong muốn.

Trong các ngày 14 - 15/7, các nhà lãnh đạo của các nước thành viên gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, cùng nhau họp tại Brazil. Đây sẽ là lần đầu tiên Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự một hội nghị quốc tế kể từ khi bị gạt ra khỏi nhóm các nước công nghiệp G8 sau sự kiện Crimea ở Ukraine.

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) ngày 14/7 nhân hội nghị thượng đỉnh BRICS. Ảnh: AFP/TTXVN

Oliver Stuenkel, giáo sư quan hệ quốc tế tại Quỹ Getulio Vargas của Brazil, nhận xét: "Việc BRICS tổ chức hội nghị thượng đỉnh cho thấy phương Tây không còn khả năng khiến các cường quốc mới nổi làm theo mình được nữa, ngay cả trong các vấn đề địa chính trị quan trọng. Các nước này đã từ chối tham gia các nỗ lực cô lập Nga". Giáo sư Stuenkel cũng cho rằng việc loại bỏ Nga khỏi nhóm các nước phát triển và đang nổi G20 là điều không thể làm được vì Nga nhận được sự ủng hộ của BRICS.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây suy giảm xuống mức thấp trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh do việc Moskva sáp nhập Crimea. Tại buổi họp báo, một quan chức chính phủ Brazil cho biết tuyên bố cuối cùng của hội nghị có thể đề cập đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Tháng 3/2014, tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, toàn bộ nhóm BRICS đã bỏ phiếu trắng đối với một nghị quyết lên án việc Nga sáp nhập Crimea. Lúc đó, điều phối viên Bộ Ngoại giao Nga tại nhóm BRICS Vadim Lukov đã tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng Ukraine đã "góp phần củng cố liên minh". Cuộc khủng hoảng Ukraine cũng đã mang lại cho các nước thành viên BRICS cơ hội thể hiện sự phản đối của mình trước cách thức các cường quốc phương Tây chi phối vũ đài quốc tế.

Mark Weisbrot, đồng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách tại Washington, nói: "Nhóm BRICS đã thể hiện khá rõ ràng sự phản đối của họ trước các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) chống lại Nga. Các nước BRICS không thể buộc Washington thay đổi chính sách đối ngoại của mình. Tất cả những gì họ có thể làm là buộc Washington phải trả giá về chính trị và kinh tế cho chính sách đó".

Trọng tâm chiến lược của hội nghị BRICS là thành lập một ngân hàng phát triển và một quỹ dự trữ nhằm tạo thêm một lựa chọn nữa bên cạnh các thể chế do phương Tây chi phối như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Chuyên gia Badie cho rằng động thái này không khác gì "một sự trả đũa tài chính" của các nước có nền kinh tế đang phát triển vượt bậc sau nhiều năm bị Mỹ và phương Tây chiếm ưu thế. Charles Movit, Giám đốc chi nhánh châu Âu của hãng nghiên cứu và tư vấn IHS, nhận xét: "Đây sẽ là sự hình thành bước đầu một thế giới tài chính 'đa cực' phản ánh một không gian địa chính trị đa cực mà ông Putin mong muốn". Tuy nhiên, ngân hàng BRICS chắc chắn không thể làm giảm những thiệt hại do các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU gây ra cho Nga.

Chuyên gia Edward Verona của hãng tư vấn chiến lược McLarty Associates nói: "Vấn đề là Mỹ hoặc EU sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt theo từng lĩnh vực hay về công nghệ. Các lệnh này sẽ tước đi của Nga các tiềm năng cụ thể mà các nước BRICS khác không thể cung cấp, như công nghệ khoan dầu khí". Theo chuyên gia Verona, việc Nga cần tới các công nghệ của phương Tây là dấu hiệu cho thấy thực trạng kinh tế có thể vẫn là một trở ngại để đi tới một thế giới đa cực mà nước này đang hướng tới.

TTK

0 nhận xét:

Đăng nhận xét