Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Học giả Singapore: Nếu Trung Quốc dân chủ sẽ thành cơn ác mộng với Mỹ


 
(GDVN) - Trung Nam Hải đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước như một công cụ chính trị nhằm thực hiện những ý đồ riêng.


Học giả Kishor Mahbubani, Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu đại học Quốc gia Singapore.
The Diplomat ngày 22/10 dẫn lời một nhà cựu ngoại giao, học giả Singapore bình luận, một Trung Quốc dân chủ sẽ là cơn ác mộng tồi tệ đối với phương Tây và Mỹ. Kishore Mahbubani, Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc đại học Quốc gia Singapore đưa ra bình luận này ngày hôm qua.
Ông lưu ý rằng từ lâu trong dư luận Mỹ đã có một sự đồng thuận trong nhận thức rằng Trung Quốc dân chủ hơn, tự do hơn sẽ giúp quốc gia này trở thành một quyền lực toàn cầu có trách nhiệm hơn. Mahbubani cảnh báo người Mỹ cần thận trọng với những gì họ đang mong muốn từ Bắc Kinh.
Theo Mahbubani, có một thứ "tình cảm dân tộc dân túy" rất mạnh mẽ tại Trung Quốc có nguồn gốc từ nhận thức cho rằng người Trung Quốc đã phải chịu đựng "1 thế kỷ nhục nhã dưới bàn tay phương Tây và các cường quốc nước ngoài khác". 
Hơn nữa, tình cảm này (bản chất là chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi) không xuất phát từ những người dân bình thường mà có xu hướng phát triển và lan rộng trong giới tinh hoa Trung Quốc có trình độ cao, đặc biệt là những người đã học tập tại nước ngoài như châu Âu và Mỹ
Mahbubani cho rằng đảng Cộng sản Trung Quốc đang kiểm soát hiệu quả (cái gọi là) tình cảm dân tộc này, nhưng nó sẽ bung ra một khi Trung Quốc trở nên tự do dân chủ hơn, đó sẽ là cơn ác mộng đối với thế giới phương Tây. "Tôi không có gì nghi ngờ việc nếu Trung Quốc có một nền dân chủ tự do, họ sẽ trở thành một quốc gia cực đoan, nguy hiểm hơn nhiều nước vì sự tức giận dồn nén trong 200 năm sẽ phát nổ", Mahbubani dự đoán.
Ngược lại, đảng Cộng sản Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề trong nước, đó mới là chìa khóa cho sự tồn tại của nó, Mahbubani lập luận. Trung Quốc rất có thể đóng vai trò một bên liên quan có trách nhiệm trong trật tự toàn cầu nếu quốc gia này nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản Trung Quốc.
"Nếu bạn quan tâm đến hòa bình và an ninh, bạn có thể muốn đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn giữ vai trò trong quyền lực toàn cầu", Mahbubani nói với người Mỹ. Ông cho rằng Bắc Kinh không có lợi ích gì trong việc phá vỡ trật tự toàn cầu và trong các vấn đề quốc tế Bắc Kinh có khả năng tiếp tục trì hoãn sự lãnh đạo của các nước khác trong tương lai gần.
Đám đông người biểu tình Trung Quốc lao vào đập phá xe hơi Nhật, cửa hàng Nhật, tấn công người Nhật và phá hủy bất cứ thứ gì liên quan đến Nhật Bản trên đường đi. Phải chăng đó chính là mục đích, ý muốn của Trung Nam Hải? Nhưng chắc chắn, hậu quả và thiệt hại lâu dài sẽ thuộc về người Trung Quốc.
Mahbubani thừa nhận rằng điều này lại "không nhất thiết đúng với trường hợp các vấn đề khu vực như Bắc Triều Tiên hay Biển Đông", nơi Bắc Kinh đang tích cực theo đuổi yêu sách (vô lý, phi pháp) của mình. Trong khi dự đoán tương lai với những thách thức, học giả Singapore này lập luận rằng gần như không thể tránh khỏi xu thế nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong tương lai,  trở thành "số 1" thế giới.
Tạm không bàn đến chuyện Trung Quốc dân chủ hay không dân chủ, vì đó là chuyện của người Trung Quốc. Nhưng nếu Mahbubani thừa nhận sự phát triển và nguy cơ tiềm ẩn từ chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi ở Trung Quốc là một sự thật cộng đồng quốc tế hầu hết đều thấy rõ, thì nhận định rằng đảng Cộng sản Trung Quốc đã kiểm soát chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước một cách chặt chẽ hay hiệu quả có thể gây tranh cãi - PV.
Dư luận khu vực và cộng đồng quốc tế đã chứng kiến những cuộc biểu tình chống Nhật Bản bùng phát thành bạo lực nổ ra khắp Trung Quốc vào cuối năm 2012 khi chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe quyết định quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku ở biển Hoa Đông mà Bắc Kinh cũng yêu sách "chủ quyền". Những người biểu tình này hầu hết là người dân lao động chứ không phải "giới tinh hoa, được ăn học ở Mỹ và phương Tây" như Mahbubani bình luận.
Nếu đảng Cộng sản Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát được chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước như Mahbubani bình luận, thì động thái nêu trên chỉ còn lại duy nhất 1 khả năng: Trung Nam Hải đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước như một công cụ chính trị nhằm thực hiện những ý đồ riêng, mà 2 mục đích rõ nhất ai cũng thấy được.
Thứ nhất, Bắc Kinh dùng nó để gây áp lực với quốc gia đối thủ mà Trung Quốc (nhảy vào) tranh chấp chủ quyền lãnh thổ; Thứ hai, Trung Nam Hải muốn tạo sự kiện thu hút sự chú ý của dư luận, phân tán và dập nguy cơ rối loạn trong nước vì những vấn đề đối nội khiến người dân bức xúc như tham nhũng lan tràn, khoảng cách giàu nghèo, môi trường ô nhiễm...
Nếu không phải Bắc Kinh sử dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan như một chiêu bài chính trị thì chỉ còn khả năng họ không thể kiểm soát được chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước. Nhưng điều này ít có khả năng xảy ra. Chính bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã thường xuyên khoét sâu vào lịch sử thời kỳ bị Nhật Bản đô hộ, dùng chiêu bài lịch sử để lái sự chú ý của người dân vào vấn đề lãnh thổ để tạm quên đi những bức xúc trong đời sống thường ngày, dùng chuyện xưa để giải quyết vấn đề ngày nay.
Sử dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chiêu bài lịch sử cho những mục đích chính trị có thể trở thành con dao hai lưỡi.
Ở Biển Đông, Trung Quốc cũng sử dụng thủ đoạn "lịch sử" để khẳng định và thúc đẩy yêu sách vô lý, bất hợp pháp với đường lưỡi bò chiếm tới trên 85% diện tích vùng biển này. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng được Bắc Kinh sử dụng nhuần nhuyễn, nhất là thông qua hệ thống tuyên truyền trên internet và một đội ngũ học giả hiếu chiến được coi như dàn "hỏa lực mồm" của Bắc Kinh. Chỉ có điều, Trung Nam Hải không thể một lúc khiêu khích cả hai đầu, Hoa Đông và Biển Đông, đó cũng là đòn giương Đông kích Tây mà Bắc Kinh sử dụng.
Trên biển Hoa Đông, Bắc Kinh có thể khuấy động các cuộc biểu tình chống Nhật Bản bất cứ lúc nào kết hợp với các động thái leo thang trên thực địa, nhưng đó chỉ là "đòn gió" thu hút dư luận. Trên thực tế, Trung Quốc đang tập trung bành trướng ở Biển Đông. Bắc Kinh thả nổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi, thậm chí nuôi dưỡng nó trong vấn đề Biển Đông, nhưng chỉ giới hạn trên không gian ảo và phô trương thanh thế, chứ chưa lợi dụng nó trong đời sống thực như với Hoa Đông và Nhật Bản.
Mặt khác, cái gọi là "tình cảm dân tộc mạnh mẽ" mà học giả Singapore Mahbubani dùng để gọi chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi ở Trung Quốc bản thân nó đã không chính xác và có hàm ý bao biện cho thủ đoạn chính trị này của Bắc Kinh. Chúng ta không thể thay đổi lịch sử. Trong lịch sử, người Trung Quốc đã từng bị các đế quốc xâm lược, đô hộ. Và cũng trong hàng ngàn năm lịch sử, người Trung Quốc đã cất quân xâm lược, đô hộ các nước láng giềng nhỏ hơn, trong đó có Việt Nam.
Do đó trong xã hội văn minh ngày nay, nếu quốc gia nào cũng sử dụng lịch sử làm thủ đoạn thực hiện các mục tiêu chính trị, ắt hẳn thế giới sẽ đại loạn. Bắc Kinh vẫn cứ sử dụng lịch sử như một chiêu bài, thủ đoạn chính trị dù với mục đích nào để lèo lái dư luận cũng sẽ là một con dao hai lưỡi. Khi xã hội thông tin phát triển, nhận thức của người dân sẽ ngày một nâng cao và không dễ bị ai đó "lèo lái" hay "định hướng" theo ý đồ chủ quan của Bắc Kinh. Điều này cũng chỉ ra mâu thuẫn ngay trong lập luận của Mahbubani cho rằng "giới tinh hoa Tây học" ở Trung Quốc mới theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan chứ không phải những người dân chân chất, ít học.
Thứ nhất, những người có ăn học, đặc biệt là ở phương Tây hơn ai hết họ được tiếp xúc với đầy đủ thông tin và tự mình chiêm nghiệm, không dễ để "định hướng" cho họ. Thứ hai, Mỹ và phương Tây chắc hẳn không giáo dục "giới tinh hoa Trung Quốc" phải nuôi dưỡng lòng căm thù quốc gia, dân tộc nơi họ đang đến học hỏi chỉ vì những chuyện của các thế hệ đi trước.
Các nhà phân tích phương Tây đã từng cảnh báo, những cuộc biểu tình chống Nhật Bản nếu Bắc Kinh để quá đà có thể sẽ biến thành biểu tình chống chính phủ Trung Quốc vì những vấn đề nội tại của họ - PV.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét