Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Khi Người Công Giáo Nói Chuyện "HÒA ĐỒNG TÔN GIÁO”

  • Tình Huynh Đệ Đại Đồng
Điểm thứ hai trong mục Nền Tảng Để Tạo Hòa Đồng Tôn Giáo, theo quan niệm của ông Chu Tấn là: Tình Huynh Đệ Đại Đồng. Ông lý luận như sau:

Con người dù khác nhau về chúng tộc, ngôn ngữ, tôn Giáo nhưng nếu nhìn theo quan điểm của tôn giáo độc thần (Do Thái Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Ấn Dộ Giáo, Hồi Giáo) thì đều là con Thiên Chúa hay Thượng Đế với những danh hiệu khác nhau) [Tôi bỏ đi câu nói về quan điểm Sinh, Lão, Bệnh, Tử của Đạo Phật vì nó lạc lõng không liên quan gì đến cái mà ông Chu Tấn cho là “Cùng là con Thiên Chúa. TCN] Nếu cùng là con Thiên Chúa (cho dù theo tôn giáo khác nhau) [Phật Giáo không hề chấp nhận có một Thiên Chúa. TCN] vẫn là con cùng một Đấng Cha Lành, Nếu cùng mang một thân phận chúng sanh, củng một cảnh ngộ thì lòng từ bi phải mở rộng chứ lẽ nào đánh giết lẫn nhau! Do trên dù quán chiếu vấn đề trên lập trường hay quan điểm của một tôn giáo nào chăng nữa, cũng không thể phủ nhận được tình Huynh Đệ Đại Đồng là mẫu số chung giúp chúng ta hòa đồng tôn giáo.
Quý vị trí thức Công Giáo thường nói đến Thiên Chúa, vậy tôi xin hỏi một câu: Thiên Chúa của quý vị là cái chi chi? Đây là một câu hỏi rất nghiêm chỉnh vì trên thế giới có cả trăm Thiên Chúa khác nhau và có rất nhiều quan niệm khác nhau về Thiên Chúa. Judith Hayes đã viết một cuốn sách có nhan đề là: “Chúng ta tin tưởng ở Thiên Chúa: nhưng mà là Thiên Chúa nào?” [In God We Trust: But Which One?"] Nếu quý vị không nói rõ cho chúng tôi hiểu về Thiên Chúa của quý vị thì tất cả những gì quý vị nói chỉ là đoán mò. Nhưng tôi biết rõ là quý vị muốn nói đến Thiên Chúa nào vì quý vị là người Công Giáo. Đó là Thiên Chúa được viết ở trong cuốn Kinh của Ki Tô Giáo (Christian Bible). Nhưng vì quý vị nằm trong một tôn giáo của “đức tin”, nghĩa là sự hiểu biết chính xác về các vấn đề trở nên thừa thãi, cho nên quý vị tất nhiên không biết là quý vị sẽ rất kẹt nếu quý vị muốn nói Thiên Chúa của quý vị là Thiên Chúa trong Cựu Ước hay con của ông ta trong Tân Ước. Tại sao? Tôi sẽ nói cho quý vị biết.

Thiên Chúa Cựu Ước hay Tân Ước ?
Trước hết là một nhận định của Robert G. Ingersoll, một tư tưởng gia vĩ đại của Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Tượng kỷ niệm ông ta hiện có ở Periora, Illinois.
Ngày nay, nếu một người làm theo những lời dạy [của Thiên Chúa] trong Cựu Ước thì hắn ta là một tên phạm tội ác. Nếu hắn theo sát những lời dạy [của Giê-su] trong Tân ước thì hắn là một tên điên.
If a man would follow, today, the teachings of the Old Testament, he would be a criminal. If he would follow strictly the teachings of the New, he would be insane.
Robert G. Ingersoll
Thiên Chúa của quý vị tất nhiên là Thiên Chúa trong Cựu Ước, bố của Giê-su nhưng cũng là Giê-su, mà Giê-su cũng là Thánh Linh đã làm cho bà Mary mang thai để đẻ ra Giê-su, theo thuyết “Ba Ngôi Thiên Chúa” của Ki Tô Giáo. Vì cả ba đều là một, cho nên chúng ta chỉ cần biết về “một ngôi Thiên Chúa” là có thể biết cả “ba ngôi Thiên Chúa”. Chúng ta, tuy không phải ở trong Ki Tô Giáo, nhưng khá quen thuộc với những câu như “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian”, hoặc “Giê-su yêu bạn”, "Giê-su đến để mang một tin vui, tin vui tình thương, tin vui tự do...", “Tin Mừng Phúc Âm” v..v…

Đọc ít nhiều về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo, tôi cảm thấy ngỡ ngàng khi đọc những nhận định sau đây về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo, và đây chỉ là vài nhận định điển hình:
1) Tổng Thống Thomas Jefferson của Mỹ, sau khi đọc cuốn “Thánh Kinh”, đã nhận định về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo là “một nhân vật có tính tình khủng khiếp – độc ác, ưa trả thù, đồng bóng, và bất công” [Thomas Jefferson describes The God of Moses as “a being of terrific character – cruel, vindictive, capricious and unjust].
2) James A. Haught: Qua luận lý, chúng ta có thể thấy quan niệm của giáo hội về một Thiên Chúa ở trên trời với lòng “quá thương yêu thế gian” không đứng vững. Nếu có một đấng thần linh sáng tạo ra mọi thứ hiện hữu thì ông ta đã làm ra ung thư vú cho phái nữ, bệnh hoại huyết cho trẻ con, bệnh cùi, bệnh AIDS, bệnh mất trí nhớ (Alzheimer), và hội chứng Down (khuyết tật tinh thần). Ông ta ra lệnh cho những con cáo cắn xé nát những con thỏ ra từng mảnh, những con báo giết những hươu nai. Không có một con người nào độc ác đến độ hoạch định những sự khủng khiếp như vậy. Nếu một đấng siêu nhiên làm như vậy, ông ta là một con quỷ, không phải là một người cha nhất mực nhân từ.
[Haught, James A., 2000 Years of Disbelief: Famous People with the Courage to Doubt, p. 324: Through logic, you can see that the church concept of an all-loving heavenly creator doesn't hold water. If a divine Maker fashioned everything that exists, he designed breast cancer for women, childhood leukemia, leprosy, AIDs, Alzheimer's disease, and Down's syndrome. He madated foxes to rip rabbits apart and cheetahs to slaughter fawns. No human would be cruel enough to plan such horrors. If a supernatural being did so, he's a monster, not an all-merciful father.]
3) Giám mục John Shelby Spong: Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng. [ John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, pp. 24: A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.]
4) Linh mục Công giáo James Kavanaugh viết về “Huyền Thoại Cứu Rỗi” trong cuốn Sự Sinh Ra Của Thiên Chúa (The Birth of God), xin đọc: http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN36.php :
Nhưng đối với con người hiện đại. chuyện hi sinh của Giê-su chẳng có ý nghĩa gì mấy, trừ khi hắn đã bị reo rắc sự sợ hãi và bị tẩy não từ khi mới sinh ra đời (But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth). Đối với tôi (Linh mục James Kavanaugh), đó là một huyền thoại “cứu rỗi” của thời bán khai, miêu tả một người cha giận dữ [Thiên Chúa], chỉ nguôi được cơn giận bằng cái chết đầy máu me của chính con mình. Đó là một chuyện độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai (It is a primitive tale of unbelievable cruelty).
5) Nhưng đặc biệt hơn cả là khi đọc Richard Dawkins trong cuốn “The God Delusion”, ấn bản 2008, tôi thấy tác giả đưa ra tới 16 nhận định về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo rất đáng để chúng ta nghiên cứu để tìm hiểu sự thật. Mở đầu Chương 2, trang 51, về “Giả Thuyết Về Thiên Chúa” [The God Hypothesis], tác giả Richard Dawkins viết:
Không cần phải bàn cãi gì nữa, Thiên Chúa trong Cựu Ước là nhân vật xấu xa đáng ghét nhất trong mọi chuyện giả tưởng: ghen tuông đố kỵ và hãnh diện vì thế; một kẻ nhỏ nhen lặt vặt, bất công, có tính đồng bóng tự cho là có quyền năng và bất khoan dung; một kẻ hay trả thù; một kẻ khát máu diệt dân tộc khác; một kẻ ghét phái nữ, sợ đồng giống luyến ái, kỳ thị chủng tộc, giết hại trẻ con, chủ trương diệt chủng, dạy cha mẹ giết con cái, độc hại như bệnh dịch, có bệnh tâm thần hoang tưởng về quyền lực, của cải, và toàn năng [megalomaniacal], thích thú trong sự đau đớn và những trò tàn ác, bạo dâm [sadomasochistic], là kẻ hiếp đáp ác ôn thất thường.
[The God of the Old Testament is arguably the most unpleasant character in all fiction: jealous and proud of it; a petty, unjust, unforgiving control-freak; a vindictive, bloodthirsty ethnic cleanser; a misogynistic, homophobic, racist, infanticidal, genocidal, filicidal, pestilential, megalomaniacal, sadomasochistic, capriciously malevolent bully.]
Tôi nghĩ rằng, tác giả phải có lý do gì mới dám viết ra những điều như trên, vì có tới 1/3 nhân loại, nghĩa là khoảng 2 tỷ người, tin và thờ phụng Thiên Chúa của Ki Tô Giáo. Và khá lạ lùng, cuốn The God Delusion của Richard Dawkins lại là một cuốn sách bán chạy nhất ở phương trời Âu Mỹ. Đối với tôi thì tôi không lấy gì làm lạ khi đọc những dòng chữ trên của Richard Dawkins vì tôi đã đọc kỹ cuốn “Kinh Thánh”, đã thấy “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian” như thế nào trong Cựu Ước, và đã thấy những “Tin Mừng Phúc Âm” trong Tân Ước là như thế nào.
Muốn chứng minh là những nhận định của Richard Dawkins không sai, chúng ta chỉ cần chịu khó đọc kỹ cuốn Cựu Ước nhưng tôi nghĩ ít người ngoại đạo muốn bỏ ra thì giờ để làm công việc này, và những người trong đạo rất sợ đọc kỹ “Kinh Thánh”, họ chỉ đọc những đoạn họ muốn đọc, hoặc được giáo hội bảo đọc..
Rất may là trên Internet có Steve Wells, ngày 3 tháng 12, 2008, đã giúp chúng ta rất nhiều để giải quyết vấn nạn này trên trang nhà http://dwindlinginunbelief.blogspot.com/ bằng cách đưa ra những câu trong “Thánh Kinh” để chứng minh là những nhận định của Richard Dawkins không phải là sai. Trong tương lai, tôi sẽ theo gót Steve Wells làm công việc này bằng tiếng Việt.
Các tín đồ Ki Tô Giáo được dạy rằng: Con người là sản phẩm ưu ái của Thiên Chúa, được Thiên Chúa sáng tạo ra giống như Thiên Chúa, cho nên chúng ta phải biết ơn, phải sợ hãi và thờ phụng Thiên Chúa, và hết lòng hết sức yêu Thiên Chúa, vị Cha chung của chúng ta. Nhưng các tín đồ, nhất là các tín đồ Ki Tô Giáo Việt Nam, rất ít người biết rằng, chính Giáo Hoàng John Paul II đã phát biểu năm 1996:
Thân xác con người có thể không phải là sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần... Những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận Thuyết Tiến Hóa hơn chỉ là một giả thuyết.
(The human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution...Fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis).
Như vậy, Thiên Chúa của Ki Tô Giáo không phải là cha chung của nhân loại, sáng tạo ra tổ cha Adam của chúng ta từ đất bụi (earth dust), và tổ mẹ Eve, từ cái xương sườn của Adam. Chúng ta không phải là hậu duệ của Adam và Eve, do đó không cần phải nhớ ơn Thiên Chúa về sự “sáng tạo” không hề có của ông ta ra chúng ta. Tất nhiên những lời các “bề trên” dạy giáo dân là Thiên Chúa sáng tạo ra con người chỉ là những lời bịp bợm, sai sự thực. Quý vị nào không đồng ý, xin mời lên tiếng. Nhưng với một Thiên Chúa mà tính nết như vậy thì ai muốn làm con ông ta xin giơ tay. Tôi nghĩ rằng hơn 90% người dân Việt Nam đều không muốn có một người Cha chung như vậy.
Vậy thì câu khẳng định của ông Chu Tấn: Nếu cùng là con Thiên Chúa (cho dù theo tôn giáo khác nhau) vẫn là con cùng một Đấng Cha Lành bắt nguồn từ sự mê muội thiếu hiểu biết về chính Thiên Chúa của mình chứ chẳng phải là một sự thật có tính phổ quát. Vì Nền Tảng Hòa Đồng Tôn Giáo của ông Chu Tấn đặt căn bản trên một điều hết sức sai lầm, không có tính cách thuyết phục, cho nên tất cả những gì ông viết tiếp trong bài không đáng để cho chúng ta phải để ý. Có một điểm tôi muốn nêu lên ở đây là những người Công Giáo như Chu Tấn khi trích dẫn từ Thánh Kinh nhưng lại chẳng bao giờ đọc Thánh Kinh. Chứng minh?
Chúng ta hãy đọc vài câu của ông Chu Tấn quảng cáo cho Chúa của ông ấy:
Chúa dạy “yêu cả người làm mất lòng ta, yêu cả kẻ thù” [Đây là một câu các tín đồ Ki Tô Giáo thường rất hay trích dẫn nhưng tất cả đều bỏ qua một câu đặc biệt Chúa phán trong Tân ước: Luke 19:27: Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta.]
Một câu khác mà ông Chu Tấn trích dẫn từ Tân Ước mà không phải trong Tân Ước là như sau:
Khi Pontus Pilate hỏi: “Chân lý là gì ? Chúa Giê Su đã im lặng, hàm ý Chân Lý không thể nghĩ bàn và Giê-su cũng giống như các bậc hiền nhân như Đức Phật, Lão Tử v..v.., giữ yên lặng trước những vấn đề về siêu hình học. Nhưng vấn đề là trong ba Phúc Âm đầu, Matthew, Mark, Luke đều không có câu hỏi “Chân lý là gì ?” của Pilate. Và câu hỏi của Pilate, thật ra không phải là câu hỏi, nằm trong đoạn sau đây của Phúc Âm John, John 18: 37-38: 37. Pilate therefore said to him, “Are you a king then?” Jesus answered, “You say rightly that I am a king. For this cause I was born, and for this cause I have come into the world, that I should bear witness to the truth. Everyone who is of the truth hears my voice.” 38. Pilate said to Him, “What is truth?”. And when he had said this, he went out to the Jews… [Pilate bèn hỏi Giê-su: “Thế thì nhà ngươi là vua sao? Giê-su trả lời: “Ông nói đúng, tôi là vua. Vì lý do này mà tôi đã sinh ra, và vì lý do này mà tôi vào cõi trần để làm chứng cho Chân Lý. Người nào ở trong Chân Lý thì nghe thấy tiếng tôi. Pilate hỏi Giê-su, “Chân Lý là gì?” Khi nói xong [không đợi cho Giê-su trả lời] hắn đi ra với những người Do Thái." [Kinh Thánh tiếng Việt do International Bible Society xuất bản năm 1994 dịch đoạn này là “Phi-Lát thắc mắc: “Chân Lý là gì” rồi bước ra ngoài…] Chúng ta thấy rằng, trong Thánh Kinh tiếng Anh cũng như tiếng Việt, không có chỗ nào viết là “Chúa Giê-su đã im lặng”.
Thêm vào câu “Chúa Giê-su đã im lặng”, ông Chu Tấn đã cho chúng ta thấy thực chất thủ thuật của ông ấy để quảng cáo cho Chúa của ông ấy. Nhưng ngày nay, không phải muốn viết thế nào, trích dẫn thế nào từ Thánh Kinh, diễn giải thế nào về Thánh Kinh cũng được. Những nghiên cứu nghiêm chỉnh về cuốn Thánh Kinh, về Thượng đế của Ki Tô Giáo, về Giê-su đã tràn ngập thế gian cho nên trong những bài viết của người Công Giáo, nếu có những sơ hở hay cố ý ngụy tạo nào người ngoại đạo sẽ biết ngay.
Mọi tôn giáo đều khác nhau về bản chất, giáo lý và phương pháp thực hành. Cho nên tinh thần đối thoại trí thức là tìm hiểu lẫn nhau ngõ hầu có thể đi đến sự hòa bình giữa các tôn giáo, tránh chiến tranh tôn giáo, chứ không phải để đánh đồng mọi tôn giáo qua những biện chứng méo mó mà thực chất chỉ là cái bình phong để đánh lừa dư luận về bản chất của tôn giáo mình, mà mục đích chỉ là truyền đạo, thu nhặt tín đồ. Trong tinh thần đối thoại trí thức, có vài tiêu chuẩn chúng ta phải tôn trọng. Tôn trọng quyền phát biểu ý kiến cũng như quyền bất đồng ý kiến; tôn trọng sự lương thiện trí thức nghĩa là phải chấp nhận sự thật dù sự thật đó có thể trái với niềm tin của mình và có thể làm cho mình đau lòng; ý kiến và quan niệm đưa ra phải có những luận cứ hợp lý bảo vệ giá trị; và đối thoại phải đặt thuần túy trên các luận điểm, ý kiến hay quan niệm. Trong thời đại ngày nay, chúng ta không thể đưa ra những luận cứ như “Thánh Kinh nói rằng…”, coi đó như là những chân lý không thể sai lầm.

Tranh Đấu Bằng Hình Thức Cầu Nguyện
Sau cùng tôi muốn nói đến bài “Nhân Vụ Tranh Đấu Bằng Hình Thức Cầu Nguyện Tại Thái Hà, Thử Tìm Hiểu Ý Nghĩa Và Mục Tiêu Của Cần Nguyện Trước Sự Rũ Liệt Tinh Thần Của Dân tộc. trên tiengnoigiaodan.net: http://www.tiengnoigiaodan.net/anews09/0901_038.html của ông Nguyễn Anh Tuấn. Tôi nghĩ rằng cái đầu đề trên còn thiếu một chi tiết sau hai chữ “Cầu Nguyện”, đó là “Cầu Nguyện Bằng Búa, Kìm, và Xà Beng”. Nhưng đây là chuyện nhỏ.
Chúng ta biết rằng, trước đây ông Nguyễn Anh Tuấn đã thay mặt Nhóm Người Công Giáo Chủ Trương Hòa Đồng Tôn Giáo Và Dân Tộc và đã đưa ra “Sản Phẩm Trí Tuệ” của ông ấy, một sản phẩm mà tôi đã phê bình trên http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt5.php. Chủ trương Hòa đồng Dân Tộc của nhóm người này mà ông Nguyễn Anh Tuấn thay mặt là mạ lỵ cả dân tộc Việt Nam qua câu: Sự Rũ Liệt Tinh Thần Của Dân tộc.” Dân tộc của chúng ta ngày nay có trên 80 triệu dân trong đó có khoảng 5-7 triệu người Công Giáo. Với cái đầu đề xúc phạm cả một dân tộc như vậy, ông Nguyễn Anh Tuấn đã để lộ bộ mặt của một tên Công giáo ngu đạo cuồng tín, chống Cộng cực đoan cho Chúa. Thật ra, rũ liệt tinh thần chính là loại đầu óc của Nguyễn Anh Tuấn, nếu chúng ta chịu khó đọc bài của ông ta.
Tôi sẽ không phê bình bài trên của ông Nguyễn Anh Tuấn vì nội dung bài đó không ngoài những luận điệu truyền đạo ngu ngơ lỗi thời rất rẻ tiền, chống Cộng rất rẻ tiền, và một kiến thức về tôn giáo không thể gọi là kiến thức. Quý độc giả có thể vào trang nhà tiengnoigiaodan.net trên để đọc toàn bài của ông ấy: http://www.tiengnoigiaodan.net/anews09/0901_038.html
 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét