Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Quá trình hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm tại Đông Á -

Tác giả: Michael Raska | Biên dịch: Nguyễn Thế Phương
333615_Varshavyanka-submarine
Một khía cạnh quan trọng của cuộc “cạnh tranh vũ trang” ở khu vực Đông Á là sự xuất hiện của các lớp tàu ngầm diesel-điện thông thường thế hệ mới (SSKs), vốn đang ngày càng trở thành một lựa chọn vũ khí phổ biến – được xem là một tác nhân nhằm tăng cường sức mạnh quân sự với khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ đa dạng đồng thời giúp chống lại những lực lượng hùng mạnh hơn.
Bất chấp tốc độ phát triển kinh tế tại Đông Á cũng như quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của khu vực này vào nền kinh tế toàn cầu, thực tế chiến lược của khu vực đã phản ánh những xu hướng cạnh tranh nhau.
Với việc Trung Quốc cố gắng mở rộng lợi ích quốc gia của mình thông qua “những nhiệm vụ mới mang tính lịch sử”, nước này đang nỗ lực giành lại vị thế siêu cường và tái khẳng định vị trí địa chính trị của mình trong khu vực. Do quá trình hiện đại hóa quân sự đang được thúc đẩy mạnh mẽ của Trung Quốc, các cường quốc khu vực đang phản ứng bằng cách thay đổi các ưu tiên hiện đại hóa lực lượng quân đội, các liên minh, cũng như các lựa chọn chiến lược mang tính tổng thể của họ.
Sự phát triển về kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc, thể hiện qua ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế không ngừng nghỉ, đã thúc đẩy quá trình hiện đại hóa một cách nhanh chóng với những cải thiện lớn và rõ ràng tại tất cả các khía cạnh của quân đội nước này.
Quá trình hiện đại hóa hải quân Trung Quốc và sự mở rộng của lực lượng tàu ngầm
Bất chấp những yếu kém và giới hạn trong khả năng thống nhất và liên kết, Hải quân Giải phóng quân Trung Quốc (PLAN) đang dần dần chuyển mình thành một lực lượng hải quân [viễn dương] với khả năng tấn công lẫn phòng thủ ở tầm khu vực, cùng khả năng chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) được tăng cường, khả năng viễn chinh (mặc dù còn hạn chế), và một lực lượng không quân với khả năng tấn công và phòng thủ tương ứng. Trung Quốc gọi chiến lược A2/AD toàn diện của mình là “chống can thiệp”, vốn được hiểu là ngăn chặn khả năng hành động một cách tư do của Hoa Kỳ cũng với đồng minh của mình tại các vùng biển gần Trung Quốc thông qua các hành động nhằm hạn chế việc triển khai quân đội trên chiến trường (chống xâm nhập – anti-access) và ngăn chặn sự tự do di chuyển của các lực lượng này (chống tiếp cận – area-denial).
Một khía cạnh quan trọng trong chiến lược quân sự nhiều tầng của Trung Quốc chính là sự xuất hiện của những lớp tàu ngầm mới – cả hạt nhân lẫn thông thường. Trung Quốc hiện tại đang vận hành khoảng 45 tàu ngầm với 6 lớp khác nhau: hai lớp tàu ngầm diesel nội địa, bao gồm lớp Tống (Song class-Type 039) và lớp Nguyên (Yuan class-Type 041); 4 lớp tàu ngầm hạt nhân bao gồm lớp Thương (Shang class-Type 093), tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Tấn (Jin class-Type 094), tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 095, và tàu ngầm SSBN lớp Đường (Tang class-Type 096).
Kể từ năm 2004, Trung Quốc được cho là đã hạ thủy 12 tàu ngầm thông thường Type 041 lớp Nguyên, vốn đã được cải tiến nhằm trang bị thêm các thiết bị sonar tần số cao, hệ thống vũ khí nâng cấp, công nghệ làm giảm tiếng ồn và công nghệ động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập (air-independent propulsion-AIP). PLAN có thể đã mua thêm 20 tàu ngầm lớp Nguyên được chế tạo dựa trên các công nghệ nhập khẩu lấy từ các tàu của Nga. Kể từ giữa thập kỷ 1990, Trung Quốc đã mua tới 12 tầu ngầm lớp Kilo của Nga, và được cho là đang đàm phán để mua ít nhất 4 tàu ngầm thế hệ thứ tư lớp Amur (Lada) hay thậm chí có thể là một tàu ngầm lớp Kalina thế hệ thứ năm, cả hai đều sở hữu công nghệ AIP tiên tiến.
Phản ứng của khu vực
Ở Đông Á, Nhật Bản và Hàn Quốc đang ưu tiên mua sắm các lớp tàu ngầm mới. Vào tháng 9 năm 2013, Hàn Quốc đã hạ thủy tàu ngầm nặng 1800 tấn thứ tư lớp Son Won-ill (Type 214 của Đức), trang bị AIP và hệ thống kiểm soát chiến đấu. Hàn Quốc hiện tại vận hành 13 tàu ngầm: 9 tàu ngầm Chang Bogo Type 209 và 4 tàu lớp Son Won-ill. Trong khi đó, vào tháng 10 năm 2013, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (MSDF) hạ thủy chiếc tàu ngầm mới nhất của mình mang tên Kokuryu – chiếc thứ 6 trong tổng số 10 chiếc tàu ngầm lớp Soryu được dự tính đóng mới, với chiếc đầu tiên đi vào hoạt động năm 2009. Với tầm hoạt động, sức chịu đựng, hệ thống cảm biến, hệ thống vũ khí cùng các hệ thống khác, bao gồm hệ thống AIP Stirling và các tên lửa chống tàu Harpoon, tàu ngầm lớp Soryu được xem là lớp tàu ngầm thông thường tiên tiến nhất trong hạm đội 16 tàu ngầm của Nhật Bản.
Tại Đông Nam Á, chi phí mua sắm tương đối cao cộng với các yêu cầu bảo dưỡng tốn kém là những nguyên nhân mang tính truyền thống ngăn cản sự phổ biến của tàu ngầm ở khu vực. Tuy nhiên, sự xuất hiện gần đây của các loại tàu ngầm diesel hoạt động gần bờ với năng lực tốt hơn đã tạo ra những năng lực chưa có tiền lệ. Gần đây nhất, Việt Nam đã tiếp nhận 2 trong số 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo (Project 636) từ Nga trong 2 năm 2013-2014, được thiết kế cho các nhiệm vụ giám sát và tuần tra, chống tàu ngầm và tàu mặt nước.
Indonesia, Malaysia, và Singapore cũng đang có kế hoạch mở rộng hay nâng cấp hạm đội tàu ngầm của họ. Từ năm 2007 cho tới 2009, Malaysia đã chính thức tiếp nhận 2 tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp, được trang bị các tên lửa chống tàu Exocet phóng dưới nước. Cả hai tàu này đều được đặt tại căn cứ hải quân Kota Kinabalu ở Sabah, Đông Malaysia, gợi ý rằng nhiệm vụ chính của chúng là bảo vệ chủ quyền của Malaysia tại khu vực Biển Đông. Trong khi đó, Indonesia có kế hoạch tham vọng nhằm mở rộng hạm đội tàu ngầm của nước này lên ít nhất 6 chiếc, và lý tưởng nhất là 12 chiếc cho tới năm 2024, một thành tố quan trọng trong “Lực lượng thiết yếu tối thiểu” (Minimum Essential Force – MEF) và công bố mục tiêu phát triển một lực lượng hải quân có phạm vi hoạt động tầm trung. Vào năm 2012, Hải quân Indonesia (TNI-AL) tuyên bố một hợp đồng trị giá 1,1 tỷ USD để mua 3 tàu ngầm diesel-điện Type 209/1400, được chế tạo bởi Deawoo Shipbuilding and Marine Engineering của Hàn Quốc.
Vào tháng 11 năm 2013, Singapore công bố một hợp đồng với công ty đóng tàu ThyssenKrupp của Đức về việc tiếp nhận 2 tàu ngầm Type-218SG tiên tiến nhẳm bổ sung thêm lực lượng cho các tàu ngầm lớp Archer hiện tại và thay thế các tàu ngầm cũ lớp Challenger của Thụy Điển vào năm 2020. Type-218SG được sử dụng cho các chiến dịch tại các vùng nước nông ven bờ, là một thiết kế đã được điều chỉnh nhằm tích hợp những đặc điểm mới của Type 214 và có thể là thiết kế Type 216 với hệ thống AIP sử dụng pin năng lượng.
Tác động chiến lược
Trong suốt thập kỷ vừa qua, chức năng của tàu ngầm tại Đông Á đã được mở rộng: từ tác chiến chồng tàu ngầm cho tới các nhiệm vụ bảo vệ như hộ tống, giám sát tình báo hay do thám (ISR), hỗ trợ cho các lực lượng đặc biệt, hay các nhiệm vụ mang tính răn đe và phòng thủ khác giúp bảo vệ lãnh thổ. Cùng với đó, sự xuất hiện của các loại tên lửa phóng từ tàu ngầm chống tàu mặt nước hay tấn công mặt đất, sự xuất hiện của các cảm biến và vũ khí mới trên tàu ngầm, cũng như hệ thống AIP đã gia tăng khả năng hoạt động mà không bị phát hiện, giúp các lớp tàu này có khả năng làm giảm đi chu kỳ phát hiện và tấn công mục tiêu, và cuối cùng, nâng cao độ linh hoạt, tính cơ động, sức bền, tầm hoạt động và độ nguy hiểm của chúng.
Đối với hải quân của các quốc gia nhỏ vốn có xu hướng phòng thủ tại Đông Á và Đông Nam Á, những đặc điểm này của tàu ngầm sẽ tạo ra khả năng “chống tiếp cận trên biển” với mục tiêu khiến đối thủ không thể sử dụng môi trường mặt biển, chứ không phải là nhằm kiểm soát mặt biển ở một mức độ nhất định để tự khai triển sức mạnh của mình. Tàu ngầm vì thế sẽ trở thành một tài sản chiến lược ngày càng có giá trị ở khu vực, đặc biệt khi chúng được lắp đặt các hệ thống AIP. Tuy nhiên sự khác biệt căn bản sẽ nằm ở kinh nghiệm, khả năng huấn luyện và những kỹ năng vận hành các tàu ngầm này.
Michael Raska là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, một đơn vị trực thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore.
Bản gốc tiếng Anh: RSIS Commentaries

0 nhận xét:

Đăng nhận xét