Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014
Thử Giải Thích Tiến Trình Phát Triển Kinh Tế Của Trung Quốc
23:55
Hoàng Phong Nhã
No comments
Trong thế kỷ 19 khi nền kinh tế Âu Châu và Bắc Mỹ phát triển, nhiều người đã giải thích và cho đó là do ảnh hưởng của văn hóa.
Khi Nhật Bản phát triển trong thời gian tiếp theo, nhiểu người cũng cho
rằng sỡ dĩ như vậy là vì văn hóa Nhật Bản và văn hóa Tây Phương có
nhiêu điểm tương đồng. Khi Trung Quốc và các nước Đông Á không phát
triển được trong cùng một thời gian thì họ đổ lỗi cho Đạo Khổng.
Giờ
đây khoa học kinh tế đã phát triển và người ta không còn giải thích mơ
hồ như thế nữa. Người ta đã tìm ra nguyên do của hiện tượng phát triển
kinh tế là do sự tích lũy tư bản và do sự tăng trưởng của hiệu năng sản
xuất.
Các
kinh tế gia hiện đại đều đồng ý với nhau rằng tư bản là yếu tố quan
trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Một quốc gia nếu chỉ đầu
tư ít hơn 10% GNP (gross national product) như trường hợp của Trung Quốc
trước năm 1949 thì sẽ chỉ được hưởng một sự tăng trưởng kinh tế bằng
con số 0.
Bên
cạnh sự tích lũy tư bản, một chính sách của nhà nước nhằm nâng cao hiệu
năng sản xuất, chẳng hạn như “chính sách mở cửa” để làm ăn với thế giới
bên ngoài, cũng có thể làm tăng trưởng kinh tế. Một chính sách để cho
các động cơ của kinh tế thị trường tác động tự do, thay vì bị lũng đoạn
bởi các sự can thiệp quan liêu, cũng rất có lợi cho chiều hướng gia
tăng.
Lịch sử phát triển của nền kinh tế Trung Quốc
Nểu
căn cứ vào những nhận xét nói trên thì người ta thấy rằng sự trì trệ
phát triển của nền kinh tế Trung Quốc trước năm 1949 là một chuyện đương
nhiên. Thời đó Bắc Kinh đã không đầu tư đủ số tư bản cần thiết mà nhu
cầu phát triển đòi hỏi. Tỷ số tư bản đầu tư lúc đó chỉ vào khoảng 5%
GNP, và như vậy là quá thấp. Nếu so sánh với trường hợp của Nhật Bản
thời Minh Trị Thiên Hoàng, thì vào thời đó tỷ số tư bản đầu tư là 12%
GNP.
Trong thời gian trước năm 1911 (nghĩa là trước cuộc cách mạng Tân Hợi)
các vua chúa Trung Quốc cũng như triều đình của họ, vì không hiểu được
quy luật phát triển kinh tế nên đã không nâng đủ mức độ đầu tư. Cho nên
nền kinh tế của Trung Quốc đã bị triền miên trì trệ. Tinh thần tự tôn
Đại Hán làm cho họ nghĩ rằng họ không cần phải bắt chước ai. Họ chỉ chăm
lo bảo vệ chế độ mà không chấp nhận bất cứ một thay đổi nào.
Thời
kỳ cai trị của Viên Thế Khải kéo dài từ 1916 đến 1928. Trong thời kỳ
này các sứ quân chỉ nghĩ đến chiến tranh giữa họ với nhau. Tiếp theo là
chiến tranh với Nhật suốt từ 1937 đến 1945. Rồi sau cùng là nội chiến
Quốc-Cộng cho đến năm 1949.
Ngoài
vấn đề phụ thuộc vào khối tư bản đầu tư, vấn đề phát triển kinh tế chủ
yếu là phải dựa vào chính sách phát triển của nhà nước. Chính sách này
phải tạo được một môi trường thuận lợi để đầu tư và một cơ cấu hấp dẫn
cho phát triển nhằm vào cả khu vực tư nhân chứ không riêng gì cho khu
vực đầu tư của nhà nước. Điều kiện thứ hai này, Trung Quốc chỉ mới đạt
tới vào năm 1978 khi đất nước được đặt dưới quyền lãnh đạo của Đặng Tiểu
Bình.
Việc gì đã thay đổi sau năm 1949
Thời
gian sau 1949 là thời gian mà lần đầu tiên trong lịch sử của Trung
Quốc, kinh tế đã tăng nhanh hơn sự gia tăng dân số. Trong thập kỷ 1950
sự tích lũy tư bản gia tăng một cách nhanh chóng từ 5% lên đến khoảng
20%, và tiếp tục tăng lên đến 30% trong các thập kỷ tiếp theo. Sự tăng
trưởng này kéo theo sự tăng trưởng của GNP lên tỷ số trung bình là 9%
trong suốt kế hoạch ngũ niên lần đầu tiên 1952-1957.
Giải
thích nguyên do của sự tăng trưởng nói trên nhiều người cho rằng không
phải chỉ là nhờ ảnh hưởng của sự tích lũy tư bản mà còn là nhờ sự đóng
góp của viện trợ Liên Xô về kỹ thuật và tài chính. Trong thập niên 1960
khi Liên Xô cắt mọi thứ viện trợ, tình trạng tăng trưởng này hầu như đã
chấm dứt.
Ngoài
ra cũng phải tính là trong thập kỷ 1950 Trung Quốc đã được hưởng một sự
ổn định chính trị tương đối khả quan. Đất nước đã thống nhất và chiến
tranh đã thật sự chấm dứt. Chỉ nói là tương đối thôi vì thật ra Trung
Quốc cũng còn dính dáng đôi chút vào chiến tranh Triều Tiên, vào cuộc
thanh trừng Trăm Hoa Đua Nở và vào Bước Nhảy Vọt tai hại của Mao Trạch
Đông. Tất cả những lỗi lầm này của đảng CSTQ đã được nhân dân tha thứ vì
Đảng đã là phe thắng trận trong cuộc nội chiến Quốc-Cộng. Tha thứ vì
nhờ thế nên mới có sự ổn định để phát triển.
Sư
tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chấm dứt sau năm 1958. Từ thời gian
này cho đến 1978 là thời gian dật lùi vì chính sách lầm lẫn của Bước
Nhảy Vọt và của cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Lầm lẫn không phải chỉ vì chính
sách thanh trừng trong nội bộ mà còn vì chủ trương bài ngoại triệt để
của Mao và Giang Thanh. Chỉ số phát triển là con số âm cho đến cuối năm
1969 là thời gian mà cuộc Cách Mạng Văn Hóa chấm dứt. Đầu tư nghèo nàn,
dự án yếu kém, quản trị tồi tệ và công nhân chán nản là những yếu tố tệ
hại đã góp phần làm cho nền kinh tế đình đốn và tụt hậu. Tình trạng kinh tế sau năm 1978
Cuối
năm 1978, phiên họp thứ ba Đại Hội Thứ 11 của đảng CSTQ đánh dấu ngày
khai mạc tiến trình cải cách căn bản và thay đổi chính trị, một tiến
trình đã mang lại cho nền kinh tế Trung Quốc một mức tăng trưởng trung
bình là hơn 9% mỗi năm tính cho đến ngày nay. Câu hỏi được đặt ra là cái
gì đã khiến Trung Quốc có thể đạt được một hành tích lẫy lừng như vậy
?.
Hai
yếu tố đã khiến nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ nói trên.
Yếu tố thứ nhất là yếu tố nông nghiệp: trong giai đoạn 1978-1984 nông
nghiệp đã phát triển với tỷ số 7.3%/năm mặc dầu vốn đầu tư của nhà nước
lúc nào cũng chỉ là 10% của tổng số vốn đầu tư cho cả nước. Lý do chính
của thành tích phát triển này là sự tự do hóa thị trường nông phẩm . Lý
do thứ hai là sự trở về với lề lối canh tác nông trại của tư nhân. Tư
nhân được tự do canh tác theo đòi hỏi của thị trường.
Yếu
tố thứ hai là sự đổi mới của khu vực mậu dịch với nước ngoài (foreign
trade sector). Sau khi Mao qua đời và bè lũ bốn tên của Giang Thanh bị
tiễu trừ, chính sách xuất cảng ra nước ngoài được áp dụng rộng rãi kể từ
1977-1978. Bên cạnh đó chính sách tiếp nhận đầu tư ngoại quốc cũng trở
thành quốc sách. Khu vực kinh tế quốc doanh là khu vực đầu tiên được
hưởng hậu qủa tốt đẹp của sự đổi mới này.
Và
không chỉ có khu vực quốc doanh mới được hưởng lợi. Khu vực tư doanh
với các xí nghiệp cỡ nhỏ hơn cũng được hưởng không kém gì các xí nghiệp
quốc doanh. Trong ba thập niên qua, , sức gia tăng của khu vực tư doanh
không nhường bước cho khu vực quốc doanh. Nhìn chung có thể nói rằng sự
mở cửa với thế giới bên ngoài, sự tự do hóa thị trường, sự bãi bỏ hợp
tác xã và sự khuyến khích đầu tư tư nhân, tất cả đã đóng góp vào sự nâng
cao hiệu năng sản xuất của nền kinh tế Trung Quốc.
Tương lai sẽ ra sao?
Vào
lúc này, một câu hỏi được đưa ra là liệu có thể như thế mãi được không?
Trên thực tế, từ hơn ba chục năm qua, nền kinh tế của Trung Quốc đã
phát triển cao và nhanh chóng. Các chuyên gia tính rằng Trung Quốc có
thể tiếp tục như vậy trong ba thập kỷ nữa. Tuy nhiên muốn được như thế,
cũng cần phải biết thêm là liệu hệ thống chính trị của Trung Quốc có sẵn
sàng cởi mở và uyển chuyển để tạo điều kiện thuân lợi cho chiều hướng
phát triển đó hay không.
Người
dân Trung Quốc ngày nay đã biết nhiều về thế giới bên ngoài và biết
nhiều về những gì đang chờ đợi họ ở tương lai. Giờ đây, không còn ai tin
tưởng vào ý thức hệ, bất cứ thuộc loại nào. Lãnh tụ dù tài giỏi đến đâu
thì rồi cũng có lúc qua đời. Chỉ còn chế độ chính trị là tồn tại. Tuy
nhiên, điều quan trọng là chế độ đó phải được cấu trúc thuân lợi cho sự
phát triển kinh tế mà ngày nay Trung Quốc đang cần.
Ổn
định là yếu tố quan trọng hàng đầu mà nền kinh tế đòi hỏi. Xã hội Trung
Quốc rất có thể lại rơi vào tình trạng nội chiến cấu xé nhau, như đã
nhiều lần xảy ra trong lịch sử. Dù không phải là người Trung Hoa thì
ngoại nhân nào cũng còn nhớ lịch sử Trung Quốc là lịch sử của các thời
Chiến Quốc, Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc, thời sứ quân hiện đại và gần
đây hơn là thời nội chiến Quốc-Cộng. . Cho nên một chế độ chính trị hậu
thuẫn cho kinh tế phát triển là một đòi hỏi sinh tử cho thế hệ đương
thời.
Vận
mệnh chính trị của Trung Quốc giờ đây không phải chỉ là ván cờ trong
các phe phái ngồi trên vị thế lãnh đạo. Thực tế cho thấy người dân Trung
Quốc đã bắt đầu đóng vai trò chính trong cuộc chơi.
Ngày
nay có một hợp đồng được hiểu ngầm, đặt nền tảng cho quan hệ giữa người
dân và chính quyền: người dân chấp nhận sự chuyên chế của Đảng, nhưng
chính quyền phải cải thiện nhanh chóng đời sống kinh tế. Hợp đồng đó
đang có nguy cơ tan vỡ vì Trung Quốc đang ở trên con đường phát triển
không bền vững trong những thập niên tới.
Trong
thời gian trước mắt Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một số khó khăn nan
giải. Sức ép lớn nhất là các giới hạn sinh thái: mỏ than cạn kiệt, đánh
bắt hải sản quá mức, thiếu nước và ô nhiễm nước công nghiệp, rừng cây và
đồng cỏ không thể phục hồi… tất cả những thứ này, một phần là hậu qủa
của sự thay đôi khí hậu toàn cầu, sẽ gây trở ngại không ít cho tốc độ
của tiến trình phát triển.
Kế
đến là sự điều hành thiếu hữu hiệu: quyền sở hữu không đáng tin cậy,
nền hành chánh không trung thực, sự giám sát pháp lý không công bằng. Sự
thiếu hữu hiệu này cản trở không cho nền kinh tế tiến lên theo ý muốn.
Sức
ép thứ ba lên hệ thống của Trung Quốc là sự lựa chọn kinh tế vĩ mô của
chính phủ không bền vững. Sư mất cân đối trong đầu tư theo kiểu vụ lợi
sẽ tạo ra một cuộc chạy đua giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, giữa Trung Quốc
và thế giới mà kết qủa thua thiệt nhiều phần sẽ ở phía Trung Quốc hơn là
ở phía bên kia.
Những
sức ép nói trên sẽ tạo ra một sự trì trệ kéo dài khiến chính quyền cộng
sản không giữ được lời hứa. Các thảm họa kinh tế và xã hội sẽ xảy ra.
Các nguyên liệu khó nhập khẩu càng ngày càng đất đỏ, nhu cầu xuất khẩu
suy giảm, lạm phát tăng nhanh, thực phẩm tại thành thị trở nên khan
hiếm, bạo loạn của công nhân và sinh viên nổ ra tứ phía. Chế độ sẽ bị
hủy diệt nếu hợp đồng xã hội không thể thực hiện.
Trong
lịch sử đã có nhiều trường hợp tan vỡ tương tự: các triều đại Trung
Quốc thời xa xưa, sự sụp đổ của Liên Xô cuối thế kỷ 20, các cuộc cách
mạng mầu gần đây hơn và các cuộc nổi dậy trong Mùa Xuân Ả Rập tại Ai
Cập,Tunisia, Lybia, Syria như vừa mới xảy ra.
Cách
đây không lâu, thiên hạ đã có lần tiên đoán sai lầm về sức phát triển
của Nhật Bản cho nên vào lúc này Hoa Kỳ đang cố tránh làm sao cho nền
kinh tế của Trung Quốc khỏi xấu đi quá nhanh chóng để giữ cho hòa bình
thế giới được ổn định lâu dài.
Nguyễn Cao Quyền
0 nhận xét:
Đăng nhận xét