Một
lãnh đạo của Toyota nói: “Để không thua người khác - Toyota cải tiến;
nhưng để thắng người khác - Toyota dùng Tư duy đột phá!”
Có thể nói, Tư duy Đột phá (Breakthrough Thinking)
là một “phần mềm dành cho trí não”, là những nguyên tắc và quy trình
mới để hoạch định, thiết kế, tái cấu trúc, cải tiến và tìm giải pháp cho
mọi vấn đề mà bạn có thể gặp phải. Tư duy Đột phá khai mở tầm nhìn về mục tiêu và giúp bạn đạt mục tiêu mà không phải mất quá nhiều thời gian và nguồn lực.
Và như vậy có thể hiểu Tư duy Đột phá
là một cách suy nghĩ khác biệt, phi truyền thống, hay nói đơn giản hơn
là không theo lối mòn. Đó có thể là một sáng kiến, một giải pháp tối ưu
hay một hệ thống vượt trội được áp dụng để đạt kết quả tốt nhất.
Ở
Nhật, năm 1989 là năm hoạt động xây dựng bùng nổ mạnh mẽ. Nhiều công ty
xây dựng và tư vấn thiết kế thúc giục Showa, một nhà sản xuất gạch ốp
tường nổi tiếng, gởi mẫu sản phẩm cho họ. Hệ quả là, nhân viên Showa
thường xuyên rơi vào tình trạng làm việc quá tải. Giải quyết vấn đề này,
Showa đã áp dụng Tư duy Đột phá và “mẫu gạch dán” nổi tiếng của Showa ra đời. Ý tưởng đã giành được Giải thưởng Quảng cáo Nikkei cao quý của Nhật năm 1993.
Hãng
bảo hiểm AIG của Mỹ thay vì mất một năm rưỡi và 500 triệu Yên để phát
triển sản phẩm tại thị trường Nhật Bản thì họ chỉ cần 6 tháng và một
khoản chi phí khiêm tốn để thâm nhập thành công thị trường bảo hiểm tại
đây. Chính Tư duy Đột phá đã giúp họ làm được điều đó.
Tại
Việt Nam, từ giữa năm 2007, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đồng Tâm
(Long An) Võ Quốc Thắng đã bay sang Nhật để thuyết phục vị giáo sư tiến
sĩ nổi tiếng Shozo Hibino sang Việt Nam để giảng dạy cho đội ngũ cán bộ
công nhân viên công ty của ông về Tư duy Đột phá. “Thông qua bài giảng về thuyết Tư duy Đột phá, chúng tôi đã “vỡ” ra nhiều thứ, đặc biệt là sự thay đổi lớn trong tư duy công việc hiện nay.” Ông Thắng nói.
7 Nguyên tắc Tư duy Đột phá
trong quyển sách này là kết quả từ sự đúc kết kinh nghiệm thực tiễn từ
30 năm nghiên cứu về cách thức xử lý vấn đề của hai trong số các chuyên
gia giải quyết và ngăn chặn vấn đề thành công nhất trên thế giới, Tiến
sĩ Shozo Hibino và Tiến sĩ Gerald Nadler.
Vì thế, quyển sách được xem là một công cụ hoạch định không thể thiếu
dành cho các nhà qui hoạch và các chiến lược gia muốn có những giải pháp
sáng tạo và đột phá.
“Với Tư duy Đột phá, bạn sẽ tư duy thông minh hơn, mà không phải mất nhiều công sức!”
Nguyên tắc cơ bản
Tư duy đột phá dựa trên 7 nguyên tắc cơ bản:
1. Tính duy nhất: mỗi vấn đề là duy nhất và yêu cầu giải pháp duy nhất, tuyệt đối không bắt chước.
2. Mục đích tối thượng: tập trung vào mục đích và triển khai mục đích bằng câu hỏi "Mục đích của mục đích, của mục đích… là gì”) để tìm ra mục đích sau cùng, mở rộng các chiều (không gian, thời gian) để giải quyết vấn đề.
3. Giải pháp sau giải pháp tiếp theo: định ra giải pháp tương lai để chỉ hướng cho giải pháp hiện tại, đặt nó trong tổng thể của giải pháp lớn hơn.
4. Tính hệ hệ thống: xét giải pháp trong tổng thể.
5. Thu thập thông tin tối thiểu: có nhiều thông tin sẽ tạo nên kiến thức chuyên gia, nhưng quá nhiều thông tin chính là một cách hạn chế khả năng giải quyết vấn đề.
6. Lôi cuốn tham gia của số đông: tạo sự phấn khởi, kích thích và kêu gọi mọi người cùng tham gia vào kế hoạch)
7. Thay đổi và cải cách liên tục: trong lúc đang hoàn thiện giải pháp mới, tiếp tục định ra giải pháp tiếp theo để tính đổi mới được liên tục.
Lợi ích
- Nhận diện đúng vấn đề và xác định phương cách thực hiện
- Tập trung vào các giải pháp trong tương lai, không phải vấn đề hiện tại.
- Tháo dỡ những rào cản để tiếp cận những giải pháp đơn giản
- Yêu cầu thu thập dữ liệu ít nhất, vì thế chữa trị được căn bệnh phân tích và mổ xẻ
- Đưa ra những giải đáp mang lại lợi ích lớn hơn về chất lượng, lợi nhuận kinh tế và quỹ thời gian.
- Đòi hỏi ít thời gian và chi phí hơn để tạo ra những lợi ích đó
- Thúc đẩy tư duy sáng tạo và những thay đổi chính yếu
- Cung cấp những giải pháp dài hạn
- Tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp
- Xây dựng những nhóm làm việc tự nhiên, lâu dài, và các mối quan hệ cá nhân
- Sử dụng cái nhìn toàn diện chính xác trong việc giải quyết và phòng ngừa các vấn đề phát sinh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét