Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014
10 Sai lầm phổ biến trong đầu tư
20:56
Hoàng Phong Nhã
No comments
Có vô số người tham gia đầu tư, nhưng không phải ai
cũng chiến thắng. Vậy làm sao để trụ vững trước những biến động khôn
lường của thị trường? Nhóm cố vấn từ Dixon sẽ chia sẻ với chúng ta 10
sai lầm các nhà đầu tư thường mắc phải cũng như cho ta lời khuyên nhằm
né tránh những sai lầm này
Cố
vấn của Dixon có kinh nghiệm dày dặn trong việc tư vấn đầu tư chuyên
môn (expert investment advice) và đang đầu tư trên tất cả các loại thị
trường. Các cố vấn đầu tư của chúng tôi đã giúp nhiều người mà trước đây
từng mắc sai lầm trong đầu tư, từ những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu
đang trượt giá với hy vọng thoát khỏi vị thế thua lỗ nặng, đến những
người tìm kiếm một cơ hội đầu tư đem lại lợi nhuận lớn mà không hề có
rủi ro. Ở đây, họ sẽ đưa ra lời khuyên của mình trong việc tránh né 10
sai lầm phổ biến khi đầu tư.
Nguồn: Internet
Sai lầm thứ nhất: Chạy theo diễn biến (Chasing performance)
Khi
một tài sản đang diễn biến tốt, việc ưu thích quá đáng tài sản đó hơn
những thứ khác có thể gây hại cho các loại tài sản còn lại trong danh
mục đầu tư của bạn. Và chẳng có gì đảm bảo rằng diễn biến tốt ấy sẽ còn
tiếp diễn trong tương lai.
Lời khuyên:
Đừng theo đuổi lợi nhuận. Hãy chú ý đến lượng tiền bạn đã đầu tư hơn là
giá vì nếu tài sản bị định giá cao (over-valued), một sự tăng giá liên
tục sẽ trở nên không chắc chắn. Hãy xem xét diễn biến giá trong dài hạn
và xem khoản đầu tư là bộ phận của một danh mục đầu tư đa dạng.
Giải pháp:
Tái cân bằng trọng lượng chuẩn mong muốn (desired benchmark weight).
Với một cổ phiếu đã có diễn biến tốt, hãy bán dần đi để giá trị của nó
bằng với thời điểm ban đầu bạn mua. Ví dụ: nếu cổ phiếu có giá tăng gấp
đôi, hãy bán bớt đi một nửa, như vậy làm giá trị bạn nắm giữ bằng với
khoản đầu tư ban đầu.
Sai lầm thứ hai: Nắm giữ quá nhiều các tài sản đầu cơ. (Being overweight in speculative assets)
Thậm
chí những người khá bảo thủ trong cuộc sống hằng ngày vẫn có thể hành
độngrủi ro hơn khi đầu tư. Vài người tìm được mánh khoé giao dịch với
một trái phiếu đầu cơ nhất định và bắt đầu trở nên tham tiền.
Lời khuyên/ Giải pháp:
Chỉ giữ một tỷ lệ nhỏ các tài sản đầu cơ trong danh mục đầu tư của mình
thôi (khoảng 5% cho những ai sắp nghỉ hưu) và chỉ đầu tư với số tiền
bạn có khả năng chịu lỗ. Sẵn sàng đón nhận biến động mạnh hơn nhiều so
với các biến động điển hình của những tài sản khác trong danh mục đầu tư
của bạn. Thường sẽ có ích nếu bạn coi các tài sản đầu cơ như là một
danh mục đầu tư phụ (sub-portfolio) được xem xét chung, ví dụ, năm cổ
phần đầu cơ có tỷ lệ 1% tạo ra danh mục đầu tư phụ, và rồi xem xét diễn
biến của danh mục đầu tư phụ này hơn là xem xét từng vị thế đơn lẻ. Điều
này giúp giảm khối lượng quan sát biến động các tài sản đầu cơ trong
danh mục đầu tư của bạn.
Sai lầm thứ ba: Không đưa vào tài khoản của mình các nhu cầu cho cuộc sống. (Not taking into account your needs for your stage of life)
Quá
hăng hái khi gần nghỉ hưu hoặc quá bảo thủ khi còn trẻ đều là những sai
lầm. Ví dụ, khi bạn đang trong giai đoạn nghỉ hưu, bạn cần các tài sản
cung cấp một dòng thu nhập đều đặn và có vốn đầu tư ổn định. Ở mặt khác,
đầu tư một cách quá an toàn khi còn trẻ, bạn có thể sẽ bỏ lỡ những cơ
hội thu lại lợi nhuận đáng kể từ tiền vốn của mình.
Lời khuyên: Hãy cấu trúc danh mục đầu tư theo hoàn cảnh cá nhân và những nhu cầu cho cuộc sống.
Giải pháp:
Hãy tìm những lời khuyên đầu tư và lời khuyên tài chính chuyên nghiệp
nhằm định vị nguy cơ không phù hợp với hoàn cảnh của mình. Nếu bạn sắp
nghỉ hưu, hãy bán đi những tài sản nhiều rủi ro hơn.
Sai lầm thứ tư: Đa dạng hoá quá nhiều hoặc quá ít (Diversifying too much or not enough)
Chỉ
đầu tư vào một hoặc hai loại tài sản có thể dẫn đến thua lỗ nặng trên
danh mục đầu tư tổng thể của bạn nếu các tài sản này rớt giá.
Lời khuyên:
Chúng ta nên đa dạng hoá không chỉ trong từng loại tài sản mà còn giữa
các loại tài sản khác nhau, nhằm quản lý tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận của danh
mục đầu tư.
Giải pháp:
Hãy tìm kiếm những lời tư vấn đầu tư chuyên nghiệp để xây dựng hợp lý
một danh mục đầu tư đa dạng, phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của bạn.
Sai lầm thứ năm: Đầu tư vào cổ phiếu của những công ty mà bạn không am hiểu gì. (Investing in shares of companies you know nothing about)
Một
cổ phiếu không chỉ đơn thuần chỉ có giá, nó còn biểu thị cho một phần
sở hữu của công ty. Vài nhà đầu tư mua cổ phiếu mà không hề biết công ty
làm gì, ai đứng sau điều hành, nó hoạt động ra sao hay hiệu quả đạt
được thế nào.
Lời khuyên:
Hãy lấy ra một đoạn từ sách của những nhà đầu tư giỏi nhất thế giới,
những người chỉ đầu tư khi họ biết đầy đủ về cái mà họ đang bỏ tiền vào.
Giải pháp:
Khi nhìn vào một công ty, phải chắc rằng bạn hiểu nó làm gì và đánh giá
triển vọng cho ngành kinh doanh đó. Cũng rất quan trọng khi cảm thấy tự
tin rằng công ty có thể tạo ra kết quả bạn tìm kiếm với vai trò là một
nhà đầu tư, bao gồm:
· Khả năng duy trì/phát triển vị thế cạnh tranh của công ty trong ngành mà nó kinh doanh.
· Có một cấu trúc tài chính có thể được quản lý phù hợp với những mục tiêu kinh doanh.
· Khả năng đáp ứng nhu cầu cổ đông, như là có một chính sách cổ tức.
Nguồn: Internet
Sai lầm thứ sáu: Phản ứng thái quá với thông tin tiêu cực của thị trường (Over-reacting to negative news about the markets)
Những
tin nói về việc hàng tỷ dollar bị quét sạch khỏi thị trường chỉ trong
một ngày tạo nên tâm lýlo sợ và hoảng loạn với các nhà đầu tư hằng ngày,
mà nhiều người trong số họ có những phản ứng “giật gân” (knee-jerk
reactions) dù chỉ dựa trên rất ít thông tin.
Lời khuyên:
Trừ khi bạn giao dịch chứng khoán hằng ngày, bạn không cần xem những
biến động theo ngày trên thị trường. Cố gắng làm quen với việc nghe các
tin đồn và hãy dựa vào lời khuyên đáng tin từ những chuyên gia có kinh
nghiệm, những người được đào tạo phân tích thông tin và xem xét trong
dài hạn. Nhớ rằng, chuyện thị trường giảm điểm là bình thường. Khi bạn
quan sát thị trường theo ngày, cái bạn thấy chỉ là biến động
(volatility) chứ không phải diễn biến (performance).
Giải pháp:
Nếu bạn lo lắng về nhiều điều nghe thấy trên các phương tiện truyền
thông, hãy nói chuyện với cố vấn để có vài triển vọng và thảo luận về
những lựa chọn nhằm điều chỉnh việc đầu tư của mình nếu cần thiết.
Sai lầm thứ bảy: Có những kỳ vọng không thực (Having unrealistic expectations)
Kỳ
vọng cố vấn của bạn sẽ cung cấp một chiến lược đầu tư với tỷ lệ lợi
nhuận 12% và không rủi ro là điều không thực tế. Dù bạn có tin hay không
thì đó đã từng là một yêu cầu cho một trong số những cố vấn của chúng
tôi.
Từ
năm 1990, chứng khoán Úc đem lại lợi nhuận danh nghĩa 11.3% và lãi thực
7.2%/năm (đã được điều chỉnh theo lạm phát), trong khi trái phiếu chính
phủ chỉ đem lại mức lời danh nghĩa 5.5%, lời thực 1.6% và trái phiếu
ngắn hạn chính phủ chỉ có mức lời danh nghĩa 4.5%, lời thực 0.7%. Đó là
lợi nhuận của trái phiếu chính phủ được phát hành bằng với mức tỷ suất
sinh lợi phi rủi ro (risk-free rate of return). Tỷ suất sinh lợi cao hơn
đạt được với trái phiếu chính phủ dài ngày hơn và chứng khoán phản ánh
mức độ gia tăng rủi ro liên quan tới các khoản đầu tư này.
Lời khuyên/ Giải pháp:
Thảo luận với một cố vấn đầu tư về các nhu cầu và mục tiêu của bạn, tìm
xem cái gì cò thể đạt được dựa theo hồ sơ rủi ro (risk profile) của bạn
và trong hoàn cảnh hiện tại. Trong các cuộc gặp đầu tiên, nói chuyện rõ
ràng về cái bạn muốn đạt được và thảo luận với cố vấn của bạn (nếu việc
đó hợp lý) là rất quan trọng.
Sai lầm thứ tám: Để cảm xúc ảnh hưởng đến việc đầu tư của bạn (Getting emotionally involved in your investments)
Không
dễ dàng giải thích rõ một sự thua lỗ. Nhưng bám lấy một khoản đầu tư
diễn biến xấu liên tục vì nguyên nhân cảm tính hoặc vì hy vọng nó sẽ cải
thiện, thậm chí khi tất cả các chỉ báo đều cho tín hiệu tiêu cực, là
điều không nên.
Lời khuyên:
Hãy để cảm xúc của mình ra bên ngoài các quyết định đầu tư. Cắt lỗ nếu
lý do đầu tư ban đầu của bạn đã không còn thuyết phục. Dù sao, nếu quan
điểm đầu tư của bạn vẫn đúng thì hãy chuyển vị thế của bạn về quy mô nắm
giữ ban đầu. Luôn tự hỏi: “Liệu mình sẽ mua cổ phiếu này hôm nay
không?”. Nếu bạn trả lời “Không” thì hãy bán nó đi!
Giải pháp:
Một cố vấn đầu tư chuyên nghiệp thì rất vô tư và sẽ cho lời tư vấn dựa
trên hoàn cảnh cá nhân, hồ sơ rủi ro (risk profile) của bạn và điều kiện
thị trường. Hãy tìm một cố vấn bạn tin tưởng, nhờ vậy khi thấy khó ra
quyết định, bạn sẽ thoải mái hơn với lời khuyên.
Sai lầm thứ chín: Không đặt mục tiêu về giá hoặc thời điểm bán tài sản của bạn (Not setting goals or knowing when to sell your assets)
Bị
lôi cuốn vào vòng xoáy của một khoản đầu tư đang tăng về giá trị khiến
bạn không biết khi nào nên rút. Bạn sẽ thấy khoản đầu tư của mình tăng
lên đến khoảng 50%, bạn dời ngưỡng kỳ vọng lên một đoạn nữa và chờ giá
tăng cao hơn để rồi cuối cùng thị trường đi ngược lại.
Lời khuyên: Đặt mục tiêu cho tài sản của mình và tự cam kết bán ra khi đã đạt được mức giá cổ phiếu hoặc mức cổ tức mục tiêu.
Giải pháp:
Hãy tìm những lời khuyên khách quan về những thứ hợp lý và xác định
được điểm cột mốc (trigger) nhằm cảnh báo bạn thời điểm bán ra hoặc
thoát khỏi vị thế.
Sai lầm thứ mười: Không chấp nhận và hoàn thiện bản thân từ các sai lầm đầu tư (Not accepting and building from investment mistakes)
Nhảy từ một khoản đầu tư kém sang một khoản đầu tư mới mà không xem lại sai lầm có thể dẫn tới việc liên tục lặp lại sai lầm đó.
Lời khuyên/ Giải pháp:
Dành thời gian phân tích thất bại của bất kỳ khoản đầu tư nào. Nếu vẫn
chưa biết rõ sai lầm, có lẽ bạn không nên bắt đầu đầu tư vào công ty.
Viết ra các lý do mà bạn có khi đầu tư tại thời điểm ấy. Điều đó trở
thành sự phản biện có ích cho xu hướng tự nhiên của chúng ta trong việc
viết lại lịch sử khi thời gian trôi qua.
Nguồn: www.dixon.au
Nguyễn Hoàng Thịnh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét