Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Đảo chính Thái Lan: Lợi ích ngắn hạn che khuất khó khăn dài hạn

Thailand_2218936b
Tác giả: Pavida Pananond | Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh
Sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/5 ở Thái Lan, có vẻ như kinh doanh và chính trị đã gặp nhau ở một điểm. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh vực đều thở phào nhẹ nhõm khi quân đội lên nắm quyền, chấm dứt 6 tháng tuần hành đường phố chống chính phủ liên miên và gây suy yếu. Nhưng bất chấp sự lạc quan bước đầu của giới kinh doanh sau cuộc đảo chính cũng như hi vọng rằng thương mại sẽ bùng nổ, cuộc đảo chính mới đây của Thái Lan vẫn có thể gây nên những khó khăn về dài hạn.
Trong khi các định hướng chính sách có thể sẽ rõ ràng và nhanh gọn hơn so với các chính phủ dân cử trước đây, lãnh đạo giới quân sự Thái Lan chắc hẳn sẽ lúng túng trong việc giải quyết những thách thức thuộc về cấu trúc mà nền kinh tế Thái Lan phải đối mặt. Chấp nhận cuộc đảo chính hiện thời là điều dễ hiểu đối với giới doanh nghiệp, song lãnh đạo các tập đoàn cần phải cân nhắc xem liệu nước Thái mà họ cần cho sự tăng trưởng trong tương lai có phải là nước Thái đang hiện diện sau cuộc đảo chính hay không.
Rõ ràng là các tướng lĩnh quân sự cần đến tăng trưởng kinh tế để biện minh cho tính hợp pháp chính trị của mình.
Những động thái tức thời ngay sau cuộc đảo chính nhằm kích thích lòng tin trong nước và tiêu dùng nội địa bao gồm khoản tiền 3 tỷ USD trả nợ cho nông dân từ chương trình thu mua lúa gạo (rice-pledging scheme); áp đặt mức giá trần lên các mặt hàng tiêu dùng chủ chốt và bật đèn xanh cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng trị giá 75 tỷ USD trong vòng 8 năm tới. Để giải quyết quan ngại của các nhà đầu tư nước ngoài, tướng Prayuth Chanocha, lãnh đạo của Hội đồng Quốc gia vì Hòa bình và Trật tự (NCPO), đã tự đứng ra chỉ đạo Ủy ban Đầu tư Quốc gia, với mục tiêu đề ra là giải quyết hết các đơn xin đăng ký dự án đầu tư nước ngoài còn tồn đọng trị giá khoảng 22 tỷ USD.
NCPO cũng đặt cải cách kinh tế lên vị trí hàng đầu trong bảng ưu tiên của mình. Những vấn đề kinh tế quan trọng đối với Hội đồng Cải cách quốc gia, được đề xuất thành lập vào đầu tháng 10 tới, bao gồm các mục tiêu tham vọng nhằm cải cách hệ thống thuế, cơ cấu công nghiệp, hoạt động thương mại và mạng lưới hậu cần chưa hoàn bị của đất nước. Các mục tiêu cải cách kinh tế trải rộng, bao trọn cả các doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân. Hội đồng Chính sách Doanh nghiệp Nhà nước (State Enterprises Policy Commission) mới được thành lập, còn được biết đến dưới tên gọi Siêu Ủy ban (Super Board), sẽ rà soát và giám sát 56 doanh nghiệp nhà nước còn lại của Thái Lan với tổng khối lượng tài sản trên 360 tỷ USD. Mục đích là nhằm biến chúng từ những con mèo béo kém hiệu quả thành những chú mèo rắn rỏi, lanh lợi đúng nghĩa.
Xu hướng can thiệp của quân đội vào các vấn đề kinh tế có từ những năm 1980, khi mà một liên minh cầm quyền giữa quân đội và giới chức chính phủ đã thực hiện thành công chính sách phát triển kinh tế theo định hướng sản xuất và chú trọng xuất khẩu. Bằng cách giữ cho các thông số vĩ mô cơ bản được lành mạnh – với lạm phát thấp, chính sách tài khóa hợp lý, nợ nước ngoài nằm trong tầm kiểm soát và thâm hụt tài khoản vãng lai thấp – những người lính và các nhà kỹ trị đã xoay sở để biến Thái Lan trở thành một phần của sự phát triển kinh tế thần kỳ ở Đông Á. Đầu tư nước ngoài dẫn đến sự chuyển đổi từ một nền kinh tế với nông nghiệp chiếm ưu thế chủ đạo, sang một nền sản xuất và xuất khẩu dựa vào các ngành công nghiệp nặng. Đây chính là công thức đã dẫn dắt Thái Lan tăng trưởng hai con số vào cuối thập niên 1980.
Song, liệu Thái Lan có thể quay ngược thời gian trở về giai đoạn ấy và tiếp tục tồn tại và thịnh vượng trong kỷ nguyên toàn cầu hóa thế kỉ 21 hay không? Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997 và tăng trưởng chậm lại trong thập niên tiếp theo đã cho thấy những thiếu sót căn bản trong cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước này. Những nguồn tài nguyên dồi dào và sự sẵn có của lực lượng lao động không có kỹ năng là đủ đối với quá trình sản xuất chi phí thấp với giá trị gia tăng thấp, điều đã từng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Thái Lan trước đây. Nhưng điều mà Thái Lan hiện nay đang cần là phải tự nâng cấp mình trở thành một địa điểm hàng đầu đối với các hoạt động thương mại tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn. Điều này đòi hỏi một hệ thống pháp luật và hệ thống quản lý vững mạnh hơn và minh bạch hơn, cơ sở hạ tầng vật chất tốt hơn, một lực lượng lao động giàu kĩ năng hơn và một nền tảng công nghệ hiện đại hơn đối với các doanh nghiệp nội địa.
Nếu không có những nhân tố sản xuất tinh vi hơn này, Thái Lan có nguy cơ bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình, với chi phí tăng lên và mức tăng trưởng năng suất trì trệ khi không thể chuyển sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn và dựa trên trên nền tảng tri thức trong các ngành công nghiệp toàn cầu mà nước này từng đóng vai trò của một nhà cung cấp chi phí thấp.
Chèo lái Thái Lan tiến lên phía trước trong môi trường kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay sẽ là một nhiệm vụ đầy thách thức đối với bất cứ một chính phủ nào. Điều này thậm chí còn khó khăn hơn đối với chế độ quân sự hiện thời. Thái Lan không chỉ cần cơ sở hạ tầng vật chất, mà còn cần cả cơ sở hạ tầng thể chế. Trong khi những đoàn tàu cao tốc và những hệ thống viễn thông tiên tiến được chào đón, thì một cơ cấu thể chế vững mạnh và độc lập cho phép sự kiểm soát và cân bằng cũng hết sức cần thiết. Cùng lúc đó, đất nước Thái Lan của thế kỷ 21 cần có quyền tự do ngôn luận, bao gồm những cuộc tranh luận mang tính phân tích hay phản biện về mọi vấn đề có can hệ tới người Thái.
Có lẽ vẫn còn quá sớm để chỉ ra những ảnh hưởng dài hạn của cuộc đảo chính. Nhưng có rất ít những bằng cứ lịch sử chỉ ra mối tương quan tích cực giữa quyền lực không có trách nhiệm giải trình với sự quản lí hiệu quả. Trong khi cộng đồng doanh nghiệp rõ ràng đã ủng hộ thẩm quyền đạo đức của cuộc đảo chính, thì sự lạc quan bước đầu này có thể bị đặt sai chỗ. Những phân tích dài hạn hơn và chừng mực hơn cho thấy một Thái Lan có thể thúc đẩy tăng trưởng trong thế kỷ 21 ít có khả năng xuất hiện dưới một chế độ quân sự so với dưới một thể chế đa nguyên.
Pavida Pananond là phó giáo sư ngành kinh doanh quốc tế tại Trường Kinh doanh Thammasat, Đại học Thammasat, Bangkok.
Bản gốc tiếng Anh: East Asia Forum
-

0 nhận xét:

Đăng nhận xét