Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014
[Fundamenta] Khái niệm phân tích cơ bản ?
20:56
Hoàng Phong Nhã
No comments
Bạn muốn trở thành một nhà phân tích cổ phiếu? Có lẽ
không, nhưng từ khi bạn đang đọc bài này, tôi cho rằng ít nhất bạn sẽ
muốn hiểu về cổ phiếu. Dù cho điều đó là khao khát cháy bỏng của bạn để
trở thành một nhà phân tích tại Wall Street hay bạn chỉ muốn thực hành
với danh mục của mình, bạn đã tìm đến đúng chỗ.
Phân tích cơ bản là nền tảng của hoạt động đầu tư. Trong thực tế, có
thể nói rằng bạn không thực sự đầu tư nếu bạn không thực hiện phân tích
cơ bản. Bởi vì chủ đề này rất rộng, tuy nhiên rất khó khăn để xác định
nên bắt đầu từ đâu. Có vô số các chiến lược đầu tư khác nhau, nhưng tất
cả hầu như đều sử dụng những nguyên tắc cơ bản.
Mục đích của bài này là để cung cấp một nền tảng hiểu biết về phân
tích cơ bản, chủ yếu hướng đến những nhà đầu tư mới. Bạn có thể không
phải là một “người gặt hái cổ phiếu xuất sắc”, nhưng bạn sẽ nắm được một
cách vững chắc ngôn ngữ và các khái niệm phân tích chứng khoán, và bạn
có thể áp dụng rộng hơn trong những lĩnh vực khác mà hoàn toàn không cảm
thấy bị rối.
Phần lớn nhất của phân tích cơ bản liên quan đến việc “đào” sâu vào các
báo cáo tài chính. Cũng được biết đến như là phân tích định lượng, điều
này liên quan đến việc xem xét doanh thu, chi phí, tài sản, nợ và tất
cả các khía cạnh tài chính khác của công ty. Những nhà phân tích cơ bản
nghiên cứu các thông tin này để có thể hiểu được năng lực trong tương
lai của công ty. Một phần hay của hướng dẫn này sẽ được dành cho việc
học về bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền
mặt và làm thế nào để tất cả chúng ăn khớp với nhau.
Nhưng có một điều hơn cả những con số khi phân tích một công ty. Đây là
nơi mà những phân tích định tính được sử dụng đối với tất cả tài sản vô
hình, các khía cạnh khó đo lường của công ty. Cuối cùng chúng tôi sẽ
tổng kết phần hướng dẫn với việc giới thiệu về định giá và những hướng
dẫn bổ sung mà bạn có thể quan tâm.
Bạn đã sẵn sàng chưa? Chúng ta sẽ đi sâu vào phần đầu tiên. Nó là gì?
PHÂN TÍCH CƠ BẢN LÀ GÌ?
Trong phần này chúng ta sẽ xem xét các vấn đề cốt yếu của phân tích cơ
bản, các yếu tố định lượng, định tính và giá trị nội tại.
Các khái niệm cơ bản
Khi nói về cổ phiếu, phân tích cơ bản là một kỹ thuật xác định giá trị
của chứng khoán bằng cách tập trung vào các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến
kinh doanh thực tế và triển vọng tương lai của công ty. Trên phạm vi
rộng hơn, bạn có thể thực hiện những nghiên cứu cơ bản về ngành hay nền
kinh tế. Thuật ngữ đề cập đến việc phân tích sức khỏe kinh tế của các
thực thể tài chính chứ không đơn giản chỉ là sự biến động của giá.
Phân tích cơ bản giúp trả lời các câu hỏi:
- Có phải thu nhập của công ty đang tăng lên?
- Có thực công ty đang tạo ra lợi nhuận?
- Vị thế của công ty có đủ mạnh để đánh bại các đối thủ trong tương lai?
- Công ty có khả năng trả nợ hay không?
- Có phải ban quản trị đang cố gắng gian lận sổ sách?
Dĩ nhiên, đây là những câu hỏi rất phức tạp, và có hàng trăm người khác
nghĩ về chúng. Tất cả chúng chung quy lại một câu hỏi: có phải cổ phiếu
của công ty là một sự lựa chọn đầu tư tốt? Hãy nghĩ về phân tích cơ bản
như là một công cụ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Lưu ý: thuật ngữ phân tích cơ bản được sử dụng thường xuyên nhất trong
xem xét cổ phiếu, nhưng bạn có thể thực hiện phân tích cơ bản trên bất
kỳ chứng khoán nào, từ trái phiếu đến các sản phẩm phái sinh. Miễn là
bạn nhìn vào các nguyên tắc kinh tế cơ bản, bạn đang thực hiện phân tích
cơ bản.
Các nguyên tắc cơ bản: định tính và định lượng
Có thể định nghĩa phân tích cơ bản như là “nghiên cứu các nguyên tắc cơ
bản”, nhưng điều đó không nói lên toàn bộ trừ khi bạn biết về các
nguyên tắc cơ bản. Như đã đề cập trong phần giới thiệu, vấn đề lớn trong
việc xác định các nguyên tắc cơ bản là nó có thể bao gồm mọi thứ liên
quan đến sức khỏe kinh tế của một công ty. Hiển nhiên nó bao gồm doanh
thu và lợi nhuận, nhưng các nguyên tắc cơ bản cũng bao gồm mọi thứ từ
thị phần của công đến chất lượng quản trị.
Các nhân tốt cơ bản khác nhau có thể được nhóm vào 2 loại: định lượng và định tính.
Dưới đây là từ điển MSN Encarta định nghĩa các thuật ngữ:
- Định lượng: có thể đo lường được hoặc phát biểu được bằng số.
- Định tính: liên quan đến hoặc dựa trên chất lượng hay đặc tính của một sự vật, thường như trái ngược với kích thước và số lượng.
Trong bối cảnh của chúng ta, các nguyên tắc định lượng cơ bản là số,
các đặc tính có thể đo lường trong kinh doanh. Dễ dàng thấy rằng nguồn
lớn nhất của dữ liệu định lượng là các báo cáo tài chính. Bạn có thể đo
lường doanh thu, lợi nhuận, tài sản và hơn thế nữa với độ chính xác
tuyệt vời.
Trở lại với các nguyên tắc cơ bản về định lượng, chúng là những yếu tố
ít hữu hình xung quanh một doanh nghiệp – những thứ như là chất lượng
thành viên hội đồng quản trị và những lãnh đạo chủ chốt, sự công nhận
thương hiệu, bằng sáng chế hay công nghệ độc quyền.
Định tính và định lượng
Không phải phân tích định tính, cũng không phải phân tích định lượng
vốn tốt hơn các phương pháp khác. Thay vào đó, nhiều nhà phân tích xem
xét các yếu tố định tính kết hợp với các yếu tố định lượng. Lấy ví dụ về
công ty Coca – Cola, khi nghiên cứu giá cổ phiếu của công ty này, một
nhà phân tích tài chính có thể nhìn vào mức chi trả cổ tức hàng năm của
công ty, EPS, P/E và nhiều yếu tố định lượng khác. Tuy nhiên, sẽ không
có phân tích nào được hoàn thành nếu bỏ qua yếu tố thương hiệu. Bất cứ
ai cũng có thể bắt đầu một công ty kinh doanh đường và nước, nhưng chỉ
một vài công ty trên thế giới được hàng tỷ người công nhận. Không dễ để
xác định chính xác giá trị của một thương hiệu Coca, nhưng bạn có thể
chắc chắn rằng đó là một thành phần cốt yếu xây dựng nên sự thành công
liên tục của công ty.
Khái niệm giá trị nội tại
Trước khi nghiên cứu xa hơn, chúng ta phải tìm hiểu về giá trị nội tại.
Một trong những giả định đầu tiên của phân tích cơ bản là giá cổ phiếu
trên thị trường không phản ánh đầy đủ giá trị “thực” của cổ phiếu đó.
Tại sao bạn phải phân tích giá cổ phiếu nếu thị trường luôn luôn đúng?
Trong thuật ngữ tài chính, giá trị thực này được biết đến như là giá trị
nội tại.
Lấy ví dụ, giả sử cổ phiếu của một công ty đang được giao dịch ở mức
giá 20$. Sau khi mở rộng nghiên cứu về công ty, bạn nhận ra rằng nó thật
sự có giá trị 25$. Nói cách khác, bạn xác định giá trị nội tại của
công ty là 25$. Điều này rõ ràng là phù hợp, bởi một nhà đầu tư muốn mua
cổ phiếu mà đang được giao dịch ở mức giá thấp hơn đáng kể so với giá
trị nội tại ước tính.
Điều này dẫn dắt chúng ta đi đến một trong các giả định lớn thứ hai của
phân tích cơ bản: trong dài hạn, thị trường cổ phiếu sẽ phản ánh những
nguyên tắc cơ bản. Không có chuyện mua một cổ phiếu dựa trên giá trị nội
tại nếu giá không phản ánh giá trị. Không ai xác định được “dài hạn”
thực sự là bao lâu. Nó có thể là nhiều ngày hoặc nhiều năm.
Đây là tất cả những gì về phân tích cơ bản. Bằng cách tập trung vào một
doanh nghiệp cụ thể, một nhà đầu tư có thể ước đoán giá trị nội tại của
công ty và do đó tìm kiếm các cơ hội, nơi mà anh ấy/ cô ấy có thể mua
cổ phiếu ở một mức giá chiết khấu. Nếu mọi việc suôn sẻ, việc đầu tư sẽ
cho thành quả theo thời gian khi thị trường gia tăng tiêu chuẩn của các
nguyên tắc cơ bản.
Những ẩn số lớn là:
1. Bạn không biết nếu ước tính của bạn về giá trị nội tại là chính xác, và
2. Bạn không biết bao lâu giá trị nội tại đó sẽ được phản ánh trên thị trường.
Những sự chỉ trích phân tích cơ bản
Những sự chỉ trích lớn nhất đối với phân tích cơ bản chủ yếu đến từ 2
nhóm: những người ủng hộ phân tích kỹ thuật và những tín đồ của “giả
thuyết thị trường hiệu quả”.
Phân tích kỹ thuật là một hình thức chủ yếu khác của phân tích chứng
khoán. Ở đây chúng ta sẽ không đi quá chi tiết vào chủ đề này.
Nói một cách đơn giản, những nhà phân tích kỹ thuật dựa vào sự dịch
chuyển của giá và khối lượng của chứng khoán trong các quyết định đầu
tư. Sử dụng đồ thị và một vài công cụ khác, họ giao dịch dựa trên động
lượng, không quan tâm đến các nguyên tắc cơ bản. Mặc dù có thể sử dụng
kết hợp cả 2 kỹ thuật, một trong những nguyên lý cơ bản của phân tích kỹ
thuật là thị trường phản ánh tất cả. Theo đó, tất cả những tin tức
liên quan đến công ty được phản ánh vào trong giá của cổ phiếu. và do đó
những sự chuyển dịch giá của cổ phiếu mang đến cái nhìn sâu sắc hơn các
yếu tố cơ bản của việc kinh doanh của chính công ty đó.
Những môn đồ của giả thuyết thị trường hiệu quả, tuy vậy thường bất
đồng với cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Giả thuyết thị
trường hiệu quả cho rằng về cơ bản không thể tạo ra lợi nhuận từ việc
chiến thắng thị trường trong dài hạn, kể cả phân tích kỹ thuật hay phân
tích cơ bản. Lý do căn bản cho luận điểm này là từ khi thị trường hiệu
quả định giá tất cả các cổ phiếu trên cơ sở đang phát triển, bất kỳ cơ
hội nào cho lợi nhuận vượt trội nhận được từ phân tích cơ bản (hay kỹ
thuật) sẽ gần như ngay lập tức bị cắt xén đi bởi những người tham gia
thị trường, làm cho nó không thể có đầy đủ ý nghĩa trong dài hạn.
Nguyễn Phi Hùng - FA Team
0 nhận xét:
Đăng nhận xét